Nhận biết, lắp đặt và sử dụng thiết bị dạy học cho một số bài thực hành về động vật

 Ngoài thí nghiệm I trong bài 16 SGK Sinh học cơ bản và thí nghiệm 1-2 trong bài 27 SGK Sinh học nâng cao

được tiến hành nhằm củng cố các kiến thức về enzim đã học trước đó và rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS, chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo “phương án kết hợp”khi dạy bài 22 trong SGK nâng cao và đi theo con đường nghiên cứu.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận biết, lắp đặt và sử dụng thiết bị dạy học cho một số bài thực hành về động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phần: Nhận biết, lắp đặt và sử dụng thiết bị dạy học cho một số bài thực hành về động vật1. Tìm hiểu vai trò, điều kiện hoạt động của enzim có trong nước bọt (amilaza)2. Tìm hiểu hoạt động của hệ tim mạch3. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống4. Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tuỷThí nghiệm về vai trò, điều kiện hoạt động của enzim có trong nước bọt (amilaza) Ngoài thí nghiệm I trong bài 16 SGK Sinh học cơ bản và thí nghiệm 1-2 trong bài 27 SGK Sinh học nâng caođược tiến hành nhằm củng cố các kiến thức về enzim đã học trước đó và rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS, chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo “phương án kết hợp”khi dạy bài 22 trong SGK nâng cao và đi theo con đường nghiên cứu.1.1 Mục đích của thí nghiệm- Tìm hiểu vai trò, điều kiện hoạt động của Enzim có trong nước bọt (amilaza)1.2. Phương tiện cần chuẩn bị- Hồ tinh bột 1% Dung dịch Iốt 1% Dung dịch HCl 3% Dung dịch Glucôzơ 1%Thuốc thử Strông me (gồm d2 NaOH 10% pha với d2 CuSO4 2% theo tỉ lệ 1:1 ). Giấy quỳ Đèn cồn, giá đun, kẹp Chuẩn bị nước bọt pha loãng và đã lọc. 6 ống nghiệm và giá ống nghiệm (có đánh số). Phễu nhỏ có bông hay giấy lọc. Cốc 250ml-500ml, cốc nhỏ, ống đong chia độ 10ml- Đũa thuỷ tinh, nhiệt kế1.3 Thao tác tiến hành: (Theo con đường nghiên cứu) a. Cách phát hiện kết quả thí nghiệm. Để giúp cho việc xác định kết quả của thí nghiệm về vai trò của enzim sau này, từ đó có thể rút ra kết luận, ta dùng phản ứng màu bằng thuốc thử đặc trưng: - Đối với tinh bột là iốt (sẽ cho màu xanh tím). - Đối với glucôzơ là Strong me (khi đun sôi sẽ cho màu đỏ gạch hay đỏ cam. Dùng 2 ống nghiệm 1, 2 để tiến hành thử nghiệm phản ứng màu làm mẫu khi so sánh với các kết quả của thí nghiệm sẽ tiến hành sau này.- Trong ống 1: có chứa 2ml hồ tinh bột 1%, có nhỏ vài giọt iốt sẽ thấy xuất hiện màu xanh tím.- Trong ống 2: có chứa 2ml glucôzơ 1%, có nhỏ vài giọt d2Strong me rồi đun sôi, sẽ xuất hiện màu đỏ cam (hay đỏ gạch). Như vậy là trong các ống nghiệm có chứa hồ tinh bột, sau thí nghiệm nếu đem thử với iốt, ống nào có màu xanh chứng tỏ trong đó vẫn còn hồ tinh bột, nếu nhỏ iôt mà không thấy xuất hiện màu xanh tím chứng tỏ tinh bột đã bị biến đổi thành chất khác. Vậy chất đó là chất gì? Nếu thử nhỏ vài giọt Strong me và đun sôi lên, thấy xuất hiện màu đỏ cam hay đỏ gạch thì chứng tỏ tinh bột đã chuyển thành đườngb. Hướng HS suy ngĩ và đặt thí nghiệm. Thường trong các tài liệu hướng dẫn thực hành không tạo điều kiện để HS suy nghĩ xem phải đặt những thí nghiệm nào? Và vì sao phải đặt các thí nghiệm đó? Phải để cho các em trao đổi dựa trên mục đích của thí nghiệm để dự kiến một kế hoạch tiến hành để đi tới kết luận mà mục tiêu đã đề ra sau đó mới lần lượt thực hiện các thí nghiệm theo kế hoạch đã định. Theo hướng đó, trong bài này sau khi đã tiến hành các thí nghiệm để đối chứng nhằm phát hiện kết quả của thí nghiệm. Trước hết, cần thử phản ứng của nước bọt là môi trường hoạt động của enzim xem có tính kiềm hay axit? nghĩa là xem enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường kiềm hay môi trường axit? Có thể thử bằng giấy quỳ. Kết quả cho biết nước bọt có phản ứng kiềm nhẹ. Bây giờ muốn xác định rõ vai trò của enzim tiêu hoá và những điều kiện cần thiết để enzim có thể hoạt động cần đặt những thí nghiệm nào? Trong đầu, bắt đầu xuất hiện những dự kiến về những thí nghiệm sẽ phải thiết kế từ vấn đề nảy sinh. - Để xác định vai trò của enzim tiêu hoá trong sự biến đổi thức ăn như thế nào ta hãy thử xem nếu không có enzim, nghĩa là không có nước bọt hoặc là cho nước bọt đã đun sôi để phân huỷ enzim (vì bản chất của enzim là protein, dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao) thì tinh bột có thể bị phân giải thành đường không? Đồng thời so sánh với trường hợpcó enzim xem sự biến đổi diễn ra như thế nào? - Mặt khác, nước bọt có phản ứng kiềm nghĩa là enzim trong nước bọt hoạt động trong môi trường kiềm. Nhưng có nhất thiết là enzim này (amilaza) chỉ hoạt động trong môi trường kiềm hay không? Nếu là môi trường axit thì kết quả sẽ ra sao? Từ những suy nghĩ trên cho thấy cần đặt ra ít nhất với các ống nghiệm được đánh số 3, 4, 5, 6. Thí nghiệm được bố trí như sau:Cả 4 ống đều đựng 2ml hồ tinh bột và lần lượt thêm vào:ống 3: +2ml nước bọt đã pha loãng và lọc.ống 4: +2ml nước cất.ống 5: +2ml nước bọt pha loãng đun sôi.ống 6: +2ml nước bọt đã pha loãng cho thêm HCl 3% để trung hoà tính kiềm và chuyển sang axit (làm đỏ giấy quỳ). Vì tất cả các phản ứng bình thường xảy ra ở nhiệt độ của cơ thể nên các ống sau khi đã chuẩn bị như trên đem lắc đều và đặt trong cốc nước ấm 370 trong khoảng 10 phút. Sau đó quan sát và nhận xét, so sánh về độ đục trong giữa các ống. Thử phán đoán xem tinh bột trong ống nào được biến đổi? ống nào không hoặc chưa được biến đổi?Tiếp đó, kiểm tra các phán đoán đó đúng hay sai bằng thử phản ứng màu.Chú ý: ống nào thử iôt không thấy có màu xanh tức là không còn tinh bột, đem tiếp tục thử phản ứng màu với Strong me. Từ tất cả các kết quả của thí nghiệm rút ra kết luậnVề vai trò và điều kiện hoạt động của enzim.///

File đính kèm:

  • pptthi nghiem.ppt