Phụ đạo Ngữ văn 12: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) Lưu Quang Vũ

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề: Hồn Trương Ba da hàng thịt

 Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.

=> Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm

Câu 2: Kịch của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở. Vậy đâu là tính thời sự của vở kịch? Đâu là những thông điệp muôn thuở mà Lưu Quang Vũ hi vọng được gởi tra, dâng hiến tới cuộc đời?

 - Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:

+ Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.

+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

 Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo Ngữ văn 12: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) Lưu Quang Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích) Lưu Quang Vũ
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề: Hồn Trương Ba da hàng thịt 
 Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật phản ánh một hiện thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình. Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làm chủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.
=> Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm
Câu 2: Kịch của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những vấn đề muôn thuở. Vậy đâu là tính thời sự của vở kịch? Đâu là những thông điệp muôn thuở mà Lưu Quang Vũ hi vọng được gởi tra, dâng hiến tới cuộc đời?
 - Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:
+ Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. 
 Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Câu 3: Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân sinh, trong 2 lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích."Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn". "Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã là một chuyện không nên, mà đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghỉ đơn giản là tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.
I. Mở bài
- Trong cuôc trò chuyện của Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nới tác giả gửi gắm quan niệm về hạnh phúc , về lẽ sống và cái chết
- Hai lời thoại của Hồn Trương Ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang màu sắc triết lí nhân sinh sâu sắc.
II. Thân bài
1. Ý nghĩa triết lí của hai lời thoại.
 a. Lời thoại 1:
- Khẳng định con người là 1 thể thống nhất có sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
- Vì không thể có một tâm hồn thanh cao trong 1 thân xác phàm tục tội lỗi.
- Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của than xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác. Không thể tự an ủi vỗ về mình bằng vẽ đẹp siêu hình của tâm hồn.
b. Lời thoại 2:
- Sống thật sự cho ra con người không phải dễ dàng đơn giản chút nào. Khi sống nhờ , sống chấp và không được sống cuộc sống của chính mình thì sự sống đó là vô nghĩa.
- Sự vênh lệch giữa tâm hồn và thể xác chính là bi kịch của cuộc đời của 1 con người.
2. Ý nghĩa đó có ảnh hưởng như thế nào đến thực tại
- Trong cuộc sống thực tại con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ vì thế mà trở thành phàm phu thô thiển (Vì thoả mãn nhu cầu ham muốn của bản than mà con người savào các tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè, có hành vi phạm pháp.
- Có người lấy cớ tâm hồn là cao quý đời sống tinh thần là đáng quý trọng mà chẳng chăm lo đến đời sống vật chất, như thế thì không thể có hạnh phúc toàn vẹn mà đó là biểu hiện của sự lười biếng.
- Cả 2 lối sống trên đều cực đoan đáng phê phán
- Tình trạng con người sống giả không dám và không được sống bằng cuộc sống chính mình. Đó là nguyên nhân đẩy con người đến chổ tha hoá bởi vòng danh lợi.
3. Thái độ và hành động của bản thân.
- Đối với XH: phê phán lên án những lối sống cực đoan hoặc quá coi trọng vật chất, hoặc lười biếng không tưởng, phải đấu tranh chống lại lối sống giả tạo lừa đảo, những biểu hiện tiêu cực trong 	cuộc 	sống.
- Đối với bản thân: luôn đấu tranh với chính bản thân của mình để khắc phục những hạn chế tự
hoàn thiện nhân cách của mình. 
III. Kết bài
- Được sống đúng mình, sống toàn vẹn với những giá trị vốn có của mình mới thực sự đáng quý.
- Sự sống thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.
- Con người phải tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách và giá trị tinh thần cao quý.
Phân tích nhân vật hồn Trương Ba để thấy được khát vọng sống bình dị mà cao đẹp của người lao động.
1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm.
 Hồn Trương Ba là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao nhân hậu bị tha hóa nhưng không chấp nhận sự tha hóa ấy, hồn Trương Ba vẫn đấu tranh vươn tới khát vọng sống trọn vẹn.
2. Thân bài: 
a. Hồn Trương Ba trong nghịch cảnh trú nhờ vào xác hàng thịt nên đã dần đổi tính, sống khác mình, sống trong dằn vặt đau đớn:
- Trương Ba là ai? Vì sao có chuyện trớ trêu “ hồn Trương Ba , da hàng thịt”?
- Do phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã thay đổi: uống nhiều rượu hơn, ham bán thịt và không còn mặn mà với những trò chơi trí tuệ nữa, nước cờ không còn thanh cao
- Đau đớn nhất với Trương ba là không được sống hòa hợpvới người thân như trước nữa . Tất cả mọi ngườiu đều buốn trước sự tha hóa của Trương Ba (Vợ, Cháu nội, con dâu)
- Trương ba khổ sở rất nhiều ví ông ý thức được sự thay đổi của mình không chỉ làm mình khổ sở mà còn làm cho người thân đau khổ mà không thể giải quyết
b. hồn Trương Ba với cuộc đấu tranh tuyệt vọng với xác hàng thịt để thoát khỏi cảnh sống thô phàm.
- Linh hồn nhân hậu trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương ba xưa kia, nay phải sống chắp vá nên không sai khiến được xác hàng thịt thô phàm mà còn bị nó điều khiển.
- Ý thức được điều đó, linh hồn Trương ba quyết định tách ra khỏi xác hàng thịt để được sống độc lập nhưng tất cả những cố gắng đều vô ích.
- Trương Ba đã nổi giận, khinh bỉ, mắng mỏ xác hàng thịt nhưng cũng thấm thía nghịch cảnh của mình nên đành nhập trở vào xác hàng thịt trong tuyệt vọng.
c. Hồn Trương Ba luôn hướng tới khát vọng bình dị mà cao đẹp: được sống trọn vẹn thanh cao bên người thân.
- Hồn Trương Ba phải nhập vào xác anh hàng thịt nhưng linh hồn ấy vẫn không cam chịu sống trong thân xác phàm tục
- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích đã thể hiện rõ khao khát cao đẹp của con người.
 + Nỗi khao khát cháy bỏng của Trương ba là “ .bên trong một đăngmột nẻo . Tôi muốn là tôi trọn vẹn”
 + Trương Ba đề nghị hãy làm cho hồn hàng thịt được sống lại.
 + Cuộc đời dài phía trước do Đế thích sắp đặt khi hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng không được Trương ba cxhấp nhận vì không muốn trở nên “ thảm hại, đáng ghét như một kẻ tham lam, vô lí lăm!” . Trương Ba đề nghị : đế Thích hãy đưa hồn cu Tị về nhập xác nó.
 + Với mình Trương Ba muốn: Tôi không nhập vào xác ai nữaTôi cảm thấy mình lại là Trương ba thật rồi.
3. Kết bài: Khát vọng chính đáng cao đẹp của hồn Trương Ba chính là kết quả của cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để được sống toàn vẹn với mình, là mình.

File đính kèm:

  • docho truong ba, gia hang thit.doc
Bài giảng liên quan