Những điều lí thú về con gián

Đa số con người căm ghét gián vì cho chúng là loài động vật bẩn thỉu, mang mầm bệnh. nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy gián đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái.

Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:

• Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điều lí thú về con gián, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Những điều lí thú về con gián
(Có thể bạn chưa biết )
1/Vai trò của con gián trong hệ sinh thái
Đa số con người căm ghét gián vì cho chúng là loài động vật bẩn thỉu, mang mầm bệnh... nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy gián đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái.
Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì:
Phần lớn gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - thứ chứa nhiều nitơ. Sau đó gián giải phóng nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ quá trình sinh trưởng.
Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây lên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng.
Khoảng 5.000 tới 10.000 loài gián trên hành tinh cũng là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột. Những động vật nhỏ lại trở thành mồi cho những loài lớn hơn như đại bàng, sói, rắn. Vì thế, sự sụt giảm số lượng gián sẽ gây nên tình trạng thiếu thức ăn đối với những loài ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn.
Tuy nhiên loài người không cần phải quan tâm đến việc bảo vệ loài gián, và vẫn có thể xua đuổi chúng như hiện nay, vì với khả năng thích nghi, sinh tồn mạnh mẽ của chúng thì việc gián bị tuyệt chủng là điều không tưởng.
2/ Đặc điểm sinh học của gián
Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long, cơ thể chúng khi ấy dài khoảng 50 cm. Ngày nay, gián nhiệt đới thậm chí vẫn phát triển được tới 18 cm.
Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 30 loài thích sống trong tủ quần áo của bạn.
Gián nhịn thở được tới 40 phút.
Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h, rất ấn tượng khi xét đến cơ thể nhỏ bé (nếu chúng to lớn bằng con người, tốc độ đó sẽ tương đương 700 km/h !!!). Không chỉ vậy, gián còn có khả năng đổi hướng chạy 25 lần trong một giây - thực sự là “xoay như chong chóng”.
Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.
Gián và bọ cạp là 2 loài sinh vật duy nhất có thể sống sót qua thử nghiệm cho phơi nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Điểm đặc biệt nhất của gián là chúng có thể sống đến cả tháng sau khi đã... mất đầu. Có được khả năng này là do gián không bị mất máu nhiều như con người hay các loài động vật khác.
gián Đức (Blattella germanica), dài khoảng 15 mm 
Trong cơ thể gián không tồn tại các mạch áp suất cao bơm máu đi khắp nơi, chất dịch mang sự sống chỉ đơn giản nằm yên như một khối thống nhất. Vì vậy khi mất đầu, máu không bị trào ra và con gián sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương. Thêm vào đó gián không cần thở bằng đầu, máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy.
Gián không chỉ có một não bộ. Các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu đã không còn. Chỉ tới vài tuần sau con gián không đầu mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác thì gián có thể sống được 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước).
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lạ (và không kém phần rùng rợn) với gián. Họ phát hiện được rằng ngay cả đầu gián bị cắt ra cũng có thể sống thêm tới vài giờ. Nếu cái đầu được đông lạnh và truyền dưỡng chất thì nó thậm chí còn sống lâu hơn nữa.
3/ Lịch sử tiến hóa và quan hệ họ hàng của Gián
Những hóa thạch giống loài gián sớm nhất có từ kỷ Than Đá, vào khoảng 354–295 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, những hóa thạch này khác so với những loài gián hiện đại ở chỗ chúng có cơ quan đẻ trứng dài và là tổ tiên của cả bọ ngựa lẫn gián hiện đại. Những hóa thạch đầu tiên của các loài gián hiện đại với cơ quan đẻ trứng nằm trong cơ thể xuất hiện vào đầukỷ Creta.
Các con gián mang các thiết bị phát sóng trên lưng có thể chạy trong các tòa nhà và phát hiện các chất hóa học nguy hiểm trong không khí. Ảnh: NC State University
4/ Gián tham gia “Cứu hộ”
Theo NBC News, các con côn trùng có khả năng mang các thiết bị phát vô tuyến như một chiếc balo nhỏ trên lưng và chạy trong các tòa nhà để hỗ trợ cầu khẩn cấp ở những tòa nhà bị hư hỏng hoặc ô nhiễm tại hiện trường các vụ động đất, tràn hóa chất hay tai nạn tại lò phản ứng hạt nhân.
Những chiếc balo nhỏ đeo trên lưng của con gián mang theo các cảm biến hóa học nhỏ để phát hiện carbon dioxide hoặc các chất hóa học độc hại khác trong không khí, các cảm biến âm thanh sẽ tiếp nhận và truyền tín hiệu âm thanh từ những người bị mắc kẹt ở khu vực nguy hiểm.
Một đàn gián có khả năng định hình bản đồ khu vực cho các nhân viên cứu hộ trước khi tiến vào nơi nguy hiểm. Ảnh: NC State University
*** Câu đố vui về Gián
 Vì sao gián chết lại nằm ngửa?
 *** Câu trả lời vui:
 - Tại suốt cuộc đời Gián cứ phải úp mặt xuống đất không dám nhìn ai nên lúc chết muốn 1 lần ngẩng mặt nhìn Trời 
*** Cách trả lời khác:
Gián bình thường chết già nằm sấp trong tự nhiên không phải ngửa. Nó chết nằm ngửa là do trúng độc của thuốc diệt côn trùng, hoặc do tác động cơ học như bị đánh đập dẫn đến cơ bị co thắt nên lật ngửa lại
 PHH sưu tầm & giới thiệu 6 – 2014 Nguồn TK chính : Wikipedia.vn

File đính kèm:

  • docNhững điều lí thú về con gián.doc
Bài giảng liên quan