Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

I-LỜI MỞ ĐẦU:

 Năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT đã quyết định lấy chủ đề: “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học”. Như vậy, từ năm học này việc ứng dụng CNTT đã trở thành vấn đề “nóng” trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Đây cũng là một trong những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bộ GD&ĐT đã chỉ ra những việc phải làm của năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đó là: Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học ở từng cấp học; Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho từng môn, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học tự sáng tạo

 Hưởng ứng chủ đề năm học, ở nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai tới các nhà trường, các cấp học việc ứng dụng CNTT trong dạy và học, đặc biệt là ứng dụng dạy học bằng giáo án điện tử (GAĐT). Hiện nay, việc dạy học bằng GAĐT đã được áp dụng ở nhiều trường, nhất là các trường ở thị trấn, thị xã, thành phố. Việc sử dụng GAĐT hay sử dụng phần mềm Powepoitn trong dạy học đang là một vấn đề mới và được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là bộ môn Ngữ Văn. Làm thế nào để giờ dạy bằng giáo án điện tử thành công và có hiệu quả? Đây là một vấn đề cần được trao đổi và tranh luận?

 

doc20 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Ngữ văn bằng giáo án điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cần soạn thật cẩn thận, thiết kế tiến trình bài giảng phải hợp lý khoa học, chặt chẽ phải soạn từng nội dung, từng lời bình, nội dung được chọn lọc tinh gọn mà bao quát, ngôn từ phải cô đọng. Ngay từ nững nội dung ghi chép của học sinh giáo viên cũng cần phải soạn ghi cái gi? ghi như thế nào? các dấu hiệu để học sinh biết cách ghi, vừa nghe giảng vừa ghi chứ không phải nhìn để chép. 
 Khác với việc soạn một giáo án bình thường, khi soạn giáo án giáo viên cần chú ý những yêu cầu về hình thức như chọn phông chữ, kiểu chữ, size, màu sắc của nền hìnhnhư sau:
- Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu sậm ( đen, xanh đậm, đỏ đậm) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng trắng. Màu sắc sống động nhưng phải hợp lí.
- Về Font chữ: chỉ nên dùng phông chữ, cỡ chữ vừa phải nên dùng cỡ chữ 28 font chữ đậm, rõ gọn, loại font chữ thông thường (Arial)
- Về các hiệu ứng: chỉ nên dùng các hiệu ứng đơn giản, càng nhiều hiệu ứng các kích thích sự tò mò của học sinh.
- Các hình ảnh âm thanh đẹp, hay nhưng phải phù hợp
- Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nên hình từ trên xuống từ trái quá phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp ( thường là 1/5), để đảm bảo tính thẩm mỹ, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn hình. Ngoài ra, những tranh ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
3, Trình chiếu
 Để học sinh hoạt động tích cực, có chất lượng, tiếp thu bài tốt thì giáo viên cần biết kết hợp các phương pháp dạy học nhuần nhuyễn tổ chức hướng dẫn việc học tập trên lớp nhẹ nhàng. Giáo viên phải biết chọn lọc nội dung trình chiếu. Chiếu cái gì? chiếu như thế nào? Không phải cái gì cũng chiếu, cái gì trong bài giảng giáo viên đều chiếu hết lên màn hình mà phải biết chọn lọc những ý chính trọng tâm để trình chiếu giúp học sinh dễ quan sát và chép bài tốt hơn. 
 Qua quá trình sử dụng tôi thấy cần phải trình chiếu trong các trường hợp sau: 
 - Khi cần bổ sung tư liệu (hình và tiếng) để giúp học sinh tiếp nhận trực
quan, được tiếp xúc thêm tư liệu trong thời gian nhất định nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức, đặc biệt những phần giới thiệu tác giả, tác phẩm 
 - Khi cần minh họa những tài liệu mà giáo viên không thể chuyển tải bằng lời. 
