Sáng kiến kinh nghiệm Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Chính Tả Lớp 4

Là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Tiếng Việt ở lớp 4, trong đó có phân môn chính tả mà tôi nhận thấy môn này các em thường đạt kết quả thấp nhất trong mỗi kỳ thi. Chính vì yếu tố này mà kết quả môn Tiếng Việt thấp hơn môn Toán. Từ tình trạng này, trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm tòi rút kinh nghiệm, nnâg cao chất lượng môn chính tả hiện nay.

Như chúng ta đã biết, hầu hết các em học sinh của trường chúng ta là dân tứ xứ cả mọi miền đát nước (Bắc – Trung – Nam), lhoong phải là dân địa phương của một vùng miền nào. Một lớp học có cả ba minề (Bắc – Trung – Nam). Mà chúng ta đã biết trong thực tế của nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do vậy hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn giao thoa của nhiều vùng miền. Từ giáo viên đến học sinh, “Cô Bắc, trò Nam, Trung. Cô Trung, trò Nam, Bắc” Nghe và hiểu được tiếng nói của nhau quả là điều không đơn giản. Trong khi “chuẩn chính tả” của ngữ pháp Việt Nam căn cứ vào phát âm của khu vực Hà Nội thì với các vùng miền khác, việc nhại giọng nói theo phát âm chuẩn không hề đơn giản. Nhất là với tình trạng giáo viên và học sinh tất cả các trường trong huyện Xuyên Mộc nói chung và trường TH Huỳnh Minh Thạnh nói riêng quả thực rất khó khăn. Ví dụ thực tế ở trên lớp hiện nay, một số em ở vùng miền Bắc khi phát âm tiềng :nói và làm” thành “lói và nàm”. Khu vực miền Trung thì các em lại hay sai khi phân biệt các dấu thanh “sắc - nặng - hỏi - ngã” như “nói” lại thành “nọi”. Người Quảng thì sai những nguyên âm như “ăn” thành “eng”, “nói” thì thành “núa”. Các tỉnh miền Nam thì “về” thành “dề” hay “con cá rô” thành “con cá gô”. Chính vì trong từng địa phương các kiểu phát âm như vậy đã thành thói quen. Có điều là hiện nay, sự sống chúng pha trộn trong các vùng cả nước hiện nay là phổ biến nên khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với chính tả là một việc không dễ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2462 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Môn Chính Tả Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ờng được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu và nhất là trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực giúp HS khi HS không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Phân biện “bàn” và “bàng” (trong từ đơn).
Bàn = Cái bàn Bàng = Cây bàng.
+ Phân biệt “lan” – “lang” (trong từ đơn)
Lan = Hoa lan, bạn Lan
Lang = Khoai lang
+ Phân biệt “củng” và “cũng”:
Củng = củng cố
Cũng = cũng làm, cũng được.
+ Phân biệt “bát” và “bác”:
Bác = anh của ba, Bác Tư
Bát = cái bát (đồ dùng ăn cơm)
Đặc biệt với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa GV phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp HS giải nghĩa từ.
4. Giúp HS ghi nhớ một số mẹo luật chính tả:
Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp HS khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu, đó là ngay từ lớp 1.Các em đã được làm quen với các luật chính tả đươn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ie
Luật viết chính tả đúng về dấu hỏi – ngã trong các từ láy, thường được nhớ qua 2 yếu tố ở cùng một hệ trầm (huyền – ngã – nặng) hoặc bổng (hỏi – sắc – ngang). Để nhớ được 2 nhóm này, GV chỉ cần dạy cho HS thuộc nguyên tắc: ngang – sắc = hỏi/huyền – nặng = ngã. Nghĩa là đã số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Thanh sắc + hỏi: sắc sảo, vắng vẻ, mát mẻ
- hỏi + hỏi: lẩm cẩm, lỉnh kỉnh
- Huyền + ngã: lững lờ, vồn vã
- Nạng + ngã: vật vã, đẹp đẽ
- Ngã + ngã: lõm bõm, nghễnh ngãng
Ngoài ra GV cần cung cấp thêm cho HS một số mẹo luật như sau:
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: sả, si, sồi, sứ, sắn, sao, su su, sa nhân, sấu, sến
+ Để phân biệt âm đầu ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chổi, chai, chén, chum, chạn, chuông
Ngoài ra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em cũng không kém phần quan trọng, giúp GV và HS tiết kiệm và đỡ mất thời gian trên lớp.
