Ôn tập - Điện dân dụng - THCS

CHƯƠNG I:AN TOÀN ĐIỆN

• Nêu tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?

• Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện?

• Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện?

• Nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình?

• Biện pháp xử lý khi có tai nạn điện?

CHƯƠNG II: MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT

• Đặc điểm mạng điện sinh hoạt?

• Trình tự nối dây dẫn điện, yêu cầu đối với mối nối?

• Nêu ưu nhược điểm của Áptômát và cầu dao?

• Trên vỏ khí cụ thiết bị điện thường có những số liệu kỹ thuật gì? Ví dụ giải thích?

• Khái niệm sơ đồ điện, phân loại ( Nguyên lý làm việc của từng sơ đồ điện)

• Vẽ sơ đồ mạch điện: 1 – 1 – 1; 2 – 1 – 1; 2 – 2 – 1.

pdf4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập - Điện dân dụng - THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh mức: U2đm (V, KV). 
- Dòng điện sơ cấp định mức, ứng với công suất và điện áp định mức: I1đm ( A, KA). 
- Dòng điện thứ cấp định mức, ứng với công suất và điện áp định mức: I2đm (A, KA). 
Ta có: Sđm = U1đmI1đm = U2đmI2đm 
Khi nối cuộn dây sơ cấp máy biến áp với nguồn điện một chiều, máy biến áp sẽ phát nóng và cháy 
trong một thời gian ngắn. Vì dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp tăng lên rất lớn. 
Câu 3: Khái niệm sơ đồ điện?Trình bày các loại sơ đồ điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt? 
Khái niệm sơ đồ điện và phân loại 
+ Khái niệm sơ đồ điện: Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện. 
ÔN TẬP - Điện dân dụng - THCS – 01/9/1993 Trang 2/4 
+ Trong mạng điện sinh hoạt thường dùng 2 loại sơ đồ điện đó là: 
Sơ đồ nguyên lý: 
• Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện, không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp 
ráp các phần tử của mạch điện. 
• Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện. 
Sơ đồ lắp đặt: 
• Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. 
• Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. 
Câu 4: (3 điểm)Khi sử dụng máy sấy tóc cần lưu ý những vấn đề gì? 
Đáp án: 
- Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm. 
- Không để máy sấy tóc rơi xuống nước hoặc dung dịch khác, đặt biệt là khi đang cắm điện. 
- Không dùng máy sấy tóc làm những việc quá nặng nề. 
- Bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện, không chọc que qua cửa sổ thổi gió. 
- Không dùng máy sấy tóc khi có hơi hóa chất. 
- Không tháo màn chắn của gió vào và ra. 
Câu 5: (3 điểm) 
Trình bày mục đích, cách thực hiện và tác dụng của việc nối đất bảo vệ. ( không yêu cầu vẽ hình) 
Đáp án: 
o Mục đích của việc nối đất bảo vệ: Nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng 
chạm vỏ. 
o Cách thực hiện:Bắt một đầu dây nối đất vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu còn lại bắt vào cọc nối 
đất.Cọc nối đất bằng ống thép d > 30mm đóng thẳng sâu dưới mặt đất > 0,5m 
o Tác dụng: Khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ nếu người sử dụng chạm vào vỏ của thiết bị điện thì sẽ 
không nguy hiểm. Vì điện trở người lớn hơn điện trở của dây nối đất nên dòng điện qua 
người rất nhỏ. 
Câu 6: Nêu các biện pháp giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện khi bị tai nạn điện. 
– Đối với điện áp cao:Khẩn trương thông báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện 
trước, sau đó mới tới gần nạn nhân và tiến hành sơ cứu. 
– Đối với điện hạ áp: 
+ Trường hợp nạn nhân đứng dưới đất, tay chạm vào vật mang điện: 
- Cắt cầu dao, rút phích điện, tắt công tắc hay gỡ cấu chì ở nơi gần nhất. 
- Dùng dao khô, kìm có cách điện cắt đứt dây điện. 
- Nắm vào các phần áo khô của nạn nhân hoặc dùng áo khô của mình lót tay nắm vào tóc, tay hoặc chân 
kéo nạn nhân ra. 
