Phụ đạo Ngữ văn 12: Thuốc (Lỗ Tấn)

Câu 1 : Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn?

a. Cuộc đời :

 Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành (đi nhanh lên).

- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.

- Trước khi học nghề y:

+ Từng học nghề hàng hải với mong muốn đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt.

+ Sau đó, ông học nghề khai thác mỏ với ước vọng làm giàu cho Tổ quốc.

 Nhưng ông đều thất vọng.

- Khi học nghề y:

+ Nhờ học giỏi, ông nhận học bổng của Nhật.

+ Ông chọn học ngành y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín, như cha mình.

+ Đang học trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phụ đạo Ngữ văn 12: Thuốc (Lỗ Tấn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ăn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.
Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Câu 5 :Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “Thuốc” – Lỗ Tấn:
- Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học. Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ từng giọt,...” cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.- Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh: Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng “ Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa ... nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (... ) hắn điên thật rồi !” 
Câu 6: Chủ đề của tác phẩm 
- Phê phán niềm tin ngu muội, sự thiếu hiểu biết của nhiều người dân Trung Quốc đương thời về phương thuốc dùng bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao, mỉa mai sự thối nát của bộ máy thống trị.
- Căn bệnh và cả việc chữa bệnh phi lí đó là những hình ảnh ẩn dụ cho căn bệnh nô lệ của người dân Trung Quốc dưới ách thống trị của thực dân phương Tây.
- Ngợi ca ý chí và tinh thần cách mạng của người chiến sĩ Hạ Du.
- Tác giả gửi gắm vào câu chuyện phương thuốc nhằm đánh thức sự nhận thức về cảnh ngộ của dân tộc và đặt niềm tin vào tương lai của đất nước trong tư thế bay của con quạ ở cuối truyện
Caâu 7: ø yù nghóa voøng hoa treân moä Haïï Du ?
- YÙ nghóa voøng hoa treân moä Haïï Du : là một sự dự báo đầy lạc quan rằng cái chết của Hạ Du vẫn có người tôn kính nhớ tới, vẫn có người trân trọng và tiếp bước con đường của người đã hi sinh
 Vòng hoa đó, giống “con đường”, là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện hi vọng của tác giả về ngày chiến thắng của cách mạng, về loại thuốc có thể cứu được căn bệnh hiểm nguy của thời đại 
Câu 8: Nhân vật Hạ Du được biểu hiện gián tiếp qua những chi tiết nào? Ý nghĩa hình tượng Hạ Du 
- Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện. Hạ Du chính là người bị chém mà ông Cả Khang đã lấy máu đem tẩm bánh bao bán cho lão Hoa.
-Nhà Hạ Du nghèo, chỉ có một mẹ già(bà Tứ)
-Trong nhà lao, Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh, không hề sợ hãi.Anh là một anh hùng, hình tượng nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc trước thời Cách mạng Tân Hợi.
- Sau cái chết, mộ anh được đặt vòng hoa viếng, thể hiện niềm thương tiếc. . 
à Hạ Du là người giác ngộ cách mạng sớm, là người dũng cảm, hiên ngang xả thân vì nghĩa lớn nhưng anh lâm vào một bi kịch không ai hiểu được việc làm của anh, ngay cả người thân (thể hiện qua câu hỏi cuối truyện). Tác giả muốn nhắc nhở người đọc suy ngẫm để hiểu ý nghĩa cái chết của Hạ Du, đồng thời ông muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng. Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.
Câu 9: Những người trong quán trà bàn luận những gì?Thái độ của những người tham gia bàn luận chứng tỏ họ là người thế nào?
Người trong quán trà bàn luận hai chuyện:
a/Chuyện thằng Thuyên có được bánh bao tẩm máu người.Mọi người đều tin đó là “thuốc “chữa bệnh lao thần diệu, là phúc nhà lão Hoa
b/ Chuyện về Hạ Du, nhà cách mạng bị chém
Họ là những người:
a/Hưởng lợi từ cái chết của Hạ Du:Ông Cả Khang bán bánh bao tẩm máu ; Lão Nghĩa mắt cá chép tước được cái áo của tử tù; Cụ Ba, người bà con với Hạ Du tố giác Hạ Du nhận thưởng hai mươi lạng bạc; nhà ông Hoa mua được ‘thuốc” chữa bệnh lao
b/Phỉ báng nhà cách mạng:Ông Cả Khang bảo :Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa..”;Cậu Năm Gù phụ họa:”Cái thằng khốn nạn!”, ” điên thật rồi!”
àChứng tỏ họ là những người vô cảm , tìm cách hưởng lợi từ cái chết của Hạ Du. Thậm chí họ còn khinh bỉ, phỉ báng người bị chết chém. Nói chung họ không hiểu gì về tư tưởng và sự nghiệp của nhà cách mạng Hạ Du
