Ra đề và thẩm định đề môn Tiếng Việt cấp Tiểu học

Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của quá trình đào tạo, nó không những cho chúng ta biết kết quả học tập của học sinh mà còn giúp chúng ta có căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp, các tài liệu dạy học.

Nội dung, yêu cầu, cách thức và kết quả đánh giá sản phẩm học tập của học sinh có sức tác động lớn đến hình thành và phát triển năng lực học tập của mỗi em trong những chặng đường học tập theo.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ra đề và thẩm định đề môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN HÈ 2014 RA ĐỀ VÀ THẨM ĐỊNH ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC  TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 / 7 / 2014 QUY ĐỊNHĐánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học. 2. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam.  Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh. 2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. 3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của quá trình đào tạo, nó không những cho chúng ta biết kết quả học tập của học sinh mà còn giúp chúng ta có căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp, các tài liệu dạy học. Nội dung, yêu cầu, cách thức và kết quả đánh giá sản phẩm học tập của học sinh có sức tác động lớn đến hình thành và phát triển năng lực học tập của mỗi em trong những chặng đường học tập theo. Ra đề theo hướng mở trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt Theo xu hướng phát triển năng lực người học hiện nay, quá trình dạy học phải tạo cơ hội cho HS huy động kiến thức thu nhận được trong các tài liệu học tập để áp dụng chúng một cách hiệu quả trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể. . Chú trọng đến sự phát triển năng lực cho HS trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các em hoạt động tự lực, sáng tạo, tránh áp đặt hoặc yêu cầu các em phải tạo ra những sản phẩm học tập chỉ là sự sao chép sáo rỗng, không tạo được sự kết nối giữa những kiến thức được học với những trải nghiệm và khả năng vận dụng của các em Việc đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học chủ yếu được thực hiện ở hình thức viết trên giấy với hai dạng thức chính là trắc nghiệm và tự luận Mục đích yêu cầu kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết Đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chương trình quy định Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm và hình thức kiểm tra bằng bài viết. Mục tiêu của lớp tập huấn Nắm được việc ra đề, thẩm định đề đối với môn tiếng Việt. Áp dụng vào việc ra đề, thẩm định đề môn tiếng Việt tại đơn vị, hạn chế các tồn tại đã được hướng dẫn, rút kinh nghiệm TËp huÊn l¹i cho ®ång nghiÖp tại quận/huyện, trường học 

File đính kèm:

  • pptRA DE VA THAM DINH DE MON TIENG VIET CAP TIEU HOC.ppt
Bài giảng liên quan