+ Trường hợp người bị nạn ở trên cao để sửa chữa điện: 
- Nhanh chóng cắt điện, có người đón nạn nhân để khỏi rơi xuống đất. 
+ Trường hợp dây điện đường bị đứt chạm vào người nạn nhân: 
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre, gậy gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân. 
- Làm đoản mạch đường dây điện. 
Câu 7: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn điện. 
Đáp án: 
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn điện: 
• Cường độ dòng điện 
• Thời gian tồn tại dòng điện. 
• Đường đi của dòng điện. 
Câu 8: Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy sấy tóc. 
Đáp án: Cấu tạo và hoạt động của máy sấy tóc là: 
- Dây điện trở làm bằng hợp kim Crôm – Niken, quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt. Khi có dòng 
điện chạy qua, dây bị đốt nóng. 
- Động cơ quạt gió là động cơ một pha, ở máy sấy tóc dùng động cơ vạn năng hai tốc độ. Hiện nay nhiều 
máy sấy tóc dùng động cơ vòng chập 2 -3 tốc độ. 
- Công tắc làm thay đổi mức đốt nóng và tốc độ quạt thổi gió nóng. 
- Rơle nhiệt sẽ tự động ngắt điện khi nhiệt độ trên mức cho phép. 
- Cửa đón gió không khí ngoài trời vào và cửa thổi gió nóng ra. 
ÔN TẬP - Điện dân dụng - THCS – 01/9/1993 Trang 3/4 
Câu 9: Nêu một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện. 
Đáp án: Trước khi sửa chữa điện cần cắt nguồn điện: 
- Rút phích cắm điện ra khỏi ổ cắm điện. 
- Rút nắp cầu chì. 
- Cắt cầu dao ( hoặc áptômát) 
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn cho mỗi công việc sửa chữa nhằm mục đích 
tránh điện giật và các tai nạn khác: 
- Sử dụng các vật lót cách điện ( Thảm cao su, ghế gỗ khô) 
- Sử dụng các dụng cụ có cách điện đúng tiêu chuẩn. 
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra điện áp an toàn. 
Câu 10: Nêu những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc và cách kiểm tra những hư hỏng đó. 
Đáp án: Những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc và cách kiểm tra các hư hỏng 
+ Động cơ không quay, dây điện trở không nóng.Gặp trường hợp này trước hết kiểm tra xem nguồn điện ổ 
cắm có bị mất điện không, sau đó kiểm tra dây nối có bị đứt hay không, hoặc thiết bị bảo vệ quá tải ngắt 
điện cần khôi phục lại. 
+ Điện trở nóng, thổi gió yếu. Kiểm tra cửa gió vào ra, kiểm tra động cơ có bị kẹt hay không ( kẹt tóc) 
hoặc động cơ hư hỏng cần sửa chữa. 
+ Gió thổi tốt, nhưng nhiệt độ thấp. Hiện tượng này thường do hỏng công tắc hoặc nhánh vào của dây điện 
trở đứt, cần thay công tắc hoặc dây điện trở khác. 
+ Gió thổi yếu, nhiệt độ thấp. Do động cơ quạt cũng như dây điện trở làm việc quá tải nhiều lần, cần sửa 
chữa. 
Câu 11: Nêu các ưu điểm và nhược điểm của: 
- Động cơ điện xoay chiều 1 pha có vành góp. 
- Động cơ điện xoay chiều một pha có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện. 
Đáp án: Động cơ điện xoay chiều một pha có vành góp: 
Ưu điểm: 
• Mômen mở máy và khả năng quá tải rất tốt. 
• Có thể làm việc ở nhiều tốc độ khác nhau. 
• Có thể làm việc với nguồn điện xoay chiều hoặc một chiều. 
Nhươc điểm: 
• Cấu tạo phức tạp. 
• Vành góp, chổi than dễ mòn, mau hư hỏng. 
• Gây nhiễu vô tuyến điện 
Động cơ điện xoay chiều một pha có dây quấn phụ nối tiếp với tụ điện: 
Ưu điểm: 
• Mômen mở máy lớn. 
• Hệ số công suất và hiệu suất cao, tiết kiệm điện sử dụng. 
• Đỡ tốn vật liệu hơn khi chế tạo ( dây đồng, lõi thép) 
• Máy chạy êm 
Nhược điểm: Có thêm dây quấn phụ nên chế tạo và sửa chữa phức tạp. 
Câu 12: Nêu công dụng của đồng hồ điện trong nghề điện dân dụng 
Đáp án: Đo lường điện đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề điện dân dụng vì những lý do sau 
- Nhờ dụng cụ đo lường có thể xác định được vị trí số của các đại lượng điện trong mạch. 
- Nhờ dụng cụ đo có thể phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị và mạch điện. 
