Nâng cao chất lượng dạy – Học thực hành mô đun: lắp đặt mạng điện trong nhà

Cùng với Giáo Dục và Đào Tạo, khoa học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Ở trường THCS môn Công Nghệ 9 là một môn học mới, ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, khó cả về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò.

Nhiều giáo viên và học sinh còn coi môn này như là một môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu, đầu tư cho các giờ dạy lí thuyết và đặc biệt là các giờ thực hành.

Môn công nghệ 9 được thiết kế theo mô đun nghề nên thời lượng thực hành khá cao, môn học mang tính thực tế, rất thiết thực cho viêc chọn nghề, hướng nghiệp cho học sinh THCS.

Là một giáo viên được đào tạo theo chuyên ngành công nghệ sau một thời gian công tác tại trường THCS Phan Đình Phùng, được phân công trực tiếp giảng dạy môn Công Nghệ 9.

Bản thân tôi luôn trăn trở với việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng môn học, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống tương lai của học sinh. Nên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp mới trong việc dạy thực hành Công Nghệ 9 để đạt hiệu quả cao nhất, và đó cũng chính là lí do mà tôi làm chuyên đề “Nâng cao hiệu quả giảng dạy thực hành Mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà” SGK Công Nghệ 9.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng dạy – Học thực hành mô đun: lắp đặt mạng điện trong nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
các điều kiện mà học sinh phải chuẩn bị cho giờ thực hành như giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh: kiểm tra thông qua ban cán sự lớp.- Bài thực hành chỉ thực hiện thành công khi học sinh đã được chuẩn bị đầy đủ kiến thức liên quan, những điều cần thiết và học sinh ở tâm thế sẵn sàng hoạt động. Do vậy trước khi dạy học thực hành GV nêu một số câu hỏi để kiểm tra lại những kiến thức cần thiết có liên quan đến bài thực hành, không để tình trạng học sinh bước vào thực hành mà chưa nắm kiến thức cần thiết .+Trình bày quy trình công nghệ tiến hành công việc:Điều quan trọng nhất trong dạy thực hành giới thiệu cho học sinh biết quy trình để tiến hành công việc, Biết được quy trình một cách rõ ràng từ đầu, học sinh sẽ chủ động trong học tập, không bị giáo viên dẫn dắt một cách thụ động trong từng bước cộng việc, nhờ vậy sẽ kích thích được sự hứng thú và tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập.+ Thao tác làm mẫu :Kỹ năng thực hành của học sinh được hình thành qua các bước: Quan sát bắt chước làm theo. Làm được nhung có sai sót. Làm được chính xác (đã có kỹ năng). Làm được một cách thành thục (đã có kỹ xảo). Làm một cách có biến hóa (có sáng tạo). Do vậy để hình thành kỹ năng trước hết học sinh phải quan sát được thao tác mẫu của GV để “bắt chước” làm theo.Thao tác mẫu của GV vô cùng quan trọng trong dạy thực hành, GV phải thao tác mẫu theo đúng quy trình, chuẩn xác.Trong quá trình thao tác, GV phải chú ý cho học sinh hiểu rõ cái gì đang diễn ra theo các bước và những lưu ý với các thao tác khó+ Trong quá trình thao tác mẫu GV:- Nói cho học sinh biết cái gì sẽ đươc thao tác mẫu.- Thao tác mẫu đúng quy trình.- Nhấn mạnh các điểm cốt yếu và kiểm tra an toàn lao động.- Chọn vị trí đứng làm thao tác mẫu thích hợp.- Dùng hình ảnh để chỉ các bước phức tạp.* Hướng dẫn thường xuyên* Hướng dẫn thường xuyên- Giáo viên giám sát học sinh thực hành lắp đặt mạch điện thực tế dựa vào sơ đồ lắp đặt.- Trong quá trình thực hành GV thường xuyên theo dõi, chỉ dẫn và uốn nắn kịp thời các sai sót của HS.- Những thao tác mà HS vi phạm thì GV cho HS tạm ngừng công việc để giải thích và hướng dẫn lại cho HS- GV thường xuyên theo dõi và nhắc nhở HS thực hiện an toàn lao động cũng như an toàn điện. * Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài học + GV tổ chức cho HS đánh giá theo các tiêu chí: - Kỉ năng thực hành. - Vận hành mạch điện. - Thời gian hoàn thành. - Quy trình thực hành. - Thái độ học tập và an toàn lao động.