Một số kết quả nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây sắn thời gian qua – đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây sắn cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ & Tây Nguyên trong thời gian tới

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500

triệu người trên thế giới. Sắn đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều

nước trên toàn thế giới; sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Năm 2005, toàn

thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi

bình quân 10,87 tấn/ ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006

ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81%

so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007).

pdf20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây sắn thời gian qua – đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây sắn cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ & Tây Nguyên trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
riển vọng là KM140, 
BKA900. Giống sắn NA1 trồng trên đất còn khá tốt tại tỉnh Quảng Ngãi đạt năng suất 
36,9 tấn/ha, tính ổn định năng suất cao, hàm lượng tinh bột bình quân sau 10,5 tháng 
trồng là 25,4%, tỷ lệ sắn lát khô/củ tươi là 37,8%, không phân cành, chịu hạn khá, nhiễm 
nhẹ với bệnh đốm nâu lá và rệp muội. 
(2) Trên vùng đất cát mật độ trồng thích hợp nhất là 12.000 hom/ha (khoảng cách hàng 
1m x 0,83 m) năng suất đạt 26,74 tấn/ha; ngoài ra có thể trồng ở mật độ 14.000 cây/ha 
(khoảng cách 1 m x 0,71 m) năng suất đạt 24,97 tấn/ha. Trên vùng đất đồi mật độ trồng 
thích hợp là 12.000 cây/ha (khoảng cách 1 m x 0,83 m) năng suất đạt 26,65 tấn/ha. 
(3) Bón phân thích hợp cho sắn trên vùng đất cát và đất đồi là 40 kg N + 40 kg P2O5 + 60 
kg K2O + 6 tấn phân chuồng hoai/ha (CT3), năng suất đạt 28,69 tấn/ha (đất cát) và 28,50 
tấn/ha (đất đồi). Ở những vùng không có phân chuồng hoặc vận chuyển khó khăn thì có 
thể bón 40 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha (CT4) và 
năng suất cũng đạt 26,75 – 26,97 tấn/ ha. Lãi ròng của CT3 là 28,848 tr.đ/ha (đất cát) và 
27,098 tr.đ/ha (đất đồi) và gấp 1,88 – 3,12 lần so với trồng quảng canh; tỷ suất lợi nhuận 
là 2,03 lần (đất cát) và 1,78 lần (đất đồi); và CT5 là 25,338 tr.đ/ha (đất cát) và 24,668 
tr.đ/ha gấp 1,71 – 2,74 lần so với đối chứng, tỷ suất lợi nhuận là 1,56 – 1,71 lần. 
(4) Trên vùng đất cát và đất đồi có công thức che phủ thích hợp cho sắn là CT5 (1 kg 
/cây) năng suất 27,69 tấn/ha và 25,09 tấn/ha và trên vùng đất cát có thể che phủ với khối 
lượng che phủ 0,75 kg/cây cũng cho năng suất cao (25,22 tấn/ha). Việc che phủ cho cây 
sắn trên vùng đất cát luôn có năng suất cao hơn vùng đất đồi. 
(5) Trồng sắn xen keo thích hợp là CT3 (Xen 2 hàng sắn với khoảng cách 0,8 x 1m) năng 
suất 14,20 tấn/ha (đất cát) và 14,35 tấn/ha (đất đồi); ngoài ra còn trồng xen 2 hàng sắn 
với khoảng cách 1 x 1 m (CT4) cũng cho năng suất cao và không ảnh hưởng đến cạnh 
tranh không gian dinh dưỡng giữa sắn và keo. Việc trồng sắn xen keo trên vùng đất đồi 
đều cho năng suất cao hơn vùng đất cát. Trồng sắn xen keo tại Quảng Ngãi, năng suất sắn 
bình quân của mô hình đạt 12,4 tấn/ha và hàm lượng tinh bột đạt bình quân là 25,1%. 
Trồng sắn trước trồng keo 45 ngày thì năng suất sắn tăng 6,9% so với trồng sắn, keo cùng 
thời điểm và sinh trưởng về chiều cao cây của cây keo không sai khác đáng kể. Mật độ 
vườn keo hợp lý để giúp cây sắn trồng xen sinh trưởng phát triển tốt là hàng cách hàng 
2,5m và cây cách cây 2,0m. 
(6) Trồng xen 4 hàng lạc giữa 2 hàng sắn sẽ cho năng suất lạc, sắn cao và hiệu quả kinh 
tế cao trên đất cát và đất đồi vùng DHNTB. Năng suất lạc đạt 17,27 tạ/ha (đất cát) và 
