Nghệ thuật lãnh đạo

Nghệ thuật lãnh đạo có thể được định nghĩa theo nhiều cách. Hầu hết các định nghĩa đều tập trung vào vai trò của người lãnh đạo trong việc "truyền cảm hứng" đến cho người khác để đạt được những kết quả nổi bật.

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nhận rằng những điều tốt là có thể. Một khi những ảnh hưởng tích cực này bắt đầu, những người khác trong nhóm sẽ bị kích thích phải hành động, và một loạt sự nhiệt tình sẽ được tạo ra nhanh chóng. Theo nghĩa này lãnh đạo cung cấp hy vọng và ý nghĩa cho nhân viên, nhân viên bắt đầu tin rằng các mục tiêu tương lai của riêng họ có thể được thực hiện thông qua các mục tiêu của tổ chức. 
Đến đây, lãnh đạo đã được định nghĩa theo hai khía cạnh quan trọng: một viễn cảnh về mục tiêu của công ty và sự tiếp thêm nghị lực cho mọi người để đạt được mục tiêu đó. Có thể hiểu sâu hơn bằng cách so sánh lãnh đạo và quản lý như sau: 
Nhà lãnh đạo nhấn mạnh các mối quan hệ với người khác, các giá trị và cam kết – các khía cạnh tinh thần và cảm xúc của tổ chức. 
Nhà quản lý nhấn mạnh đến tổ chức, hợp tác và quản lý các nguồn lực (ví dụ: nhà máy, thiết bị, con người).
Nhà lãnh đạo tạo ra và diễn đạt rõ ràng về viễn cảnh tổ chức có thể đạt được gì trong dài hạn.
Nhà quản lý tập trung vào việc đạt các mục tiêu và mục đích ngắn hạn.        
Nhà lãnh đạo đưa tổ chức đi theo các hướng mới – không thỏa mãn với việc duy trì nguyên trạng.
Nhà quản lý tập trung vào việc tối đa hóa kết quả từ những chức năng và hệ thống sẵn có. 
Nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên để họ có thể tự mình hành động đạt mục tiêu. 
Nhà quản lý khăng khăng rằng mọi người phải trao đổi với ông ta về từng chi tiết trước khi hành động. 
Nhà lãnh đạo thích thử thách và tạo ra thay đổi.
Nhà quản lý sợ sự không chắc chắn và hành động thận trọng.
Nhà lãnh đạo tạo ra cảm nhận về ý nghĩa công việc – giá trị và sự quan trọng của nó. 
Nhà quản lý cố gắng đạt được sự nhất trí và các bản hợp đồng trong công việc. 
Nhà lãnh đạo thường xuyên suy nghĩ một cách chiến lược.
Nhà quản lý ít khi suy nghĩ theo chiến lược.
Nhà lãnh đạo có niềm đam mê vô tận để liên tục phát triển bản thân – sẵn sàng học hỏi.
Nhà quản lý không đẩy họ vào hoàn cảnh phải học thêm những thứ mới. 
Nghệ thuật lãnh đạo (phần 3) 
Mọi tổ chức đều cần cả nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Cần có nhà lãnh đạo để soi sáng con đường tới tương lai và để truyền cảm hứng cho người khác đạt tới sự hoàn hảo. Cần có nhà quản lý để đảm bảo cho các hoạt động hàng ngày và quan tâm, bảo vệ tài sản của công ty, cả nguồn nhân lực lẫn vật lực.  
Hiển nhiên, một người hoàn toàn có thể có cả hai kĩ năng lãnh đạo và quản lý. Tuy nhiên, các giám đốc thường thiên về một kĩ năng, chứ không phải là cả hai. 
Theo Harold Geneen, người lãnh đạo Công ty Điện thoại và Điện báo Quốc tế (International Telephone and Telegraph Company) trong 17 năm : "Lãnh đạo là nhân tố quan trọng nhất trong việc quản lý kinh doanh. 80 - 90% thành công của tổ chức phụ thuộc vào việc nhà lãnh đạo truyền cảm hứng để nhân viên của anh ta vượt lên". 
Động lực cơ bản để trở thành nhà lãnh đạo là sự hài lòng từ bên trong để sáng tạo và nuôi dưỡng khả năng trong một nhóm hay một tổ chức. Mức độ thành đạt trong công việc không phải là điều quan trọng nhất. Hơn thế, nó là sự sáng tạo ra một điều gì đó có giá trị trên thế giới này. 
Nó có thể nhỏ bé như việc làm một cố vấn cho một nhà quản lý trẻ đầy hứa hẹn hay lớn như việc giúp đỡ thành công một công ty thua lỗ. Mặt khác, khi những đòi hỏi về sự giàu sang, địa vị hay sự tôn trọng của người khác thay thế cho động lực thỏa mãn từ bên trong, thất bại tiếp theo của nhà lãnh đạo là không thể tránh khỏi. 
Là nhà lãnh đạo, bạn sẽ có được niềm tin và khả năng đặc biệt để tạo ra sự vượt trội trong tổ chức của bạn và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Thành công trong vai trò kép này sẽ không đến dễ dàng và đòi hỏi sự đầu tư đáng kể thời gian và công sức. 
Trở thành nhà lãnh đạo cũng có những lợi thế về các mặt: sự công nhận, uy tín và địa vị. Những lợi ích khác như được trả lương cao và hưởng các đặc quyền cũng rất quan trọng. Có lẽ phần thưởng lớn nhất là cảm giác về giá trị bản thân, đến từ khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các sự kiện của doanh nghiệp, mang lại giá trị cho cuộc sống của những người khác. Cùng với quyền lực này sẽ là trách nhiệm đối với những người đi theo mình và trách nhiệm để đạt được các mục đích của tổ chức. 
Hầu như tất cả mọi người đều sử dụng nhiều hơn nửa giờ làm việc của họ dưới sự ảnh hưởng và chỉ đạo của lãnh đạo. Với nhiều người, làm việc là ý nghĩa cơ bản của cuộc sống. Một cơ hội tốt biết bao cho các nhà lãnh đạo để có được ảnh hưởng tích cực trên thế giới này!