+ Giáo viên kiểm tra lại một lần nữa và cho vận hành mạch điện. Khi vận hành thử mạch điện vì một lí do nào đó mạch điện không sáng, giáo viên yêu cầu học sinh dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra đo nguồn, kiểm tra thông mạch, đồng thời đưa ra các nguyên nhân hư hỏng, do cầu chì, đui đèn, không tiếp xúc công tắc. * Sau đây là một ví dụ cụ thể.Bài 10: Thực hành: Lắp đặt mạch điên hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn(Tiết 2)I. Mục tiêu:1. Kiến thức:- Giải thích được nguyên lí làm việc của mạch điện (hai công tắc ba cực điều khiển một đèn).- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện (hai công tắc ba cực điều khiển một đèn)- Lắp đặt được mạch điện ( hai công tắc ba cực điều khiển một đèn) đúng yêu cầu và đảm bảo an toàn.- Biết điều chỉnh trong quá trình thực hiện.2. Kỹ năng Quan sát tìm hiểu mối quan hệ giữa các phần tử trong mạch điện và phân tích. Biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Kĩ năng thực hiện đúng quy trình lắp đặt mạch điện.3. Thái độ.- Say mê, hứng thú, ham thích môn học.II. Chuẩn bị.Giáo viên:- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan, thước kẻ, bút chì- Vật liệu và thiết bị: Bóng đèn sợi đốt, công tắc ba cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng keo cách điện và giấy ráp.2. Học sinh Sách giáo khoa, vở ghi,chuẩn bị một số dụng cụ, vật liệu và thiết bị như giáo viên.III. Phương pháp. Phương pháp trực quan.- Hoạt động nhóm.IV. Tổ chức giờ học.Hoạt động 1: Khởi động. (6 phút)* Mục tiêu:HS tái hiện các bước lắp đặt mạch điện (hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn)Cách tiến hành Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh ? Nêu quy trình lắp đặt mạch điện(hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn).HS: Trả lờiGV: Nhận xét – kết luậnLắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn gồm 5 bướcBước 1: Vạch dấuBước 2: Khoan lỗBước 3: Lắp TBĐ của BĐBước 4: Nối dây mạch điệnBước 5: Kiểm taHoạt động 2: Tìm hiểu lắp đặt mạch điện. (28 phút)* Mục tiêu:- Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn- Sử dụng đúng dụng cụ cho các công đoạn.- Biết điều chỉnh trong quá trình thực hiện.* Đồ dùng:- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít , bút thử điện, khoan, thước kẻ, bút chì- Vật liệu và thiết bị: Bóng đèn sợi đốt, công tắc ba cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng keo cách điện và giấy ráp.Cách tiến hành Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh GV: - Y/c học sinh thực hiện theo nhóm - Quan sát học sinh thực hành - Kịp thời nhắc nhở và uốn nắn những hs thực hiện sai quy trình - Nhắc nhở về an toàn lao động và an toàn điệnHS: - Thực hành theo nhóm - Nhóm trưởng điều hành - Thư kí ghi cách làm - Chỉnh sửa sai sót dưới sự hướng dẫn của giáo viênHoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc. (4 phút) Mục tiêu: HS tự đánh giá sản phẩm thực hành của mình theo mục tiêu bài học.Cách tiến hành Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh GV: - Y/c các nhóm xem lại sản phẩm của mình và nộp - Thu dọn dụng cụ, vật liệu và thiết bị - Dọn vệ sinh vị trí thực hànhHS: - Các nhóm mang sản phẩm lên nộp cho giáo viên - Thu dọn dụng cụ, vật liệu và thiết bị - Vệ sinh vị trí thực hànhHoạt động 4: Tổng kết và hướng dẫn về nhà. (5 phút)1. Tổng kết:-GV cho hs kiểm tra chéo giữa các nhóm theo các tiêu chí đã đề ra. - GV kiểm tra lại sản phẩm các nhóm, nhận xét, đánh giá và cho vận hành thử nếu mạch điện đấu đúng.2. Hướng dẫn về nhà:Hs về nhà chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành cho tiết sau.3. Kết quả thực hiện.Sau khi áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy tại trường