 Ví dụ: Dạy “Lặng lẽ Sa pa” khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng giàu chất thơ, quyến rũ lòng người của cảnh núi rừng Sa Pa giáo viên không thể chuyển tải hết được bằng lời vẻ đẹp đó thì chỉ cần giáo viên clik chuột với những bức tranh sau có thể những bức tranh về thiên nhiên Sa pa sẽ giúp HS hiểu và cảm nhận sâu sắc về nó.
 - Cũng có khi phải trình chiếu những chi tiết, những câu thơ, những vấn đề cần tìm hiểu cho dù những câu thơ, những chi tiết ấy đã có trong sách giáo khoa. Sở dĩ như vậy là vì có những câu thơ, những chi tiết hình ảnh thơ, hình ảnh nghệ thuật rất cần được cho học sinh quan sát kỹ mới tìm ra được dấu hiệu nghệ thuật của tác giả:
 Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên ta thấy sự cần thiết phải chiếu 2 khổ thơ 3 và 4,5 lên màn hình để học sinh có sự so sánh giữa hình ảnh Ông Đồ xưa và nay, học sinh dễ nhận thấy thời kỳ hoàng kim với hình ảnh Ông Đồ tàn tạ bị xã hội người đời lãng quên.
 - Những nội dung cơ bản của bài học cũng cần thiết phải trình chiếu, các bài tập trắc nghiệm khách quan, các trò chơi học tập, những ý kiến của học sinhGhi nhận những ý kiến của học sinh sẽ kích thích học sinh học tập. 
 - Khi trình chiếu, để học sinh ghi chép kịp thì nội dung trọn mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng một lúc, nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng một lúc thì nên trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
4. Hướng dẫn học sinh ghi chép
 Việc ghi chép của học sinh cũng là một khâu quan trọng. Nếu giáo viên cứ giảng, cứ trình chiếu lướt trên màn hình những nội dung cơ bản thì bài học sẽ không đọng lại gì ở học sinh. Nhiều học sinh học xong không ghi chép được gì để giấy trắng vì vậy giáo viên cần hướng dần học sinh ghi chép. 
- Giáo viên cần chọn lọc những nội dung cơ bản của bài học để hướng dẫn học sinh ghi chép. Nội dung ghi chép cần có ký hiệu riêng, slide riêng.
- Nội dung ghi chép cần ngắn gọn dễ hiểu mang tính khái quát.
- Những nội dung nào có trong sách giáo khoa thì giáo viên cho học sinh đánh dấu. 
5. Vấn đề đặt câu hỏi trong GAĐT 
 Trong một tiết dạy GAĐT vấn đề đặt câu hỏi và sắp xếp vị trí câu hỏi trong bài cũng cần được chú ý. Giáo viên phải đặt câu hỏi một cách ngắn gọn, súc tích. Câu hỏi phải được đặt ở một góc của Slide trình diễn, một góc trình chiếu đáp án.
IV- Các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua
 1.Tổ chức tập huấn chuyên đề sử dụng máy tính, máy chiếu cho giáo viên hướng dẫn thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, một số phần mềm cần thiết cho toàn thể giáo viên Ngữ văn trong nhà trường. Bồi dưỡng kỹ năng về tin học để giáo viên sử dụng thành thạo để họ có thể tự mình thiết kế một GAĐT riêng cho mình.
 Ban giám hiệu phân công giáo viên trong trường, hoặc trong tổ có trình độ cao về tin học, hướng dẫn từng bước cách sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên. 
 2. Tập huấn hướng dẫn cho giáo viên nắm được những nguyên tắc, yêu cầu, các bước, các khâu chuẩn bị một giáo án điện tử, các biện pháp sử dụng GAĐT trong dạy học Ngữ văn để có hiệu quả: soạn giáo án, chọn bài, cách đặt câu hỏi, cách trình chiếu 
 3.Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, để giáo viên trao đổi, thảo luận những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế khi sử dụng. 
 4. Tổ chức dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tổ chức dự giờ học hỏi cách sử dụng ở một số môn học khác để vận dụng trong quá trình dạy Ngữ văn.
 5. Tổ chức hội thảo nhỏ ở cấp tổ để thu nhận những góp ý chân thành từ giáo viên. Thảo luận phương pháp, biện pháp giảng dạy mới, phát huy tính tích cực, tự học, tự sáng tạo của giáo viên.
