Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

MỤC TIÊU

Làm rõ các vấn đề sau:

1. Khái niệm, cấu trúc và vai trò của giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ trong sự phát triển lịch sử xã hội loài người

2. Vai trò của giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, giao lưu hội nhập kinh tế thế giới

3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

4. Liên hệ thực tiễn

 

doc10 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o tạo.
Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo cần tập trung vào yêu cầu hiện đại hóa về các nội dung và quy trình đào tạo gắn với đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường phương tiện hiện đại cho công việc dạy và học (công nghệ thông tin, viễn thông, nối mạng...). Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học theo xu hướng hiện đại hóa nhằm phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân, nâng cao trình độ giáo dục - đào tạo của đất nước ngang tầm với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Xã hội hóa giáo dục - đào tạo là huy động và tổ chức lực lượng của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả của giáo dục - đào tạo đem lại, xây dựng được phong trào toàn dân học tập suốt đời, thực hiện đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo. Mặt khác, nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo và quản lý của Nhà nước trong quá trình xã hội hóa. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả, xây dựng một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội. Quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
 Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục – đào tạo.
Quy hoạch và phát triển giáo dục - đào tạo phải được đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương. Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối và lãng phí trong đào tạo. Gắn đào tạo với sử dụng. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và giáo dục - đào tạo với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm.
Nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục - đào tạo, chống bệnh thành tích. Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục theo hướng làm tốt chức năng quản lý nhà nước, xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục - đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu, chương trình và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục (2005).
Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục như tình trạng dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng.
Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng về công tác chuyên môn.
 Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sử dụng tối ưu nguồn năng lực hiện có về đội ngũ khoa học và cơ sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao năng lực của các đại học quốc gia và đại học khu vực. Xây dựng một số trường đại học quốc gia lớn, một số trung tâm đào tạo kỹ thuật có chất lượng và uy tín cao. Quản lý tốt nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo của các trường đại học mở, đại học dân lập, và các loại hình không chính quy. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng các trường công lập, bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục - đào tạo công lập sang dân lập, tư thục, xóa bỏ hệ bán công. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từng bước xúc tiến việc nối mạng thông tin quốc tế (Internet) ở trường học”.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm giải đáp những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo hiện nay.
Tổ chức hoạt động của Hội đồng Quốc gia Giáo dục có hiệu quả tốt và phân cấp quản lý hợp lý giữa quản lý ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục...
Tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, từng bước hiện đại hóa nền giáo dục - đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Cùng với những giải pháp chiến lược trên, nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm tới cần giải quyết dứt điểm là hoàn thiện chương trình sách giáo khoa, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục tình trạng “thương mại hoá” giáo dục, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục (văn bằng, công nhận học hàm, học vị, chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập).
1.5.2. Về khoa học và công nghệ
 * Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ
- Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu ra năm quan điểm chỉ đạo sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ:
	+ Một là, cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH
	+ Hai là, khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh.
	+ Ba là, phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Phải dấy lên phong trào quần chúng tiến công mạnh mẽ vào khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
	+ Bốn là, phát huy năng lực nội sinh và khoa học và công nghệ, kết hợp tiếp thu những thành tựu về khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới.
	+ Năm là, phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học – công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu qủa các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội XI, S.đd, tr. 78.
. 
* Nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ
- Một là, phát triển mạnh khoa học và công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
- Hai là, thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. 
+ Phát triển năng lực khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.
+ Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ , các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học – công nghệ.
+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu qủa của khoa học và công nghệ.
+ Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp khoa học – công nghệ, thị trường khoa học – công nghệ.
+ Đổi mới cơ bản cơ chế dụng kinh phí Nhà nước; xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
+ Khoa học xã hội tập trung vào tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây đựng dường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
+ Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, tập trung vào phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn.
+ Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; khuyến khích kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.
- Ba là, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo và khoa học và công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công nghệ cao dựa nhiều vào tri thức.
Phát huy và sử dụng có hiệu qủa nguồn tri thức của con người Việt Nam và tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.

File đính kèm:

  • docPhat_trien GDDT & KHCN.doc