Ví dụ: Sau khi các em chuẩn bị bài ở nhà, lên lớp GV chỉ cần nghe HS báo cáo về sự chuẩn bị của các em bài chính tả hôm nay có những từ nào khó viết, dễ lẫn lộn, hay viết sai. Các em chỉ cần nêu, GV tổng hợp và giúp các em giải quyết. Các em sẽ nhớ lâu hơn và ít viết sai.
+ Yếu tố quan trọng nữa sau khi viết bài nếu HS nào viết sai GV cần cho HS viết lại và phân tích nhiều lần để các em nhớ.
5. Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả:GV cần cho SH thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp HS tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh thể. Sau mỗi lần làm bài tập, GV giúp HS rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
Tóm lại những việc làm trên để giúp cá em viết đúng chính tả thì những việc làm đó phải thường xuyên, liên tục trong mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết dạy.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN (QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM):
Với vai trò là một GV chủ nhiệm lớp 4 và phụ trách giảng dạy môn Tiếng Việt như hiện nay, thuận lợi là được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, nhất là bộ phận chuyên môn của nhà trường luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ nhiệt tình cho GV cũng như HS toàn trường bằng những việc làm cụ thể như:
Ví dụ: Để giúp HS học tốt và viết chính tả đúng, ngoài giờ học chuyên môn còn tổ chức các em đọc yếu đọc truyện trong giờ ra chơi hoặc những tiết sinh hoạt ngoài giờ. Có quan sát, theo dõi và động viên những em có tiến bộ.
Được sự quan tâm của Đội, thư viện đã tạo điều kiện cho các em mượn sách, truyện để đọc, được ngh chương trình pahst thanh măng non giúp các em biết cách lắng nghe, học hỏi những tấm gương học tốt của các bạn. Đội còn độngv iên kịp thời những HS nghèo hiếu học cùng với sự giúp đõ của Hội khuyến học nhà trường. Tất cả là nguồn động viên nhằm thúc đẩy việc học tập của các em.
Bên cạnh đó trường của chúng ta còn có một đội ngũ GV nhiệt tình, có trách nhiệm trong giảng dạy, vì thế bao năm qua trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong giảng dạy và phong trào khác.
Bên cạnh những thuận lợi ấy, GV còn gặp không ít khó khăn như sau:
- Về đối tượng HS: Đa số là tập trung nhiều vùng, miền (Bắc – Trung – Nam) nên việc giảng dạy gặp không ít khó khăn.
- Về hoàn cảnh gia đình: Đa số là dân lao động và làm biển. Đa số là nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học của các em. Đa số khoán trắng cho GV.
- Do tác động của xã hội cũng một phần ảnh hưởng đến việc học tập của các em như phim ảnh, trò chơi điện tử, những đối tượng các em tiếp xúc đôi lúc xấu nhiều hơn tốt
- Phần lớn các em chưa ý thức được việc học tập là quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Các em nghĩ ngây ngô học là để cho ba mẹ, học cho cô, sợ cô la, sợ ba mẹ đánh mà học. Vì thế đôi lúc các em học một cách đối phó, chưa chăm học.
- Khó khăn của nhà trường: Tuy là trường chuẩn quốc gia, ở thị trấn nhưng do đặc thù địa phương dân cư nghèo, đa số là làm nông và không có nghề nghiệp ổn định nên ít quan tâm đến hoạt động của trường, lớp và con em của mình nên việc giữ vững là trường chuẩn quốc gia phải là một nỗ lực lớn, thử thách lớn của BGH trường.
