Sáng kiến kinh nghiệm Chấm bài thi Ngữ văn

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Là người giáo viên ngữ văn, có lẽ chúng ta đều đồng ý với nhau : chấm bài là một công việc hết sức vất vả, phức tạp nhưng cũng đầy hứng thú.

Vất vả, phức tạp vì công việc chấm bài không thể kết thúc nhanh chóng trong vòng vài ba tiếng . người giáo viên phải tập trung kha nhiều sức lực và trí tuệ. Sự căng thẳng trong khi chấm bài càng lớn khi phải theo dõi, cân nhắc, đánh giá nhiều bài viết trong khoảng một thời gian liên tục.

Nhưng công việc chấm bài cũng đầy hứng thú vì người giáo viên được chứng kiến sản phẩm tinh thần của học sinh và đó đồng thời là sản phẩm của chính bản thân mình sau một quá trình giảng dạy. Được nghe những lời tâm tình, cảm hứng sáng tạo của học sinh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Chấm bài thi Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iếu cân nhắc, không phê bình học sinh với những lời lẽ phủ phàng. Nhưng cũng không nên né tránh điều này mà đi đến chỗ không có một lời phê bình, một lời nhận xét nào trong bài làm của học sinh. Cả hai thái độ trên đều là không tôn trọng bài làm của học sinh.
Đảm bảo chấm bài nghiêm túc, chính xác và công bằng. Việc chấm bài làm văn nên có lịch sắp xếp từ trước và cần phải lên được biểu điểm cụ thể, chi tiết rồi với bắt tay vào chấm. Không nên có định kiến với học sinh mà có bài được nâng điểm hoặc có bài bị hạ thấp điểm. Chấm không công bằng sẽ dẫn đến những suy nghĩ sai lầm về giáo viêngây ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của các em và từ đó khiến chán học văn và làm văn.
2/ Các bước khi chấm bài :
- Chuẩn bị – Chấm – Tổng kết
2.1/ Chuẩn bị :
Dựa vào nội dung, yêu cầu và mục đích của đề lập biểu điểm cho bài chấm. Biểu điểm càng cụ thể , tỉ mỉ , việc chấm bài càng chình xác . Có thể chia biểu điểm làm 2 phần : Nội dung và hình thức. Thông thường phần nội dung có lượng điểm lớn hơn so với phần hình thức. Sau đây là một số điểm gợi ý dùng cho việc đánh giá từng phần.
* Phần nội dung :
Có triển khai chính xác , đầy đủ các vấn đề mà đề yêu cầu không? Mức độ sâu sắc?
Có dựng đoạn để xây dựng các tiêu chủ đề trong bài không? Bao nhiêu tiêu chủ đề sát đề hoặc xa đề, các tiêu chủ đề có trùng lặp không .
Mức độ sai sót của kiến thức (kiến thức văn học, lịch sử, xã hội .)
Nội dung có điểm nào đặc sắc đáng biểu dương?
*Phần hình thức :
Có đúng với kiểu bài mà đề yêu cầu không?
Bố cục hợp lý không 
Kết cấu của bài chặt chẽ không ?Có cho phép triển khai các vấn đề thuận lợi không?
Kết cấu rời rạc, lỏng lẻo, không có tính liên tục ở các điểm nào?
Cách hành văn có trong sáng không? Có bao nhiêu chỗ có ý mà diễn đạt luộm thuộm, lủng củng? Có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ, sáo rỗng, không có nội dung ? Hành văn chỗ nào sai, dở ?( dùng hình ảnh, biện pháp tu từ)
Cách dùng có chính xác, chọn lọc không? Có sai nghĩa không? Lặp từ không ? Có bao nhiêu từ sai, sáng tạo ?
Câu sử dụng có đa dạng không ? Có câu sử dụng đan xen hợp lý không? Bao nhiêu mắc lỗi ngữ pháp?
Đoạn văn được phân chia hợp lý không . Kết cấu của đoạn chặt chẽ hay rời rạc, lủng củng.
Viết hoa có đúng quy định không? Có lỗi chính tả không?