Lãnh đạo người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thử thách nhất định sẽ đi cùng với các lợi ích. Đầu tiên, có sự căng thẳng thường xuyên khi phải tạo ra các kết quả và phải luôn cố gắng hết mình. Bạn không thể cho phép mình thất vọng hay nghỉ ngơi.
Trước khi trở thành nhà lãnh đạo, khi bạn còn là một thành viên của nhóm, bạn có nhiều bảo đảm hơn. Khi nhóm không làm việc tốt, nó không hoàn toàn là lỗi của bạn – bạn chịu sự trách phạt cùng với những người khác. Khi là lãnh đạo, bạn không thể trốn sau đám đông được. Bạn chịu trách nhiệm trực tiếp và phải giải thích cho những kết quả của nhân viên. 
Thứ hai, nhà lãnh đạo phải mất nhiều thời gian kể cả khi công việc đã kết thúc. Những ngày làm việc đến mười một, mười hai giờ là bình thường bên cạnh việc lúc nào cũng phải sẵn sàng sau khoảng thời gian làm việc hàng ngày. 
Cuối cùng, trở thành nhà lãnh đạo có nghĩa là bạn không còn là một trong những "tên trong hội" và không thể duy trì những mối quan hệ như cũ. Khi ở  vị trí phải chịu trách nhiệm, có thể bạn phải ra những quyết định không được nhiều người tán thành. Bạn đối mặt với nguy cơ bị bạn bè cũ tẩy chay, thường xuyên bị phê bình và bị nói xấu sau lưng. 
Một mình ở trên cao! Nếu điều này làm phiền bạn, lãnh đạo mọi người có thể không phải "món hợp khẩu vị" của bạn. 
Fred A. Manske Jr.
 Leadershipdevelopment
(Long Hoàng dịch)
Nghệ thuật lãnh đạo
Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, có nỗ lực quyết tâm, có tích luỹ kinh nghiệm, biết không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình.
Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng leadership của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban, sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.
Các nguyên tắc năng lực lãnh đạo:
Để có khả năng thể hiện, hiểu biết và thực hiện năng lực lãnh đạo (leadership), bạn hãy tuân thủ 11 nguyên tắc lãnh đạo sau: 
1/ Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình. Để hiểu chính mình, bạn phải hiểu rõ các đặc tính của bản thân: bạn là ai, bạn biết những gì và bạn đang làm gì. Còn việc nỗ lực tự hoàn thiện mình đồng nghĩa với việc không ngừng phát huy các đặc tính đó. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác. 
2/ Hãy là một người giỏi chuyên môn: Với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn phải biết rõ về công việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các công việc của nhân viên dưới quyền. 
3/ Tìm kiếm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn: Hãy tìm kiếm các cách để dẫn dắt công ty vươn tới những tầm cao mới. Và khi gặp rắc rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn - không bao giờ được đổ lỗi cho người khác. Hãy phân tích tình huống, thực hiện những biện pháp chấn chỉnh, và tiếp tục bước tới để đương đầu với những thách thức tiếp theo. 
4/ Hãy đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời: Bạn hãy sử dụng các kỹ năng và công cụ tốt để giải quyết vấn đề, ra quyết định và lên kế hoạch. 
5/ Hãy gương mẫu: Bạn phải là một tấm gương điển hình trong con mắt các nhân viên. Họ không chỉ nghe mà sẽ còn nhìn vào những gì họ mong đợi. Khi đó, hình ảnh của nhà lãnh đạo là rất quan trọng. Việc này thực sự không quá khó, nó chỉ đòi hỏi ở bạn một suy nghĩ cẩn trọng trong công việc. 
6/ Phải thấu hiểu nhân viên và tìm cách chăm lo cho phúc lợi của họ: Người lãnh đạo giỏi cần thấu hiểu bản chất con người và tầm quan trọng của việc chân thành quan tâm đến nhân viên của mình. 
7/ Hãy tuyền tải thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn: Bạn phải biết cách giao tiếp và hỗ trợ nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Việc giao tiếp này không chỉ đơn thuần giữa nhân viên với người phụ trách mà còn giữa nhân viên với các nhà quản lý cấp cao hơn hay với những nhân vật chủ chốt khác trong công ty. 
8/ Phát triển ý thức tinh thần trách nhiệm của các nhân viên: Điều này giúp phát triển các tính cách tốt của nhân viên và sẽ giúp họ gánh vác tốt hơn trách nhiệm trong công việc của mình. 
9/ Đảm bảo rằng các nhiệm vụ khi giao phó đã được hiểu, được giám sát và được hoàn thành: Giao tiếp là yếu tố then chốt để thực thi trách nhiệm này. 
10/ Tạo ra một tập thể gắn kết thực thụ: Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo tìm cách gọi công ty, các bộ phận, phòng ban,  của mình là những tập thể đoàn kết, nhưng thực ra đó vẫn chưa phải là một đội ngũ tập thể thực thụ, mà chỉ đơn thuần là một nhóm người làm chung một công việc mà thôi. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách tạo ra một tập thể thực thụ. 
11/ Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty bạn: Bằng việc đẩy mạnh tinh thần tập thể, bạn sẽ có thể tận dụng toàn bộ năng lực của công ty, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên.
--------------------------

File đính kèm:

  • doc2.doc