Những bài văn mẫu tham khảo - Lớp 12

ĐỀ RA: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU

 Xuất xứ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Geneve được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Hồ Chủ tịch và Chính phủ kháng chiến trở về thủ đô Hà Nội tháng 10/1954. Nhân dịp này Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”.

 Một vài điều cần biết qua

1. Việt Bắc là vùng địa lý - chiến khu bao gồm 6 tỉnh, được gọi tắt là: Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà. Trong 9 năm kháng chiến, Việt Bắc là chiến khu, là thủ đô của Chính phủ kháng chiến và Hồ Chủ tịch.

2. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát gồm 150 dòng thơ (câu thơ). Cấu trúc theo hình thức đối đáp của lối hát giao duyên trong dân ca giữa “mình” với “ta”. (Sách Văn 12 chỉ trích học 88 dòng thơ)

 Những ý lớn của bài thơ

- Những kỷ niệm ân tình sâu nặng một thời gian khổ

- Nhớ con người Việt Bắc

- Nhớ cảnh Việt Bắc trong 4 mùa

- Nhớ chiến khu Việt Bắc oai hùng

- Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Những tình cảm đẹp, những vần thơ hay

 

doc47 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những bài văn mẫu tham khảo - Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
vật cản lớn. Đói rét thật nhưng trong lòng bà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình. Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đang giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. 
 Chính ở người mẹ nghèo khổ ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi vịêc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn chuyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm ahị. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình. Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn ứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão “lễ mễ” bưng nồi chề và vui vẻ giới thiệu “Chè khoán đấy. Ngon đáo để cơ”. Ở đây nụ cười đan xen lẫn ngước mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cúôi thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn lao ở những con người bình thường mà đáng quý.
 Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở nhưng thân phận đói nghèo, thảm hại kia. Ba nhân vật :Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điếm áng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
 “Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã có đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đsoi nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn người đọc chính là điểm sáng tuyệt vời nhất.
 ĐỀ RA: PHÂN TÍCH TP “RỪNG XÀ NU” CỦA NNT
 Làng văn xuôi Việt Nam hiện đại có lẽ không ai gắn bó với Tây Nguyên bằng Nguyễn Trung Thành – bút danh khác là Nguyên Ngọc. Ông có mặt ở Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Có lẽ chính sự gắn bó này đã khiến Nguyễn Trung Thành trở thành nhà văn tiên phong đưa Tây Nguyên đến với văn chương hiện đại và đưa văn chương đến Tây Nguyên. Trong các tác phẩm của ông, nổi trội hơn cả là truyện ngắn “Rừng xà nu” kể về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của cụ Mết - già làng - bên bếp lửa nhà ưng trong một đêm anh được phép về thăm làng sau ba năm đi bộ đội.
          “Rừng xà nu” là truyện ngắn viết năm 1965, xuất bản lần đầu tiên trong Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng trung Trung bộ số 2 năm 1965. Sau in lại trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là tác phẩm xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng cho sức sống dẻo dai, tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Nguyên thông qua nhân vật Tnú.
 Tnú là một người dân làng Xô Man với hoàn cảnh đặc biệt: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người làng Xô Man nuôi nấng, đùm bọc, tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn Tnú rất trong sáng. Cụ Mết từng nói: “Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Số phận Tnú cũng rất đáng thương khi vợ con anh bị giặc giết hại ngay trước mắt, bản thân Tnú cũng hai lần bị giặc bắt, tra tấn, hành hạ. Đó cũng là số phận chung của người làng Xô Man và của cả Tây Nguyên sống dưới thời Mĩ-Diệm. Cụ Mết kể: “Từ ngày thằng Mĩ-Diệm đến rừng núi này, không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng”. Chúng đàn áp, khủng bố, gây ra biết bao cảnh đau thương cho dân làng. “Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”. Chúng tra tấn mẹ con Mai đến chết. Tất cả cũng chỉ là vì mục đích dập tắt ngọn lửa cách mạng đang bùng cháy trong mỗi con người làng Xô Man, nhất là Tnú.