Bài viết co tẩy xoá không ? Chữ viết có sạch sẽ , cẩn thận không ? Trình báy có đúng quy cách không?
Trên đây chỉ là một số điểm cơ bản để xây dựng biểu điểm. Chúng ta còn cần căn cứ vào thực tế yêu cầu của từng đề bài để căn nhắc, ấn định điểm cho từng phần, phù hợp với từng giai đoạn học tập cụ thể của học sinh.
2.2. Chấm bài: 
Dựa vào biểu điểm giáo vên lần lượt chấm từng bài.
Chỗ nào viết tốt hoặc chưa tốt được giáo viên ghi vào lời nhận xét ngắn gọn và gạch dưới những điểm được khen hay bị chê đó, lời ghi bên lề phải chân phương, dễ đọc. Không nên gạch cẩu thả trong bài của học sinh mà không ghi một lời nhận xét vì sao mà bị gạch như vậy.
Bài nào có điểm đáng lưu ý chung hay lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm bài để tiện cho việc dẫn chứng khi trả lời.
Công việc cuối cùng là ghi nhận xét và cho điểm nhận xét cần ghi cụ thể các điểm yếu lẫn điểm hay của bài. Lời phê phải ghi rõ ràng, sạch sẽ, dễ đọc . Ngôn từ chuẩn mực , tránh những lời phê ảnh hưởng đến tâm lý nhân cách học sinh. Có thể ghi vào sổ theo dõi các bài văn để có thể giúp các em ở những bài sau.
2.3. Bước tổng kết :
Đây là bước khép lại việc chấm bài nhưng là bước chuẩn bị cho một quá trình mới : quá trình trả lời viết.
Có thể nói, về căn bản, đây là giáo án phục vụ cho tiết trả lời. Bởi vậy việc tổng kết càng cẩn thận chu đáo thì tiết trả bài viết càng đạt hiệu quả cao.
Thường thì ngay từ bước chấm bài, giáo viên đã tiến hành mọi ghi chépcần thiết cho việc tổng kết, những nội dung này căn cứ vào các yêu cầuvà mục đích của từng đề bài để bảng này gồm 2 phần:
+ Phần nhận xét chung tình hình làm bài của lớp.
+ Phần nhận xét riêng từng bài tiêu biểu ( bài tốt , khá, yếu, kém)
Khi trả bài, có thể nêu các bài làm dẫn chứng cụ thể , bằng cách đọc nguyên văn hay tóm tắt những khía cạnh sau :
Nội dung :
- Kiến thức 	: Đầy đủ, chính xác, sai lạc
- Triển khai chủ đề : hợp lý, không hợp lý, sát đề, lạc đề, xa đề
- Bố cục 	: Cân xứng, hợp lý, không cân xứng , bất hợp lý.
- Kết cấu 	: Mạch lạc, chặt chẽ, lỏng lẻo, rời rạc.
- Hành văn 	: Giàu hình ảnh, tuôn chảy, tươi sáng, khô khan, liệt kê, lủng củng
- Từ ngữ 	: Chính xác, phong phú, sáng tạo, độc đáo, sai nghĩa, sai phong cách văn bản, chưa chính xác.
- Câu 	: Đúng ngữ pháp, kiểu câu, loại câu phong phú, đa dạng, sai ngữ pháp, chưa rõ nghĩa, chấm câu sai
- Cách trình bày : Đẹp, sạch sẽ, cẩu thả, sai quy cách.
B/ TRẢ BÀI
Trả bài là giờ thông báo kết quả học tập cho học sinh, đánh giá sản phẩm tinh thần của học sinh, vì vậy giờ này được học sinh đặc biệt chú ý. Có thể nói hoạt động giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường chưa thể coi là kết thúc khi chưa tiến hành giờ trả bài.
Trả bài không phải chỉ là hoạt động hoàn lại bài cho các em và công bố điểm mà nó còn là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh chỗ yếu chung của lớp và riêng để học sinh có hướng sửa chữa vươn lên ở các bài sau.
Bởi vậy giờ trả bài làm văn cũng phải theo một quy trình nhất định, hợp lý. Sau đây là một vài điểm gợi ý cho việc phát thảo quy trình này.
1/ Chép đề lên bảng
2/ Căn cứ vào đề cho các em tìm ra : Thể loại, kiến thức, phạm vi giới hạn, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu để đặt ra. Gạch dưới những từ đáng lưu ý.