17,07 tạ/ha (đất đồi) và năng suất sắn đạt 24,59 tấn/ha (đất cát) và 24,16 tấn/ha (đất đồi). 
Lãi ròng là 41,347 tr.đ/ha (đất cát) và 39,293 tr.đ/ha (đất đồi) và gấp 1,71 lần so với trồng 
thuần; tỷ suất lợi nhuận là 1,26 lần (đất cát) và 1,37 lần (đất đồi). 
(7) Trồng xen 2 hàng đậu xanh giữa 2 hàng sắn (khoảng cách giữa 2 hàng đậu xanh là 40 
cm x 10 – 15 cm) sẽ cho năng suất đậu xanh, sắn cao và hiệu quả kinh tế cao trên đất cát 
và đất đồi. Năng suất đậu xanh đạt 9,90 tạ/ha (đất cát) và 9,97 tạ/ha (đất đồi) và năng suất 
sắn đạt 27,94 tấn/ha (đất cát) và 25,58 tấn/ha (đất đồi). Ngoài ra, còn có thể trồng xen 2 
hàng đậu xanh với khoảng cách 40 x 15 cm cũng cho năng suất đậu xanh và sắn cao 
 14 
(CT4). Lãi ròng là 39,730 tr.đ/ha (đất cát) và 35,330 tr.đ/ha (đất đồi) và gấp 1,90 – 2,01 
lần so với trồng thuần sắn; tỷ suất lợi nhuận là 1,11 – 1,54 lần. 
(8) Trồng xen 2 hàng đậu đen giữa 2 hàng sắn (khoảng cách giữa 2 hàng đậu đen là 40 
cm x 10 – 15 cm) sẽ cho năng suất đậu đen, sắn cao và hiệu quả kinh tế cao trên đất cát 
và đất đồi. Năng suất đậu đen đạt 11,47 tạ/ha (đất cát) và 9,52 tạ/ha (đất đồi) và năng suất 
sắn đạt 26,14 tấn/ha (đất cát) và 25,99 tấn/ha (đất đồi). Lãi ròng là 40,170 tr.đ/ha (đất cát) 
và 35,045 tr.đ/ha (đất đồi) và gấp 1,82 – 2,03 lần so với trồng thuần sắn; tỷ suất lợi nhuận 
là 1,53 - 1,83 lần. Ngoài ra, còn có thể trồng xen 2 hàng đậu đen với khoảng cách 40 x 15 
cm cũng cho năng suất đậu đen và sắn cao. 
(9) Mô hình trồng xen 4 hàng lạc giữa 2 hàng sắn đã cho năng suất lạc đạt 22,9 tạ/ha; 
năng suất sắn 27,9 tấn/ha; lãi ròng 64,198 triệu đồng/ ha, tỷ suất lợi nhuận là 2,12 lần. 
Mô hình trồng xen 2 hàng đậu đen (với khoảng cách 40 x 10 cm) vào giữa 2 hàng sắn cho 
năng suất đậu đen 10,8 tạ/ha; năng suất sắn 25,7 tấn/ha; lãi ròng là 38,020 triệu đồng/ ha, 
tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 1,72 lần. 
2.5.2. Đ nghị 
 - Đề nghị cho nhân rộng mô hình lạc xen sắn và đậu xanh/ đậu đen xen sắn trên 
đất cát và đất đồi vùng DHNTB và Tây Nguyên; 
 - Đề nghị công nhận giống sắn SM2075-18 cho vùng DHNTB và tiếp tục khảo 
nghiệm giống sắn triển vọng BKA900, KM140, KM98-7, SM937-26 để sớm công nhận 
giống cho vùng. 
 15 
3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY SẮN CHO 
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ & TÂY NGUYÊN TRONG THỜI GIAN 
TỚI 
3.1. Chọn tạo, tuyển chọn bộ giống sắn thích nghi với từng vùng sinh thái (đất cát, đất 
đồi, chịu hạn), giống năng suất cao, ổn định (35-50 tấn/ha), tỷ lệ tinh bột > 26%, giống 
trung và ngắn ngày (< 10 tháng, khoảng 8-9 tháng), để trồng rải vụ, giống chống chịu với 
sâu bệnh hại nhất là bệnh chổi rồng (Phytho plasma) đã nhiễm trên giống KM94. 
3.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác: 
 - Rải vụ; 
 - Thâm canh: bón phân (bồi dưỡng, bổ sung và trả lại dinh dưỡng); 
 - Luân canh: Sắn – Cây họ đậu; 
 - Xen canh: Lạc xen sắn (vùng đất cát có nước trồng vụ ĐX), Đậu xanh/ Đậu đen 
xen sắn (đất đồi, vụ Xuân, Hè mưa giông, mưa tiểu mãn); 
 - Che phủ bằng thân xác thực vật, trồng băng cây xanh, trồng theo đường đồng 
mức, làm đất tối thiểu ở vùng đất dốc nhằm hạn chế xói mòn rửa trôi; 
 - Trồng sắn hom đôi (2 gốc sắn/ hốc): năng suất tăng thêm 20-40%; 
- Đối với canh tác sắn trên đất dốc chú ý áp dụng qui trình canh tác trên đất dốc để 
bảo vệ đất, chống/ hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Canh tác sắn trên đất bằng quan tâm đến 
bồi dưỡng đất. Trồng sắn luân canh với cây họ đậu là biên pháp hữu hiệu trong canh tác 
sắn bền vững. 
3.3. Xây dựng chính sách phát triển bền vững cây sắn (Nhà máy chế biến dầu sinh học 
Bio Diezel Quảng Ngãi – Tổng Công ty Dầu khí; UBND tỉnh Bình Định đã ban hành 
chính sách): kỹ thuật, khuyến nông, bao tiêu sản phẩm, tài chính, 