 6. Động viên khuyến khích giáo viên tích cực tham khảo bài giảng điện tử, tham khảo tích lũy các tư liệu văn học trang thư viện điện tử trên internet để từ đó vận dụng trong quá trình thực hiện.
 V- Kết luận
 ứng dụng CNTT trong dạy học có tác động mãnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Việc ứng dụng CNTT trong day- học các trường phổ thông là rất cần thiết, đây là một trong những yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, đó là tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. ứng dụng CNTT là một biện pháp của việc đổi mới phương pháp dạy học. Cho nên, việc dạy học bằng GAĐT là không thể thiếu bởi con người hoạt động theo quy luật sáng tạo. Đổi mới phương pháp là tất yếu song mọi đổi mới đều phải có kế thừa, phải phù hợp với đặc trưng của từng môn học. Đối với bộ môn Ngữ Văn cũng vậy, với đặc thù là môn học có tính chất “Ươm trồng cảm xúc bồi dưỡng thẩm mỹ”, dạy học bằng GAĐT bên cạnh những ưu điểm thiết thực vẫn còn những hạn chế như đã trình bày ở trên. Song những mặt hạn chế sẽ dần dần được khắc phục để mang lại hiệu quả cao nhất. Để có một giờ dạy bằng GAĐT đạt chất lượng đòi hỏi giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và tốn nhiều công sức mới có được, phải có sự đầu tư không chỉ kiến thức mà còn cả thời gian. Vì vậy mỗi thầy cô giáo cần có sự kiên trì, say mê nghề nghiệp mới có thể làm được.
I- Kết quả đạt được 
 áp dụng các biện pháp trên, bản thân là một cán bộ quản lý, không trực tiếp giảng dạy bộ môn nhưng tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn cho giáo viên trong tổ Văn- Sử thực hiện những biện pháp trên, bước đầu đã thu được kết quả. 
 - Nhà trường mời một giáo viên có trình độ cao về sử dụng phần mềm PowerPoint địa bàn Thị xã để tập huấn sử dụng soạn giảng giáo án điện tử cho giáo viên trong toàn trường trong đó có giáo viên Ngữ văn. Thông qua buổi tập huấn giáo viên nhận thức được vai trò tác dụng của việc GAĐT trong dạy học Ngữ Văn, nắm được những nguyên tắc khi sử dụng GAĐT, phương pháp soạn, giảng, trình chiếu một GAĐT. 
 Sau khi được tập huấn, giáo viên sử dụng soạn giảng bằng GAĐT thành thạo hơn, có kinh nghiệm hơn, tự tin hơn vì bản thân mỗi giáo viên được bồi
dưỡng thêm trình độ tin học, kỹ năng sử dụng máy tính, máy chiếu. Tạo cho giáo viên sự hứng thú, niềm say mê soạn GAĐT, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học.
 - Một số tiết dạy đã có nhiều ưu điểm, giờ học Ngữ Văn không còn phụ thuộc vào giáo án mẫu, không quá lạm dụng máy chiếu nên sinh động hơn, không khô khan rời rạc. Sự kết hợp giữa việc giảng, phân tích với trình chiếu nhuần nhuyễn hơn, tạo được hứng thú học tập, kích thích học sinh tích cực học tập. Và điều quan trọng là học sinh vẫn cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương.
 - Giáo viên biết chọn lọc bài nào cần sử dụng, chi tiết nào, nội dung nào cần trình chiếu, không sử dụng tùy tiện theo cảm hứng hoặc theo phong trào “ bùng nổ” của công nghệ thông tin.
Kết quả cụ thể: Kết quả học kỳ II
- Giáo viên sử dụng thường xuyên chiếm tỉ lệ: 50% ( 3/6 giáo viên sử dụng)
- Giáo viên sử dụng trong các tiết thao giảng chiếm tỉ lệ: 66% ( 4/6 giáo viên sử dụng) 
- Hiệu quả giờ dạy: Số tiết dạy thành công chiếm tỷ lệ: 50% ( có 3 giờ dạy thành công)
II- Kiến nghị 
 - Các cơ quan ban ngành, nhà trường tạo điều kiện kinh phí, CSVC, tinh thần để động viên giáo viên tích cực sử dụng.
 - Sở và Phòng GD&ĐT, tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn ứng dụng CNTT cho giáo viên để có sự thống nhất nguyên tắc biên soạn và hình thức của giáo án. Nên tổ chức hội thảo, dạy học thực nghiệm để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.
 Ngày 23 tháng 3 năm 2009
 Người thực hiện 
 Lê Thị Liên

File đính kèm:

  • docSKKN 2009.doc
Bài giảng liên quan