Ôn Tập - Nâng Cao Kiến Thức Tập Làm Văn

Văn biểu cảm là loại văn thể hiện những tình cảm, cảm xúc, nói lên những rung động, những ý nghĩ trước cảnh vật, con người và sự việc mà đối tượng hướng tới.

V ăn biểu cảm (Còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt, tư tưởng, tình cảm, bộc lộ những cảm xúc của người viết-Thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm ở người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay đau khổ, bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ , giãi bày, chia sẻ.

So với khái niệm văn phát biểu cảm nghĩ (Về tác phẩm văn học, về nhân vật văn học) trước đây thì khái niệm văn biểu cảm rộng hơn nhiều bởi nó gắn với toàn bộ đời sống tình cảm vốn rất phong phú, đa dạng của con người. Một bài thơ trữ tình, một trang tuỳ bút, những cảm xúc khi đọc một tác phẩm văn học hay đứng trước một cảnh đẹp thiên nhiên.đều là những văn bản biểu cảm.

Nếu không miêu tả một cảnh vật, một sự vật cụ thể , nếu không kể một câu chuyện cụ thể thì nhà văn lấy gì, dựa vào gì mà biểu cảm?Văn biểu cảm phải có nội dung hiện thực và có yếu tố trữ tình. Bởi lẽ văn chương phải từ cuộc sống mà có, rồi lại phải từ tác phẩm mà trở về cuộc sống. đó là những điều cần biết.

*vd(a)

. Đã đi Điện Biên Lai Châu được, mà không nhân chuyến ấy mà lái sang tỉnh bạn Lào Cai, thì đó cũng là một điều không nên có đối với việc mở rộng thêm kiến thức nói chung của mình về các tỉnh biên thuỳ, nó là những lá bình phong bàng lá che giữ mặt sau của thủ đô .Thêm nữa, tuyến đường từ tỉnh lị Lai Châu sang tỉnh lị Lào Cai rất tốt(.)nhiều kì quan hơn, và cảnh đẹp luôn luôn thay đổi nối tiếp.

Chỉ trong một ngày xe tốc độ không cần nhanh lắm, buổi sớm tan sương, anh lăn xe qua mặt cầu sông Đà, thì vàng mặt trời xe anh đã tới Cốc Lếu. Lại vượt cầu to mà sang sông Hồng, dừng lại ở mép phố Lào Cai chỗ bờ sông, mà cái nhìn mặt giời của anh, buổi sáng nó còn chiếu xuống mặt cấúăt sông Đà thì buổi chiều cùng ngày nó lại tô đỏ thêm sông Hồng đây, và nhuộm tía cả mấy ngọn núi lam Ngũ Chi Sơn đang như cái bàn tay Lào Cai xoè đủ năm ngón mà chào khách từ xa lại. Chao ơi, chỉ trong một ngày mà vượt qua hai con sông hùng vĩ của Miền Bắc; qua đất Tam Đường núi nhú nhú lên như 99 cái bánh bao tày đình; qua cánh đồng Bình Lư mà ao lớn, ao con đưng 99 cái đĩa đựng tài báo; băng qua dãy Pu Cam Cáp ngọn lênh khênh trên trờiTây Bắc; rồi là lọt vào trận địa tiền tiêu của hệ Hoàng Liên Sơn hiểm trở, và chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên tay phải anh là đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Tổ Quốc tươi đẹp ta đấy! lại mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan Xi Păng tuyệt đỉnh, và hết đèo Ô Quy Hồ thì qua khu rừng thừa lương Sa Pa mà thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.

(Trích tuỳ bút Tây Bắc và Lào Cai-Nguyễn Tuân)

 