Câu 10: Niềm tin mù quáng và tác hại của nó được thể hiện trong Thuốc như thế nào?
- Người ta tin là bánh bao tẩm máu người có thể chữa lành bệnh lao.
- Người ta tin rằng linh hồn người chết có thể hiện về.
- Do vậy , mới có việc lão Hoa bỏ tiền đi mua bánh bao tẩm máu người để cứu con và bà mẹ chiến sĩ Ha Du mới cầu xin linh hồn con trai mình “ứng vào con quạ... mẹ xem”
- Hành động này, mộtb mặt cho thấy tình cảm của các bậc cha mẹ dàng cho con, mặt khác lại bộ lộ niềm tin mù quáng, không có cơ sở khoa học của họ. Sự thiếu hiểu biết khoa học là mảnh đất màu mỡ cho những kẻ xấu lợi dụng. Dân chúng không hề hoài nghi. Họ cứ tin cho đến khi sự thật bất như ý xảy ra thì không thể nào cứu vãn nổi.
-Nhiệm vụ của nhà văn là giúp họ nhận thức được sự nhầm lẫn để khắc phục và vượt qua.
Câu 11 :Hai bà mẹ họ Hoa và họ Hạ gặp nhau ở nghĩa địa thể hiện bi kich gì của người Trung Quốc?
Trả lời: Hoa Hạ là tên gọi của nước Trung Hoa cổ xưa.Tên gọi thống nhất bỗng chia rẽ thành hai nửa không hiểu nhau, máu của Hạ bị Hoa dùng làm thuốc chữa bệnh lao.Cả Hoa và Hạ đều bị tổn hại.Các nấm mồ trong nghĩa địa giống như bánh bao trong lễ chúc thọ nhà giàu.Sự chia rẽ Hoa- Hạ chỉ có lợi cho thế lực thống trị mà thôi.Đó là bi kịch của nước Trung Hoa.
Câu 12. Lời của bà mẹ “Thế này là thế nào?” trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn,ở cuối tác phẩm có ý nghĩa gì?.
-Ý nghĩa câu hỏi của bà mẹ:
 	+ Thể hiện sự băn khoăn, nghi hoặc của bà mẹ không thế nào hiểu được ý nghĩa về cái chết của con.
 	+ Có một niềm hy vọng (tuy mơ hồ) nơi người mẹ :có người hiểu và trân trọng con mình.
 	+ Tác giả ngầm gợi cho người đọc suy nghĩ về sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, về mối quan hệ giữa người làm cách mạng và quần chúng nhân dân.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Trích) Sô – lô – khốp
Câu 1: Trình bày tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Sôlôkhốp, sáng tác nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm nào ?
- Sô – lô – khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê - nin, giải thưởng văn học quốc gia).
- Cuộc đời và sự nghiệp của Sô – lô – khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ - chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc.
- Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô – lô – khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô – lô – khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
- Phong cách nghệ thuật của Sô – lô – khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
- Tác phẩm xuất sắc nhất: “Sông Đông êm đềm”
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” ? 
- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô - cô - lôp . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Xô - cô - lôp nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Berlin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ.
- Kết thúc chiến tranh, Xô - cô - lôp giải ngũ, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được bé Va - ni - a. Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Va - ni - a làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn.
- Tuy vậy, Xô - cô – lôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ, mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt”, anh thường thay đổi chỗ ở, nhưng anh vẫn cố giấu không cho bé Va - ni - a biết nỗi khổ của mình.
-> Nội dung tác phẩm ‘’Số phận con người’’: Số phận con người nhỏ bé trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh, vẻ đẹp tính cách Nga kiên cường nhân hậu.
Câu 4: Ý nghĩa bao trùm tác phẩm “Số phận con người”:
* Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô - cô - lôp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu :
- Tính cách kiên cường : 
+ Trong chiến tranh, anh chịu quá nhiều bất hạnh. Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần, không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
+ Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Va - ni - a (bố mẹ đã chết trong chiến tranh).
- Tấm lòng nhân hậu: 
+ Xô - cô - lôp nhận nuôi bé Va - ni - a từ tính thương “với niềm vui không lời tả xiết” không tính toán, vụ lợi .
+ Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Va - ni - a hơn cả người cha đối với con.
+ Những mất mát, đau thương, anh âm thầm chịu đựng “nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Va - ni - a biết, vì sợ em buồn.
* Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính.

File đính kèm:

  • docthuoc.doc
Bài giảng liên quan