THCS Phan Đình Phùng giữa kì 2 năm học 2013- 2014 kết quả khảo sát được như sau:LớpSLGiỏiKháTrung bìnhYếu SL%SL%SL%SL%9A421842.92252.424.700Mức chênh lệch trước và sau khi áp dụng phương pháp mới trong giảng dạyLoạiLớp 9AGiỏiTăng 28.6% KháTăng 28.6% Trung bìnhGiảm 52.4% YếuGiảm 4.8%Thông qua phiếu thăm dò tâm tư nguyện vọng của học sinh thì kết quả hơn 40/42 học sinh trả lời là hứng thú khi học môn Công Nghệ 9, và các em rất nhiệt tình trong khâu chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật liệu thực hành.VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆMThực tế trong học kì I và nửa đầu hoc kì II để đạt được kết quả như vậy thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị thật kĩ trước khi tiến hành cho học sinh tổ chức thực hành. Nếu cần thì thiết thì giáo viên phải thao tác nhiều lần để nâng cao kĩ năng làm việc cũng như phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng hoặc mạch điện không vận hành có thể xảy ra. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành phải quán xuyến được học sinh, phải đảm bảo các điều kiện an toàn lao động và an toàn điện cho học sinh. Đặc biệt là khâu vận hành thử mạch điện giáo viên phải hết sức cẩn thận và kiểm tra kĩ lưỡng.Trong quá trình giảng dạy trực tiếp, trước khi cho học sinh thực hành bao giờ tôi cũng làm thử trước, bố trí trước nơi làm việc cho học sinh. Đặc biệt là kiểm tra thật kĩ phần chuẩn bị của học sinh. Khi sản phẩm hoàn thành thì giáo viên phải trực tiếp kiểm tra và vận hành thử.Sau mỗi bài thực hành thì giáo viên phải nhận xét, cho điểm và rút kinh nghiệm ngay, động viên , khen thưởng nhóm học sinh làm việc đat kết quả cao.Phần III. Kết luận, đánh giá1. Đánh giá:Trong quá trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài mà kĩ năng còn được nâng cao hơn và yêu thích môn học hơn rất nhiều.Tuy nhiên vẫn còn một vài em chưa bắt tay vào thực hành nên không biết lắp đặt mạch điện. Khi hỏi về nghề nghiệp tương lai có một số em mạnh dạn nói sẽ theo nghề điện dân dụng.Không chỉ các em chỉ hoàn thành các sản phẩm ngay tại trường, mà các em còn có thể lắp đặt được rất nhiều mạch điện đơn giản trong gia đình mình.	2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:Môn Công Nghệ 9 nhìn chung là một môn học có phần khô khan, tỉ lệ thực hành khá cao, lại là môn học đòi hỏi người dạy phải trang bị rất nhiều kĩ năng khác nhau từ kĩ năng sử dụng khoan, kĩ năng sử dụng các loại dụng cụ điện, đến kĩ năng sử dụng các loại kìm, khoan, tua vít ...Chính vì như vậy nên giáo viên giảng dạy là giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành. Mặt khác đặc thù của bộ môn đòi hỏi khá nhiều về điều kiện cơ sở vật chất từ phòng thực hành đến các dụng cụ, thiết bị, vật liệu điện. Do đó nhà trường cần có sự đầu tư, bổ sung các vật liệu và thiết bị thực hành thường xuyên, bố trí cho giáo viên có một ngăn tủ đựng dụng cụ, vật liệu thiết bị thực hành để tiện cho việc quản lí và sử dụng.Hiện nay theo phân phối trương trình 1 tiết/ tuần nên việc bố trí thời khoá biểu cần phải tính toán phù hợp hơn bởi thời lượng thực hành đảm bảo thì chất lượng thực hành mới cao. Có thể bố trí 1 tuần 2 tiết và kết thúc trong một học kì hoặc bố trí cho giáo viên dạy đổi tiết với các chuyên môn khác để giáo viên có thể dạy hai tiết thực hành liền nhau trong một tuần để đảm bảo chất lượng cho bài thực hành. Trên đây tôi đã trình bày tất cả điều mà mình đã và đang làm, đồng thời cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Rất mong sự quan tâm của đồng nghiệp với bài viết này. Tôi xin lĩnh hội các đóng góp xây dựng. EaO, ngày 26 tháng 3 năm 2014 NGƯỜI VIẾT Trần Thế NhuXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!CHÚC CÁC THẦY, CÔ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC 

File đính kèm:

  • pptnang cao chat luong day thuc hanh cn 9.ppt
Bài giảng liên quan