 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Số liệu Thống kê năm 2011, www.mard.gov.vn 
2. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) 2010, Hội thảo chiến lược phát triển cây sắn. 
3. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) 2011, Hội nghị tổng kết sản xuất lúa năm 
2011 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ ĐX 2011-2012 các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên tại 
Phú Yên ngày 21/10/2011 
4. Hồ Huy Cường, 2012, Ứng dụng mô hình trồng sắn xen canh, thâm canh và luân canh 
tạo năng suất cao, đảm bảo môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định cho 
người nông dân ở tỉnh Quảng Ngãi, (Báo cáo khoa học), 69 trang. 
5. Trần Công Khanh (2009), Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và trong nước. 
6. Trịnh Thị Phương Loan (2007), Kết quả nghiên cứu chọn giống sắn và kỹ thuật canh 
tác sắn bền vững ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 
Việt Nam, số 3 (4) 2007. 
7. Đỗ Thị Ngoc, 2012, Nghiên cứu cơ cấu cây trồng thích hợp, góp phần nâng cao hiệu 
quả trên đơn vị đất canh tác, ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư đanh sinh sống 
xung quanh khu vực lòng hồ thủy điện IaLy và Plei Krong huyện Sa Thầy - Tỉnh Kon 
Tum, (Báo cáo khoa học), 69 trang. 
8. Nguyễn Thanh Phương (2008), Nghiên cứu phát triển một số mô hình canh tác tổng 
hợp hiệu quả và bền vững trên đất đồi gò vùng DHNTB, (Báo cáo khoa học). 
9. Nguyễn Thanh Phương (2008), Canh tác sắn bền vững trên đất dốc Bình Định, Báo 
Nông nghiệp, số 55 (2901) ngày 17/3/2008, trên Website: www.socialforestry.org.vn 
năm 2008; và Xen canh đậu xanh và sắn, Báo Nông nghiệp, số 63 (2909) 27/3/2008. 
10. Nguyễn Thanh Phương (2011), Kết quả nghiên cứu kỹ thuật xen cây đậu đỗ với sắn 
trên vùng đất cát tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt 
Nam (ISSN-1859-1558), số 4 (25) 2011, trang 97-102. 
11. Nguyễn Thanh Phương (2012), Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây mì 
theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng Duyên Hải Nam 
Trung bộ, Báo cáo tổng kết đề tài thuộc dự án KHCN Nông nghiệp vốn vay ADB, 121 
trang; 
12. Nguyễn Thanh Phương (2012), Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng 
cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững trong canh tác cây mì trên vùng đất cát 
ven biển tỉnh Bình Thuận, Báo cáo tổng kết đề tài, 98 trang; 
13. Hoàng Minh Tâm (2007), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ khai thác có 
hiệu quả vùng đất cát ven biển Duyên hải Nam Trung bộ, (Báo cáo khoa học). 
14. Hoàng Minh Tâm và ctv (2011), Kết quả nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý 
trên đất cát ven biển Duyên Hải Nam Trung bộ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông 
nghiệp Việt Nam (ISSN-1859-1558), số 4 (25) 2011, trang 92-96. 
15. Nguyễn Đình Tiến (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu góp phần 
nâng cao năng suất sắn ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, Luận án Thạc sĩ Nông nghiệp, Hà 
Nội, 2007. 
16. Trình Công Tư (2007), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn tại Đăk 
Lăk, Đăk Nông, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 4 (5) 2007. 
17. Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (2006), Xây dựng một số mô hình canh tác bền vữmg 
trên đất đồi gò vùng DHMT và Tây Nguyên, Báo cáo khoa học của Viện KHKT Nông 
nghiệp DHNTB, từ năm 2000 – 2006. 
 17 
 18 
 19 
Mô hình lạc xen sắn tại huyện Bắc Bình – Bình Thuận (năm 2011) 
TN Sắn xen keo trên đất cát năm 2009 - 2010 
 20 
lạc xen sắn trên đất dốc tại huyện Đắc Song – Đắc Nông 
đậu xanh xen sắn trên đất dốc tại huyện Vĩnh Thạnh - Bình Định, 2008 

File đính kèm:

  • pdfSan Dr Phuong new.pdf