Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh năng khiếu

MỤC LỤC

A.Phần mở đầu:

 I.Lí do chọn đề tài:

 II.Đối tượng nghiên cứu:

 III.Nhiệm vụ đề tài:

 IV.Phạm vi đề tài:

 V.Thời gian thực hiện:

 VI.Phương pháp thực hiện:

B.Phần nội dung:

 I.Lịch sử nghiên cứu:

 II.Cơ sở lí luận:

 III.Thực trạng vấn đề:

 Chương I:

 THẾ NÀO LÀ HỌC SINH GIỎI VĂN?

 I.Năng khiếu văn chương và năng lực văn học.

 II.Những phương diện của năng lực văn học.

 Chương II:

 TÁC PHẨMVĂN HỌC VÀ NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC.

 I.Tác phẩm văn học.

 II.Các phương diện hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích tác phẩm văn học.

 Chương III :

 KỸ NĂNG LÀM VĂN

 Chương IV:

 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

C.KẾT LUẬN:

 PHỤ LỤC

 

doc24 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n đề ,phong phú vấn đề,học sinh cần đặt câu hỏi:Vì sao tác giả lại giật mình? Ánh trăng vì sao lại im phăng phắc?sẽ có câu hỏi trả lời tự lòng ta và văn sẽ phong phú hơn không còn nghèo ý.
Văn viết phải giàu hình ảnh:
 +văn tự sự miêu tả phải giàu hình ảnh vì mới dựng lên được bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống con người và sự việc.Vì hình ảnh phản ánh và thể hiện cuộc sống thông qua hình ảnh ,chính là đăc trưng của tư duy hình tượnglàm hấp dẫn cái hay,cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật.Viết như thế nào để người đọc hình dung ra hình ảnh trong trí.
VD: “Lão Hạc cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước..Mặt lão đột nhiên co rúm lại”
 +Văn nghị luận:Là loại văn của tư duy khái niệm ,tư duy lôgic-Ý tứ cần chặt chẽ,sáng sũa, lập luận chắc chắn,chính xác ,thuyết phục.Nhưng vẫn phải viết có hình ảnh để làm tăng sức thuyết phục hơn.Muốn viết đượcphải liên hệ ,so sánh, đối chiếu để tạo nên khoái cảm cho người đọc.
Nhằm gợi cảm,gợi trí tưởng tượng và những liên tưởng phong phú trong lòng người đọc.
VD:
 Cảm nhận truyện ngắn “ làng” của KimLân .Nếu viết không có hình ảnh thì làm sao ta có thể thấy được hình ảnh người nông dân chất phác lúc nào cũng nghĩ về làng về quê hương đất nước.
So sánh văn học:
 +Nhằm làm sáng tỏ vấn đề,chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú.
 +Người viết phải có vốn kiến thức rộng về văn chương
 +So sánh để làm rõ cái hay,cái đẹpcủa tác phẩm được nghị luận chớ không phải để phô trương kiến thức làm bài nghị luận lan man mất trọng tâm gây cảm giác khó chịu cho người đọc.
 +So sánh phải tự nhiên không gượng ép.
 VD: Phân tích bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật.Quá trình phân tích phải liên hệ so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng Chí”của Chính Hữu nhằm làm nỗi bật hình ảnh người lính qua 2 cuộc kháng chiến có điểm nào giống và khác nhau về hoàn cảnh,về tinh thần chiến đấu ,thái độ của người lính trước những vất vả, khó khăn ,gian khổ
 Lập luận như một cuộc đối thoại ngầm:
 +Đặt mình vào địa vị của người đọc,giả định như người đọc không cùng ý nghĩ với mìnhthì mình sẽ lí giải ra sao?
VD: “Vũ Nương vì sao phải tìm đến cái chết .Cái chết của Vũ Nương xuất phát từ nguyên nhân nào? Có phải là do tại Trương Sinh có tính hay ghen, rồi thành mù quáng ,hoặc Trương sinh vì quá thương vợ mình.Cuối cùng Vũ Nương chết,cái chết của vũ Nương đã góp phần tố cáo xã hội phong kiến luôn xem thường nhân phẩm phụ nữ”
 +Thường dùng những câu khẳng định và phủ định với những nội dung hầu hết và các phán đoán hoặc những nhận xét đánh giá sâu sắc.
 VD: “Đời Kiều là mộttấm gương oan khổ ,một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ .Dựng lên một con người và một cuộc đời.Như vậy là Nguyễn Du đã phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại.Lời phát biểu ấy là tiếng kêu thương .Một lời kêu não nùng, đau đớn,suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai”.(Hoài Thanh)