1. Thực trạng công tác bồi dưỡng:
Hiện nay lớp tôi chủ nhiệm gồm có 25/14 nữ. Chất lượng đầu năm lớp 4 tôi nhận qua khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Tiếng Việt: Giỏi Khá Trung bình
 11 (44%) 10 (40%) 4 (16%)
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm nhìn chung các em đọc tương đối tốt, chỉ có 8 em đọc còn yếu, chưa mạch lạc như em Lai, Nam, Thân, Tiến, Tuấn, Hùng, Ngân. Việc viết sai lỗi chính tả nhiều em chỉ có 1 điểm chính tả.
2. Sau khi nắm bắt được những đối tượng sai chính tả nhiều. Tôi bắt đầu áp dụng các biện pháp trên một cách thường xuyên trong mỗi tiết dạy Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Các em đọc yếu thường chính tả viết sai. Trong giờ Tập đọc tôi rèn luyện cho các em cách phát âm những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó cho các em luyện đọc nhiều lần và giao bài về nhà. Cụ thể như em Lai, Namđọc yếu, viết chính tả hay sai giao về nhà đọc đoạn tập đọc nào đó và viết lại đoạn đó. Hôm sau đem lên cô giáo kiểm tra. Và nhờ tổ trưởng kiểm tra và báo cáo trong 15 phút đầu giờ.
Trước khi viết chính tả GV phải hướng dẫn HS cách chuẩn bị bài ở nhà mọt cách cụ thể.
Ví dụ: Trước khi viết chính tả các em về đọc kỹ bài chính tả. Tìm những từ các em hay viết sai, khó viết viết vào giấy nháp, hôm sau lên báo cáo cùng GV phân tích giúp đỡ HS tìm ra cách nhớ viết để các em viết đúng bài chính tả.
Qua những tiết Luyện từ và câu giúp cá em phân biệt nghĩa của từ, phân tích cấu tạo tiếng nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ để viết chính tả đúng. Nhất là các em được rèn luyện qua các bài tập ứng dụng.
Ngoài ra những em hay viết sai chính tả còn được rèn luyện trong những tiết Tiếng Việt ôn.
Qua những biện pháp trên tôi nhận thấy chất lượng HS viết sai chính tả ngày được nâng cao hơn. Cụ thể là:
Tiếng Việt giữa kỳ 1: Giỏi Khá Trung bình
 18 (72%) 6 (24%) 1 (4%0
Những vấn đề còn hạn chế đó là thời lượng dành cho môn chính tả chỉ có 1 tiết/tuần. Vì thế việc rèn luyện cho các em ít.
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình dạy học, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy HS đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy nhiên để duy trì được kết quả này thì việc làm trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, rèn cho HS thói quen “viết đúng” trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của GV đối với HS không chỉ ở môn chính tả mà còn kiểm tra ở các em những môn khác như môn Tập làm văn, Luyện từ và câu, các tiết kiểm tra Khoa học, Địa lý
Cần kết hợp với các GV bộ môn khác để rèn cho các em viết đúng chính tả ở mọi trường hợp không riêng gì môn chính tả của GV chủ nhiệm.
Trong thời gian tới tôi cũng sẽ ứng dụng các phương pháp đó một cách thường xuyên liên tục và mong rằng lên lớp 5 các em cũng được rèn luyện cho các em để các em nắm được kỹ năng viết chính tả tốt hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu áp dụng két quả chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình và nỗ lực của khả năng tôi, tôi cũng có được một số kinh nghiệm trên. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của BGH nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy bộ môn Chính tả trong nhà trường nói chung và trường Huỳnh Minh Thạnh nói riêng được nâng cao và hiệu quả. Xin chân thành cám ơn.
2. Kiến nghị: Mong nhà trường kết hợp với Đoàn – Đội tổ chức một đợt thi Rung chuông vàng trong đó có lồng ghép môn chính tả.

File đính kèm:

  • docBIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4.doc