doc18 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn Tập - Nâng Cao Kiến Thức Tập Làm Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nên có. Cái gì cũng cần có ở mức độ hợp lí. ở lớp 6, lớp 7 các em tập làm quen dần và có ý thức rèn luyện, học tập để lên lớp trên học tốt phân tích , bình giảng.
Với học sinh giỏi, với bài văn thi học sinh giỏi phải được coi trọng thao tác bình và liên tưởng, so sánh.
Vd(a)
“..Em bé lần đầu tiên đến với biển. Ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Ngây thơ và hiểu biết “Chỉ thấy” và “không thấy” là nỗi lòng của con:
“Cha ơi ! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời.
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Nghe con hỏi cha vui sướng, tự hào. Đất nước rộng bao la nhiều miền đất nước “Cha chưa hề đi đến”. Có cánh bướm thì sẽ đi đến mọi phía chân trời:
Theo cánh buồm đi đến nơi xa
 Sẽ có cây, có cửa , có nhà”
Cánh buồm ấy là cánh buồm thời đại mà Đảng, Bác và nhân dân sẽ nâng cánh ước mơ cho tuổi trẻ. Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ có giá trị thẩm mĩ và cho ta nhiều ấn tượng đẹp. Cánh buồm ấy là khát vọng tuổi thơ:
“Sức tuổi trẻ đang chuyển lên thế mới
Bước dần đi mà mở đến vô cùng”
(Ca vui-Tố Hữu)
(Trích “Những cánh buồm”, trang 163. Sổ tay văn học lớp 6.)
Vd(b)Hình ảnh người dân chài mới đẹp làm sao:
“Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Vẻ đẹp của người lao động ở đây là một vẻ đẹp khoẻ mạnh và tràn trề sức sống. Có lẽ biển cả vốn gần gũi, thân yêu với họ đã cho họ vẻ đẹp cường tráng, yêu mến ấy. Câu thơ : “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đối với em rất hay vì nó nói đến cuộc sống cần cù, dũng cảm của những con người từng gắn bó với biển. Mùi nắng gió của khơi xa như ngấm vào da thịt, ấp ủ hơi thở của người dân chài
(Khánh Vân-lớp 6 văn. Trường THCS Trần Phú-Hải Phòng, năm học 1993, 1994)
(Trích bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Quê hương”-Tế Hanh)
Vd(c) Em thương con cò trong bài ca dao vì thân phận, vì cảnh ngộ, vì gieo neo mà phải “đi ăn đêm” là một nghịch lí đầy bi kịch. Bi kịch ấy làm ta rơi lệ, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của con cò:
“Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng”
Đã đuối sức, cò không thể gượng dậy được nữa, cái chết đã đến với cò sau khi bị “lộn cổ xuống ao” câu cảm thán kêu thương “Ông ơi ông vớt tôi nao” nghe thật não nùng, ai oán, làm ta xót xa cảm động! Phải chăng đó là tiếng khóc than của ngươì vợ klính thú thời xưa:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non”
Nạn sưu cao thuế nặng, ách áp bức bóc lột dã man của bọn địa chủ, cường hàolà mối đe doạ khủng khiếp đối với người đan cày Việt Nam. Số phận của họ chính là số phận nhỏ bé của những con chim hiền lành trên đồng ruộng thân thuộc quê ta :
Con cò, con vạc, con nông,
Ba con cùng béo vặt lông con nào !
“Tôi có lòng nào ”là lời phân trần, cũng là lời trăng trối của người lương thiện trước tai hoạ khủng khiếp! Thương biết bao những thân phận con cò trong xã hội, trong cuộc đời quanh ta”
(Lê Hương Thảo, lớp 6a, trường PTCS Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, năm học 1994-1995)
(Trích bài phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao “con cò mà đi ăn đêm”)
3.Bài tập.
Đề 1.Xác định trong đoạn văn sau, đau là câu văn tự sự, câu nào là câu biểu cảm và nói rõ đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào.
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả mà ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen.
(Thạch Lam)
Đề 2. Hãy sửa những đoạn văn miêu tả và tự sự sau đây thành những đoạn văn biểu cảm.
a.Bàn tay mẹ không có những ngón tay thon thon hình tháp bút. Ngón nào cũng gầy, xương xương và thô ráp. Lòng bàn tay đầy những vết chai cứng lại.Nhưng đôi bàn tay ấy lúc nào cũng thoăn thắt làm việc, không biết mệt mỏi.
b.Ngày còn sống, bà hay kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Giọng bà đề đều rủ rỉ , đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Thời gian đã trôi qua, giờ thì bà tôi không còn nữa. Nhưng những câu chuyện của bà tôi vẫn còn nhớ mãi, không bao giờ quên 
Đề 3.Gạch chân dưới những từ ngữ, những dấu hiệu có ý nghĩa biểu cảm trong các câu văn ssau:
a.Ôi chao! Con chuồn chuồn nnnước mới đẹp làm sao!
b.Kể sao cho xiết những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của thiên nhiên đất nước, của quê hương!
c.Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm ấy.
d.Yêu quá, đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.
Đề 4. Mỗi lần hát “Cô và mẹ là hai cô giáo. Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”, em lại cảm htấy xúc động. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mẹ và cô giáo của em theo lời bài hát ấy.
Đề5.Một lần em lỡ làm mất một vật dụng, giá trị vật chất tuy không lớn nhưng nó đã từng gắn bó thân thiết với em. Viết một bài văn diễn tả tâm trạngluyến tiếc, buồn nhớ vật đó.
