Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

* Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp

- Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình.

- Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc. Biết sử dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích.

- Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp, sống có ích ?

Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ.

* Yêu cầu về nội dung:

Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.

Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
	2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: 
	Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao...)
	3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm...) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
	*. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
 Gợi ý: 
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích... vv và vv... 
Phân tích bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương   
I/ MỞ BÀI:
_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
_ Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
.. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1: 
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:
“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.
KHỔ 3:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.
KHỔ 4:
_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.
III/ KẾT BÀI:
_ Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị
lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
_ Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.
_ Là những HS còn ngồi trong ghế nhà trường, là thế hệ tương lai tiếp bước cha ông, chúng em sẽ nguyện cố gắng thật nhiều, trong học tập lẫn rèn luyện đạo đức, để thực hiện được ước mong của Bác Hồ kính yêu:
“Tuổi xanh vững bước lên phơi phới
Đi tới như lòng Bác hằng mong.”

File đính kèm:

  • docPhan tich tac pham Mua xuan nho nho Thanh Hai.doc