Nghề PR – quan hệ công chúng
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
•Chuyên viên PR làm việc trong bộ phận PR, tuyên truyền, quảng cáo hoặc thông tin báo chí của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các Bộ, ban ngành v.v.
•Ngoài ra, họ cũng có thể làm việc cho các công ty truyền thông, PR, quảng cáo. Dù du nhập vào Việt Nam nhưng nghề nghiệp này đang phát triển rất mạnh nên cơ hội làm việc của chuyên viên PR rất phong phú.
NGHỀ PR – QUAN HỆ CÔNG CHÚNGĐiều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệpChuyên viên PR làm việc trong bộ phận PR, tuyên truyền, quảng cáo hoặc thông tin báo chí của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các Bộ, ban ngành v.v... Ngoài ra, họ cũng có thể làm việc cho các công ty truyền thông, PR, quảng cáo... Dù du nhập vào Việt Nam nhưng nghề nghiệp này đang phát triển rất mạnh nên cơ hội làm việc của chuyên viên PR rất phong phú. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Khả năng giao tiếp (gồm cả nói và viết) - Biết cách tạo sự tin cậy - óc quan sat và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao - Khéo léo, nhanh nhẹn, nhạy bén trong mọi tình huống - Có năng lực tổ chức - Vốn ngoại ngữ và tin học tốt. - Biết chăm chút cho vẻ bên ngoài của mình - Có khả năng chịu được áp lực của công việc Một số địa chỉ đào tạo PR đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, xã hội học, báo chí... Bạn có thể đến với PR từ nhiều lĩnh vực học khác nhau mà không nhất thiết phải có ngay một tấm bằng về PR. Tuy nhiên, nếu tốt nghiệp các ngành như báo chí, tâm lý học, xã hội học, quản trị kinh doanh, marketing, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi là ứng viên cho vị trí PR. PR hiện được đào tạo tại: Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngoài ra một số đơn vị đào tạo và các công ty chuyên về quảng cáo cũng mở một số lớp PR ngắn hạn.
File đính kèm:
- Nghe PRQuan he cong chung.ppt