Đề 6.Dựa vào bài thơ dưới đây của Trần Đăng Khoa để nhập vai nhà thơ trình bày nỗi lòng của mình khi bom Mĩ làm cho con Vàng sợ mà đi mất.
Sao không về Vàng ơi?
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Caí đuôi mày ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi , rung râu
Rồi mày nhún chân sau
Chân trước chồm mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
đù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy...
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày kông bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!
Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó ?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
Đề 7.Dưới đây là một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ“Cảnh khuya”. Em hãy đọc và trả lời các câu hỏi.
Bài thơ  Cảnh khuya của  Bác Hồ sáng tác năm 1947, là một tác phẩm nghệ thuật diêu luyện, ý đẹp. Lời hay. Khi em được đoạ bài thơ này thì Bác Hồ đã đi xa, nhưng em vẫn cảm thấy Bác vẫn còn sống mãi với tâm hồn lồng lộng bao ôm trùm cảnh rừng Việt Bắc và non sông đất Việt.
Đọc câu thơ đầu em như đắm chìm vào một núi rừng khuya yên tĩnh. Đâu đây em nghe thấy tiếng rì rầm của dòng suối, âm thanh đó được ví như tiếng hát từ xa :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tiếng suối đó mà hay, mà chan chứa tình người đến vậy, có lẽ do cách so sánh đặc sắc của Bác:Tiếng suối như tiếng hạt xa. Thật ra suối đâu có biết hát, nhưng trong tâm hồn tinh tế của Bác thì suối trở thành một con người có trái tim, có tâm hồn. Phải là một thi sĩ giàu lòng yêu thiên nhiên như ruột thịt thì mới có thể viết ra câu thơ tuyệt bút như vậy!
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, ôi câu thơ rạng rỡ như một cảnh đẹp tuyệt trần của thiên nhiên “Trăng lồng cổ thụ”như đưa ta về với làng quê, với cây đa cỏcc thụ đầu đình, nơi đã sinh ra và nuôi nấng bao anh hùng bảo về đất nước. Còn “Bóng lồng hoa” lại như đưa ta đến thời hoà bình của núi rừng, non sông. Phải chăng trong lúc ấy Bác vừa bề bộn việc quân, trĩu nặng “nỗi nước nhà”Nhưng lại loé lên cả niềm say mê cả gấm vóc của giang sơn và sự xum vầy hạnh phúc của con cháu? Bác phảI thực sự yêu con người và thiên nhiên mới viết được câu thơ hay như vậy.
Còn câu thơ thứ ba là tâm trạng của Bác Hồ khi đó, tâm trạng của một thi sĩ viết thơ về trăng. Câu này khiến em nghĩ rằng Bác là người yêu trăng, say mê với trăng vì trăng mà không ngủ. Nhưng đọc tiếp thì em mới thấy thấm thía niềm thương Bác : Thực ra Bác không ngủ “Vì lo nỗi nước nhà” vì lo lắng cho sự an nguy của dân tộc
Bài thơ của Bác làm em vô cùng cảm động vì Bác không làm hết bốn câu thơ tả trăng, chỉ một câu thơ cuối thôi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”, em bỗng hiểu sâu sắc rằng: Bac có dành tâm tư tình cảm cho trăng, cho thiên nhiên cây cối đó, nhưng cũng không lúc nào Bác quên dược đất nước, dân tộc . Em vô cùngthích bài thơ, lòng yêu nước thương dân của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ
(Bài làm của học sinh)
a.Tìm những câu văn phát biểu cảm nghĩ trong đoạn mở bài và cho biết cách diễn tả cảm nghĩ đó.
b.Để trình bày cụ thể nhận xét “Lời hay, ý đẹp” người viết đã chọn phân tích chi tiết nào trong bài thơ?
Đề 8.Dưới đây là một số đoạn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
(1)Cứ mỗi lần nhìn bà nội ăn trầu em lại nhớ đến câu chuyện “Sự tích trầu cau” đó là một bài học uý báu về tình cảm vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn được kể dưới hình thức một câu chuyện rất cảm động với những biến hoá kì lạ và giàu ý nghĩa.
(Bài văn phát biểu cảm nghĩ về “Sự tích trầu cau”)
(2) Mỗi khi được bố mẹ cho vào lăng viếng Bác, em lại thấy đúng như câu hát “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên , giữa một vầng trăng sáng trong dịu hiền” Em tưởng chừng như Bac vẫn còn sống, làm việc thâu đêm dưới ánh trăng giữa rừng Việt Bắc. Có lẽ là vì bài thơ nổi tiếng của Bác, bài “Cảnh khuya”, vẫn còn để lại một ấn tượng sâu đậm trong em.
(Bài văn cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”)
(3) đọc thơ văn em được gặp rất nhiều người bà, người ông thời chiến tranh phải thay con trai, con dâu chăm sóc cháu thơ để con trai, con dâu đi chiến đấu . Mỗi khi như vậy em thường thao thức nhiều đếmau khi đọc xong tác phẩm. Người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh cũng gây được trong em một cảm xúc mạnh mẽ về sự chăm lo tận tuỵ của bà đối với cháu
(Bài văn cảm nghĩ về người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa”)
a.Chỉ ra những từ ngữ, câu văn nêu cảm nghĩ trong các đoạn văn trên.
b.Để cảm nghĩ được đưa ra một cách tự nhiên, chân thực trong các đoạn mở bài trên, người viết dẫn tới cảm xúc bằng một tình huống nào?
c.Tập viết đoạn văn mở bài cho văn bản cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đề 9.Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nươc bên dường hôm nao”

File đính kèm:

  • docVan bieu cam.doc