3/ Dựa việc phân tích đề ở trên , giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp. Nêu các ưu và khuyết điểm lớn của lớp. Thông báo những bài viết tốt, những em có sự cố gắng tiến bộ rõ nét.
4/ Nêu những dẫn chứng cụ thể về các ưu khuyết điểm của lớp. Trích đọc các dẫn chứng , bài viết tốt nên nêu tên học sinh vì đây là một việc biểu dương, động viên các em trước lớp.
Với những học sinh mắc lỗi ta chỉ nên nêu dẫn chứng và không nêu tên vì có thể gây nên cho học sinh tâm lý dường như tự bị phê bình trước lớp và từ đó các em có thể chán nản, mất nhiệt tình trong học tập.
5. Phân tích và sửa lỗi : Đây là phần cần dành nhiều thời gian nhất, tất nhiên không cần thiết phải nêu tất cả các lỗi vì không đủ thời gian nhất. Tất nhiên không cần phải nêu các lỗi vì không đủ thời gian và không thật cần thiết. Giáo viên chỉ tập trung vào các lỗi điển hình, phổ biến chung của cả lớp. Động viên các phát biểu chỉnh sửa , giáo viên uốn nắn . Các em ghi vào vở , khi kiểm tra lỗi nên định được tên lỗi theo trình tự từ nội dung đến hình thức.
6. Xây dựng dàn bài mẫu( Giáo viên chỉ hướng dẫn uốn nắn, học sinh xây dựng) ghi lên bảng. Nội dung đủ để cho học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề chính cần triển khaikhi làm bài.
7. Công bố điểm và trả bài cho học sinh
8. Học sinh đọc lại bài
- Nếu có học sinh nào thắc mắc hoặc cần hỏi điều gì, giáo viên sẽ trả lời trước lớp hoặc làm việc riêng với cá nhân em đó.
9. Dặn dò học sinh tự sửa bài và kiểm tra cho điểm vào điểm kiểm tra miệng của tiết học sau.
Cụ thể giáo án trả bài viết được sọan như sau :
TRẢ BÀI VIẾT SỐ
Tuần :
Tiết :
A/ YÊU CẦU ĐỀ :
Thể loại :	
Đề : 	
Nội dung :	
B/ DÀN Ý KHÁI QUÁT :
I/ Mở bài :	
II/ Thân bài :	
III/ Kết luận :	
C/ NHẬN XÉT CHUNG:
- Ưu điểm :	
- Khuyết điểm :	
D/ CÔNG BỐ ĐIỂM VÀ ĐỌC BÀI HAY, ĐOẠN VĂN HAY
1/Công bố điểm :
Lớp 
Sĩ số
0
1
2
3
4
<TB
5
6
7
8
9
10
>TB
2/ Đọc bài hay, đoạn văn hay
E/ SỬA LỖI ĐIỂN HÌNH
1/ Nội dung : 
Sai
Lỗi
Sửa lại
2/ Hình thức :
G/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ III/ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
- Tích cực : Giúp học sinh nắm được lại thể loại , phương pháp làm bài. Rút ra những điểm yếu để vươn lêntrong các bài làm sau, học tập được những sáng tạo của những bạn học sinh giỏi để từ đó hoàn thiện những kỹ năng viết và khẳng định được lý thuyết, soi sáng lại những vấn đề lý thuyết và tự học sinh đánh giá được mức độ tiến bộcủa bản thân
- Hạn chế : Trong giờ trả bài viết, vì chỉ có 45’ giáo viên phải thật linh hoạt trong từng tình huống của từng yêu cầu của đề bài thì mới mong đạt được kết quả tốt..
IV/ KẾT LUẬN 
Khi trong giờ trả bài viết, cái cần thiết nhất phải đạt được là làm sao cho các em tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, có hướng phát huy sở trường, khắc phục sở đoản.
Với sự tiến bộ đó các em mới có sự say mê sáng tạo, tự khẳng định và thể hiện mình trong việc xây dựng một bài văn.
Đó là điều cần thiết với môn tập làm văn.
	Ngày nộp bài : 13 tháng 03 năm 2008
	Người viết 
	Mai Anh Tuấn

File đính kèm:

  • docmai anh tuan.doc
Bài giảng liên quan