            Tnú không dễ dàng bị khuất phục. Ngay từ lúc còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra bản lĩnh, gan góc. Khi học chữ với Mai, Tnú học chậm, thua Mai. Tnú tức giận “đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết. Cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng”. Mặc dừ chứng kiến cảnh dân làng bị giết hại dã man nhưng Tnú không hề sợ hãi mà còn tiếp bước những người đi trước phục vụ cách mạng. Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm. Tnú thật sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ ít khi phục kích ở chỗ nước chảy xiết nên “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang”. Khi bị phục kích, Tnú nhanh trí nuốt lá thư bảo vệ bí mật cho cách mạng. Trở về sau ba năm bị giặc bắt, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách. Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng. Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí đứng lên chống giặc.
            Hình ảnh Tnú hiện lên thật đẹp, thật kiên cường qua những lần chiến đấu với kẻ thù. Khi bị bắt, Tnú chẳng hề tỏ ra lo sợ mà chỉ băn khoăn khĩ đến việc chung, nếu anh chết thì “Ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc?”. Anh tiếc rằng “không sống được đến ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng” Bọn giặc tra tấn Tnú rất tàn độc, chúng đốt mười ngón tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. Nhưng Tnú không hề kêu lên, Tnú nhớ lời anh Quyết: “Người Cộng sản không thèm van xin...” Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng - ngọn lửa chiến đấu mãnh liệt thiêu cháy kẻ thù. Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng hét ấy như khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất.
 Tnú còn một lòng trung thành với Cách mạng, luôn hướng về Đảng, vể tự do dân tộc. Bọn giặc tra tấn mẹ con Mai dã man nhưng Tnú không xông ra ngay vì không muốn mắc mưu thằng Dục, không muốn phong trào cách mạng ở buôn làng không có người lãnh đạo để rồi tan rã. Tnú cắn răng chịu đựng, cố vượt qua nỗi bi kịch cá nhân mình, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết dù anh rất yêu thương vợ con. “Ở chỗ hai con mắt anh bây gời là hai cục lửa lớn”.
Một con người gan góc ấy tưởng chừng đã chai lì cảm xúc, nhưng Tnú lại là một người giàu tình thương. Khi bản năng yêu thương đã đạt mức tột cùng, nó cho Tnú cam đảm “nhảy xổ vào giữa bọn lính” mặc cho “tiếng lên đạn lách cách quanh anh”. Hai cánh tay như hai cánh lim rộng của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai, Tnú ấy thân mình bảo vệ cho vợ con. Nhưng rồi Tnú cũng không cứu sống được vợ con mình. Đó chính là nỗi bi kịch của bạn thân Tnú. Đó là một phần động lực để Tnú cầm súng lên đường với mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt trả thù cho vợ con, cho quê hương, bản làng mà anh yêu quý.
Ba năm đi giải phóng quân, Tnú lúc nào cũng nhớ về bản làng. Tnú nhớ thằng bé Heng, “ngày anh ra đi, nó chỉ mới đứng đến ngang bụng anh” mà nay nó đã “vác một khẩu súng trường Mát. Ra vẻ một người lính thực sự”. Tnú nhớ về một cụ Mết “ngực căng như cây xà nu lớn” qua bao năm vẫn “quắc thước như xưa”. Tnú nhớ về cô bé Dít ngày nào nay đã làm Bí thư Chi bộ Hình ảnh mỗi người làng Xô Man đều in đậm trong Tnú, đó là tình yêu quê hương, tình yêu buôn làng tha thiết. Tnú chấp nhận mọi khổ đau, bất chấp mạng sống của mình bảo vệ làng, để dân làng thấy được lẽ phải, để buôn làng sống trong ấm no, tự do. Ngày về làng gặp Dít, Tnú “không ngờ Dít lớn lên lại giống Mai đến thế”. Hình ảnh người vợ đã ngã xuống mãi trong lòng Tnú và chắc hẳn rằng Tnú sẽ còn mang theo nó đến hết cuộc đời mình.
Tnú còn là một người chấp hành kỉ luật rất nghiêm. Dù xa làng bao năm, nhưng Tnú không bao giờ tự ý bỏ về thăm làng. Cấp trên chỉ cho về phép một đêm nhưng trong sự lưu luyến của dân làng, sáng hôm sau Tnú lại lên đường trở về đơn vị.
Là hình ảnh đại diện cho dân làng Xô Man, cho người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ta có thể thấy ở Tnú hội tụ đủ những tố chất của một anh hùng dân tộc: gan góc, táo bạo, dũng cảm và giàu lòng yêu thương. Nguyễn Trung Thành đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng hình ảnh người anh hùng lí tưởng. Tnú như một cây xà nu chắc khoẻ, dẻo dai. Vừa là nguyên mẫu mang những vẻ đẹp ngoài đời, nhưng Tnú cũng vừa mang những vẻ đẹp của một anh hùng sử thi Tây Nguyên như Đăm Săn, Chi Bri – Chi Brít. Cũng qua tác phẩm và hình ảnh Tnú, tác giả đã nêu lên một chân lí tất yếu thông qua lời phát ngôn của cụ Mết “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó chính là tư tưởng chủ đạo trong đường lối cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.
Bằng hình tượng nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của dòng máu, tính cách núi rừng Tây Nguyên. Qua đó, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc, một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng Tây Nguyên vốn được koi là vùng đất “rừng thiêng nước độc” với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý. Họ cũng chính là hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho con người Việt Nam thời chống Mĩ.
	CHÚC CÁC EM THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!

File đính kèm:

  • docVAN MAU LOP 12.doc
Bài giảng liên quan