- Đối với các thiết bị điện mới chế tạo hoặc sau khi đại tu, bảo dưỡng, sửa chữa cần đo các thông số 
kỹ thuật đê đánh giá chất lượng của chúng. 
- Nhờ dụng cụ đo và mạch đo thích hợp, có thể xác định được các thông số kỹ thuật của thiết bị điện 
Câu 13: Trình bày cấu tạo cơ bản của máy giặt và nhiệm vụ của các bộ phận đó.(page 26 ÷ ) 
Câu 14: Các ký hiệu quy ước: Cầu dao 1 pha; Cầu chí; Công tắc 3 cực; Dây nối đất 
Câu 15: Khi sử dụng máy biến áp một pha dùng trong gia đình cần chú ý các yêu cầu sau: 
– Tìm hiểu các thông số kỹ thuật ghi trên máy biến áp. 
– Điện áp nguồn đưa vào không lớn hơn điện áp sơ cấp định mức. 
– Công suất tiêu thụ của phụ tải không lớn hơn công suất định mức. 
– Đặt máy nơi khô ráo, ít bụi, xa hoá chất, không để vật nặng lên máy. 
– Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của máy. 
ÔN TẬP - Điện dân dụng - THCS – 01/9/1993 Trang 4/4 
– Chỉ lau chùi, bảo dưỡng máy khi đã ngắt khỏi nguồn điện. 
– Cần lắp các thiết bị bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch. 
– Thử điện ở vỏ máy biến áp. 
Câu 16: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng của Máy bơm nước? 
 Cấu tạo: Máy bơm nước gồm hai bộ phận chính: Phần động cơ điện và phần bơm. 
- Phần bơm gồm các bộ phận chính sau: Rôto bơm(phần quay), Buồng bơm(phần dứng yên), cửa 
hút nước, cửa xả nước. Rôto bơm có nhiều cánh bơm được đặt trong buồng bơm và lắp chặt trên 
cùng trục quay của động cơ điện. 
- Máy bơm nước thực chất là động cơ điện, cộng với phần bơm. 
 Nguyên lý hoạt động: Khi đóng điện động cơ điện quay, cánh bơm lắp trên trục động cơ sẽ quay, 
hút nước vào buồng bơm và đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa đến nơi sử dụng. 
 Sử dụng: Khi sử dụng cần chọn vị trí đặt máy bơm nước hợp lý để việc mồi nước thuận lợi, ống 
hút nước cần có lưới lọc, nên tránh gấp khúc nhiều. Để đảm bảo an toàn về điện cần nối đất vỏ 
máy bơm nước. 
Câu 17: Nêu một số biện an toàn trong nghề điện dân dụng? 
Đáp án: Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện. 
- Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị. 
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li. 
- Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm. 
- Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn 
 Thực hiện an toàn lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất 
- Phòng thực hành hoặc phân xưởng phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động: 
o Nơi làm việc có đủ ánh sáng. 
o Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. 
o Có chuẩn bị sẵn các trường hợp cấp cứu như: 
 Bình chữa cháy. 
 Dụng cụ sơ cứu ý tế 
 Số điện thoại cấp cứu và chữa cháy. 
- Mặc quần áo và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc như: giày, ủng, găng tay, mặt nạ 
- Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động: 
o Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện. 
o Hiểu rõ quy trình trước khi làm việc. 
o Cắt cầu dao điện trước khi thực hiện công việc sửa chữa. 
o Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, đồ nữ trang. 
o Sử dụng các dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn và đúng các vật lót cách điện. 
- Nối đất bảo vệ. 
Câu 18: Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong sinh hoạt? 
Đáp án: Chống chạm vào bộ phận mang điện 
- Cách điện tốt giữa các phần tử mang điện và không mang điện. 
- Che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm. 
- Đảm bảo an toàn cho người khi đứng trên đường dây cao áp. 
 Sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn. 
- Sử dụng các vật lót cách điện tốt. 
- Sử dụng các dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn. 
- Mỗi gia đình nên có bút thử điện để kiểm tra điện áp an toàn./. 

File đính kèm:

  • pdfCAU HOI.pdf
Bài giảng liên quan