Dẫn chứng ,trình bày dẫn chứng:
 +Dẫn chứng bắt buộc:Nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu.
 +Dẫn chứng mở rộng:Là những dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết dẫn ra để liên hệ đối chiếu so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang bàn bạc.Về nguyên tắc:
 -Dẫn chứng bắt buộc phải tập trung nhiều hơn nhằm giúp người đọc thấy được chiều sâu của người phân tích.Dẫn chứng mở rộngthấy được bề rộng trong tầm kiến thức của người phân tích.
 -Không được lí lẽ nhiều dẫn chứng ít và ngược lại.
 -Dẫn chứng phải được phân tích cho hay và gắn bó với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ.
Giọng văn biểu cảm,yếu tố tạo nên chất văn:
+Giọng văn phải thể hiện thái độ tình cảm,tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình quan tâm miêu tả hoặc thảo luận.
+Muốn cho bài văn có sức lôi cuốn người đọc,dễ đi vào lòng người nên sử dụng nhiều thanh bằng trong môt câu hay trong một đoạn văn.
VD: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc ,lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”.(Thanh Tịnh)
 +Văn tự sự muốn tạo xúc cảm cho người đọc thì sử dụng thanh bằng trong câu nhiều hơn thanh trắc .
 + Ở văn nghị luận thì tùy theo nội dung,thái độ biểu hiện :
 -Thanh “ bằng” nhiều hơn thanh “ trắc” giọng văn dễ đi vào lòng người hơn. 
 -Thanh “trắc” sử dụng nhiều hơn thanh “ bằng”thì giọng văn trúc trắc hơn không gây được ấn tượng sâu sắc đến người đọc .
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Kiểm tra năng lực văn học của học sinh sau khi đã chon được học sinh có năng khiếu:
1. Đề kiểm tra kiến thức văn học-Thời gian làm bài ( 150phút )
 I.Phần tiếng việt: (8.0đ)
Em hãy xác định tất cả các biện pháp tu từ được thiên tài Nguyễn Du dùng trong đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ,
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
 (Trích đoạnKiều ở lầu Ngưng Bích-Nguyễn Du)
 II.Phần Tập làm văn: (12.0đ)
Tinh thầnyêu nước được biểu hiện qua :Hịch tướng sĩ(trần Quốc Tuấn);Bình Ngô Đại Cáo(NguyễnTrãi);NamQuốcSơn Hà(Lý Thường Kiệt)
2.Giáo viên chấm bài :Rút kinh nghiệm để học sinh thấy được hạn chế về cách làm bài ,các em sẽ hiểu được yêu cầu cách làm bài của học sinh giỏi.
II. Tiến hành ôn tập:Giáo viên ôn tập cho học sinh về kiến thức ngữ văn của chương trình cấp THCS từ lớp 6-7-8-9(tiếng việt)8-9(Văn học và kiểu bài văn nghị luận).
III.Học sinh làm kiểm tra lần 2(dạng đề như lần 1)
IV.Rèn kỹ năng làm văn:
V.Tham khảo những bài viết hay :
 Học sinh tham khảo có sự chọn lọc về tác giả ,giáo viên sẽ cho các em tham khảo bài nào ?hay ở chỗ nào? để các em học hỏi rút kinh nghiệm.Riêng về môn tiếng việt học sinh sẽ được ôn lại và hướng dẫn cách phân tích.Phân tích tốt giá trị tu từ là các em đã nắm được tương đối vững về nghị luận tác phẩm văn học.
VI.Thi thử :
+Bài thi được làm trên tờ giấy thi theo qui định của ngành,thời gian làm bài như thời gian Sở qui định cho một bài làm của học sinh giỏi. 
(Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh).
+Học sinh tham khảo và phân tích một số đề thi chọn học sinh giỏi ,giáo viên hướng dẫn sữa chữa rút kinh nghiệm.
VI.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
HỌC SINHCÓ
NĂNG KHIẾU
HỌC SINH GIỎI
Cấp huyện	 Cấp tỉnh
1998-1999
5
2
1
1999-2000
5
2
2
2000-2001
5
3
1
2001-2002
5
1
0
2002-2003
5
2
1
2003-2004
5
2
2
2004-2005
5
1
1
2005-2006
5+VHCT 5
3+1VHCT
2
2006-2007-2008
10+VHCT 10 
3+3VHCT
C.KẾT LUẬN
*Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu văn để các em đạt được thành tích là học sinh giỏi văn không phải chỉ ôn nội dung như trên là đủ.Bản thân giáo viên phải tự nâng cao bồi dưỡng kiến thức về bộ môn ,phương pháp làm bài sao cho phù hợp với cấp học.Giúp học sinh nâng cao kiến thức ,người giáo viên còn phải rèn kỹ năng phương pháp làm văn cho các em giúp các em viết văn có cảm xúc hơn .Giáo viên là người ôn,hướng dẫn nhưng học sinh có giỏi hay không quyết định là ở các em.
*Bài học kinh nghiệm :
 -Học sinh có năng khiếu ,có năng lực văn học ,phải viết chữ rõ ràng sạch sẽ không được mắc nhiều lỗi chính tả ,cú pháp phải chuẩn Đó là khởi đầu quan trọng trước khi chọn một học sinh năng khiếu .
 -Thời gian tìm học sinh năng khiếu từ lớp 6,sau đó theo dõi từng bài viết của các em (liên hệ với giáo viên văn dạy lớp).
 -Phải là học sinh vừa có năng khiếu vừa rất thích ,rất say mê học ngữ văn Giáo viên không ép buộc để bồi dưỡng khi bản thân em không thích.
 -Quá trình bồi dưỡng không để học sinh nhàm chán .Phải trò chuyện ,phát vấ n gợi mở những kiến thức trọng tâm để các em nhớ sâu sắc hơn.
 -Thời gian ôn tập bồi dưỡng văn học,giáo viên dành thời gian cho các em rèn chính tả tránh sai những lỗi cơ bản để trong quá trình phân tích từ ngữ ,hình ảnh chính xác hơn.
*Khuyến nghị:
 -Nội dung ôn tập,bồi dưỡng nâng cao đòi hỏi phải có thời gian mà thời gian dành cho các em thì rất hiếm.Vìvậy mà kết quả đạt được còn khiêmtốn .
 -Học sinh giỏi cần được khích lệ tinh thần,vật chất đủ để thu hút học sinh giỏi ở những năm tiếp theo.
 -Có thể bồi dưỡng học sinh từ đầu cấp bằng giờ dạy tự chọn nâng cao.
Nội dung trình bày trong đề tài này là những kinh nghiệm mà bản thân người viết đã tích lũy được từ những tác giả có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu .Dựa vào những kinh nghiệm trên người viết cố gắng làm thế nào để áp dụng cho học sinh xã nhà có kiến thức văn học , đồng thời phát huy tinh thần ham học hỏi của các em giúp các em yêu môn văn học hơn .Quá trình thực hiện đề tài này không khỏi có những hạn chế nhất định .Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp của quý đồng nghiệp.
 Chân thành cảm ơn.
*Tài liệu tham khảo:
1.sách “Nâng cao môn Ngữ văn lớp 8,9”-Tác giảTạ ĐứcHiền NXBGD 2002.
2.sách “Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp9”
 Nhóm biên soạn của Nguyễn thị Mai Hoa-Đinh Chí Kháng(tham dự cuộc thi viết sách bài tập và sách tham khảo của Bộ giáo dục và Đào tạo)2002.
3.Tạp chí Giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo -năm 1998,1999,....2007
4.Sách “Bồi dưỡng học sinh giỏi văn cấp trung học cơ sở”-Nhà XBGD năm 1997của Đỗ Ngọc Thống.
5.Tạp chí văn học và tuổi trẻ số1(101)tháng 11-2004,trang 14.
6.Tạp chí văn học và tuổi trẻ số 1(101)tháng 8-2005trang 35,36,37
MỤC LỤC
A.Phần mở đầu:
 I.Lí do chọn đề tài:
 II.Đối tượng nghiên cứu:
 III.Nhiệm vụ đề tài:
 IV.Phạm vi đề tài:
 V.Thời gian thực hiện:
 VI.Phương pháp thực hiện:
B.Phần nội dung:
 I.Lịch sử nghiên cứu:
 II.Cơ sở lí luận:
 III.Thực trạng vấn đề:
 Chương I: 
 THẾ NÀO LÀ HỌC SINH GIỎI VĂN?
 I.Năng khiếu văn chương và năng lực văn học. 
 II.Những phương diện của năng lực văn học.
 Chương II:
 TÁC PHẨMVĂN HỌC VÀ NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC.
 I.Tác phẩm văn học.
 II.Các phương diện hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích tác phẩm văn học.
 Chương III : 
 KỸ NĂNG LÀM VĂN
	Chương IV:
	 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
C.KẾT LUẬN:
 PHỤ LỤC
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
 TRƯỜNG :THCS TAM HIỆP
 ĐỀ TÀI :KINH NGHIỆM
 BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU
 Người thực hiện: Đặng Ngọc Nga
 Năm học 2007-2008

File đính kèm:

  • docboối duo7ng4 hsnăng khiếu.doc
Bài giảng liên quan