Phương pháp xác đinh các chỉ tiêu trong nước
Phương pháp Winkler: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc oxi hóa Mn2+ thành Mn4+ trong môi trường kiềm bởi oxi tan trong nước. Sau đó hòa tan MnO2 bằng axit có mặt chất khử I- thì Mn(IV) sẽ oxi hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn natri thiosunfat Na2S2O3 ta sẽ tính được lượng DO.
Mn2+ + 2 OH- Mn(OH)2 (màu trắng), chứng tỏ không có oxi
Mn2+ + 2OH- + 1/2 O2 MnO2 + H2O, có kết tủa màu đen, có oxi.
Lọc lấy kểt tủa MnO2, hòa tan trong axit H2SO4 có I-.
MnO2 + 4H+ + 2 I- Mn2+ + 2H2O + I2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐINH CÁC CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC . 1.Hàm lượng oxi hòa tan trong nước DO Phương pháp Winkler: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc oxi hóa Mn2+ thành Mn4+ trong môi trường kiềm bởi oxi tan trong nước. Sau đó hòa tan MnO2 bằng axit có mặt chất khử I- thì Mn(IV) sẽ oxi hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn natri thiosunfat Na2S2O3 ta sẽ tính được lượng DO. Mn2+ + 2 OH- Mn(OH)2 (màu trắng), chứng tỏ không có oxi Mn2+ + 2OH- + 1/2 O2 MnO2 + H2O, có kết tủa màu đen, có oxi. Lọc lấy kểt tủa MnO2, hòa tan trong axit H2SO4 có I-. MnO2 + 4H+ + 2 I- Mn2+ + 2H2O + I2 Chuẩn độ I2 bằng dung dịch chuẩn natri thiosunfat Na2S2O3 với chất chỉ thị hồ tinh bột: I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI (không màu). Trong đó: V- Thể tích mẫu nước lấy phân tích (thường lấy 100 ml); V1- Thể tích (ml) của MnSO4 và KI; 8- đương lượng gam của oxi Biến đổi Azide của phương pháp Winker Ion nitrit là một trong những ion thường gặp gây ảnh hưởng trong quá trình xác định oxi hòa tan. Nó không oxi hóa Mn2+ nhưng nó oxi hóa I- thành I2 trong môi trường axit. Nó thường gây ảnh hưởng bởi tính khử của nó, N2O2 được oxi hóa bởi oxigen đi vào trong mẫu trong khi chuẩn độ, nó chuyển hóa thành NO2- và gây biến đổi chu kì phản ứng đến nỗi có thể dẫn đến sai kết quả phân tích (thường làm tăng kết quả phân tích). Các phản ứng bao gồm: 2NO2- + 2I- + 4H+ I2 + N2O2 + 2H2O Và N2O2 + 1/2 O2 + H2O 2NO2- + 2 H+ Khi có sự hiện diện của nitrit thì không thể có sản phẩm cuối cố định. Ngay lập tức, màu xanh của chỉ thị hồ tinh bột biến mất, những dạng nitrit từ phương trình phản ứng sẽ phản ứng với nhiều I- tạo thành I2 và màu xanh của hồ tinh bột sẽ quay trở lại. Hiện tượng Nitrit dễ dàng khắc phục bằng cách sử dụng sodium azide NaN3. Rất dễ trộn azide vào KI. Khi thêm axit sunfuric vào các phản ứng tiếp theo xảy ra và NO2- bị phá hủy: NaN3 + H+ HN3 + Na+ HN3 + NO2- + H+ N2 + N2O + H2O Bằng cách này, ảnh hưởng của nitrit được ngăn chặn và phương pháp Winkler trở nên đơn giản và phổ biến. Bài tập: Lấy mẫu nước vào đầy bình nón có nút nhám (250 ml), cho vào 1 ml MnSO4, 2 ml dung dịch gồm: NaOH; NaI; NaN3. Đậy chặt bình và lắc kĩ dung dịch. Để yên cho kết tủa lắng xuống. Thêm 1 ml H2SO4 đặc và chuẩn độ dung dịch bằng Na2S2O3 9,75.10-3M tới màu vàng rơm. Thêm chỉ thị hồ tinh bột (10-15 giọt) và tiếp tục chuẩn độ cho tới khi màu xanh thẫm vừa mất, tiêu hao hết 27,53 ml dung dịch natri thiosunfat. Cho O2 = 31,99. a.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính hàm lượng oxi hòa tan (DO) theo ppm. 2.Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi mà sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxi hóa các chất hữu cơ trong nước. Đơn vị tính theo mg/l Phương pháp xác định BOD5 Chuẩn bị dung dịch để pha loãng: Lấy khoảng 1 lít nước sạch cho vào chai miệng rộng, thổi không khí sạch ở 200C vào nước cất, lắc nhiều lần để bão hòa oxi, rồi thêm vào đó 1 ml dung dịch đệm photphat có pH = 7,2; 1 ml dung dịch MgSO4 (2,25 g MgSO4.7H2O/l) và 1 ml FeCl3 (0,25g FeCl3.6H2O/l) và 1,575g Na2SO3, nếu chưa đủ 1 lít thì thêm nước cất tới 1 lít. Mẫu nước phân tích trung hòa bằng dung dịch H2SO4 1N hoặc dung dịch NaOH 1N đến pH = 7. Pha loãng mẫu phân tích: .Nếu BOD trong nước phân tích từ 1 ÷ 6 mg O2/l thì không cần pha loãng. .Nếu BOD 7 ÷ 12 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 50% (50 ml mẫu nước + 50 ml dung dịch để pha loãng). . Nếu BOD 13 ÷ 30 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 20% (20 ml mẫu nước + 80 ml dung dịch để pha loãng). . Nếu BOD 30 ÷ 60 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 10% (10 ml mẫu nước + 90 ml dung dịch để pha loãng). . Nếu BOD 300 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 2% (2 ml mẫu nước + 98 ml dung dịch để pha loãng). . Nếu BOD 600 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 1% (1 ml mẫu nước + 99 ml dung dịch để pha loãng). . Nếu BOD 1200 mg O2/l thì tỉ số pha loãng 0,5% (0,5 ml mẫu nước + 99,5 ml dung dịch để pha loãng). Mẫu nước sau khi pha loãng xong chia thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Tiến hành xác định DO (như phần xác định DO ở trên) được giá trị P1. Phần 2: Cho vào chai đậy nút kín đem ủ trong 5 ngày trong buồng tối, ở nhiệt độ 200C, sau đó lấy ra và xác định DO được giá trị P2. Công thức xác định giá trị BOD: D P P ml mg BOD 2 1 5 ) / ( - = Thể tích mẫu đem phân tích D = Tổng thể tích mẫu nước đem phân tích và thể tích dung dịch pha loãng Trong đó: D là tỷ số pha loãng: Trường hợp cần bổ sung thêm vi sinh vật vào nước pha loãng để đảm bảo vi sinh vật cho quá trình oxi hóa thì công thức tính BOD là: D F B B P P ml mg BOD ). ( ) ( ) / ( 2 1 2 1 5 - - - = Trong đó: P1: Giá trị DO của mẫu nước thải + nước pha loãng có cấy vi khuẩn, được xác định ngay sau khi chuẩn bị mẫu để ủ. P2: Giá trị DO của mẫu nước thải + nước pha loãng có cấy vi khuẩn, được xác định sau 5 ngày ủ ở 200C trong tối. B1: Giá trị DO của nước pha loãng có cấy vi khuẩn được xác định trước khi ủ. B2: Giá trị DO của nước pha loãng có cấy vi khuẩn được xác định sau khi ủ 5 ngày ở 200C, trong tối. F: Tỷ số chất lỏng bổ sung vi khuẩn vào mẫu nước thải pha loãng và nước pha loãng (mẫu đối chứng). Thể tích chất lỏng bổ sung thêm vi khuẩn trong P1 F = Thể tích chất lỏng bổ sung thêm vi khuẩn trong B1 3.Nhu cầu oxi hóa học (COD) COD là nhu cầu oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và H2O bằng tác nhân oxi hóa mạnh (tác nhân oxi hóa hóa học). COD được xác định bằng việc sử dụng một chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit để oxi hóa chất hữu cơ: Các chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ O2 + H2O + Cr3+ Lượng Cr2O72- dư được chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn Fe2+ (pha từ muối Mohr (NH4)2.SO4.FeSO4.6H2O với chỉ thị feroin, màu chuẩn độ từ xanh lam sang đỏ nhạt 6Fe2+ + Cr2O72- + 14 H+ 6Fe3+ + 2 Cr3+ + 7H2O Tiến hành thêm mẫu trắng, đối chứng. Hàm lượng COD (mg O2/l) tính theo công thức: Trong đó: Vml: Số ml mẫu nước đem phân tích. V1: Số ml dung dịch Fe2+ dùng để chuẩn độ mẫu trắng. V2: Số ml dung dịch Fe2+ dùng để chuẩn độ mẫu phân tích. N: Nồng độ đương lượng của Fe2+ (chính là nồng độ mol/l). 8: Đương lượng gam của Oxi. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường từ 0,5 ÷ 0,7.Vì chỉ số COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không bị oxi hóa bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD bao giờ cũng cao hơn giá trị BOD.
File đính kèm:
- bai giang DO.ppt