Văn bản chuyển thể THƠ

MỤC ĐÍCH

- Phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học Văn có hình thức bài tập chuyển thể tác phẩm nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Xây dựng tiểu phẩm hoặc chuyển thể từ văn xuôi sang thơ nhằm khích thích sự tái tạo tác phẩm ở người đọc học sinh đồng thời phát huy năng lực văn học của các em

- Có thể dùng sản phẩm này của học sinh để cho chính các em diễn ở trên lớp: đọc thơ trong giờ kiểm tra bài cũ, ôn tập hoặc ngoại khóa.

CHUẨN BỊ

- Tác phẩm chuyển thể từ văn xuôi thành thơ (sáng tác hoặc sưu tầm).

CÁCH TIẾN HÀNH

- Cho học sinh thể hiện trong phần kiểm tra bài cũ (đọc)

- Trong giờ ôn tập: Học sinh đọc, tự đặt câu hỏi về tác phẩm: giá trị nội dung,

 nghệ thuật .

- Trong buổi ngoại khóa: thi đọc thơ chuyển thể giữa các đội chơi.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn bản chuyển thể THƠ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
con đánh đuổi giặc thù xâm lăng
Đúc ngụa, mũ, giáp, roi bằng sắt
Ra trận tiền con ắt lập công!
Sứ thần cho chuyện lạ lùng
Vội về bẩm báo vua Hùng hay tin
Vua ngẫm nghĩ xưa điềm đã chỉ
Đấng anh hùng đích thị là đây
Rồi ngày ngày cho thợ luyện kim
Đúc ngay thứ Gióng cần làm
Xong bảo bối vua cho mang tới
Gióng vươn mình quá đỗi to cao
Cậu bé thơ dại hôm nào
Bỗng chốc đã hóa anh hào khôi ngô
Chàng đội mũ, mặc đồ giáp sắt
Tay cầm roi, nhảy phắt yên cương
Ngựa chợt biến hóa khôn lường
Thành con tuấn mã lạ thường uy nghi
Gióng thẳng tiến gần chân núi Sóc
Nơi giặc Ân chiếm đóng bấy lâu
Ngựa thần khi triển phép màu
Tung vó, há miệng, lửa đâu phun trào
Thiêu giặc cháy, phá tan trận địa
Roi sắt vung khiếp vía quân thù
Chịu thúc thủ tàn quân thảm bại
Chúng đầu hàng vái lạy dân ta
Xin tha tội chết về nhà
Thề không bén bảng nước ta một lần
Tin thắng trận reo mừng nhanh chóng
Nơi quê nhà mẹ Gióng mong con
Nhưng kìa trên đỉnh Sóc Sơn
Anh hùng cởi giáp buông tay
Đoạn vái lạy tứ phương non nước
Ngựa cùng người bay vút tầng mây
Cứu dân việc nước tròn đầy
Không màng danh lợi về ngay Thiên đình
Để tưởng nhớ dân làng thờ cúng
Chiến tích xưa thờ phụng muôn đời
Tháng Tư về rất nhiều nơi
Linh đình Hội Gióng đất trời hòa ca...
Bài THÁNH GIÓNG (2)
Chuyện rằng xưa thật là xưa
Có chàng Thánh Giongs tuổi vừa lên ba
Đánh tan giặc cứu nước nhà
Dân gian thờ phụng truyền qua bao đời
Chuyện xưa cũ còn vang mãi
Lửa cuộn trào thiêu giặc thành tro
Về sau dân ở ấm no
Gọi tên làng Cháy nhắc cho bao đời
Bài 4. CÔ BÉ BÁN DIÊM (1)
Bông tuyết trắng rơi tràn con phố nhỏ
Cô bé nghèo ngồi bên những bao diêm
Gió bấc vẫn lùa va trời vẫn lạnh
Khách qua đường vẫn hối hả thờ ơ
Cô bé nhớ đêm giao thừa năm nao
Khi bà nội hiền hậu ở bên em
Em đã hưởng những giây phút đầm ấm
Trong ngôi nhà xinh xăn có trường xuân
Tất cả giờ chỉ còn là quá khứ
Bà đã mất và nhà cũng không còn
Đêm giao thừa em ngồi trong góc phố
Không bán được diêm, không thể về nhà.
Bàn tay lạnh cóng và cô bé ước
Giá có thể quẹt diêm lên để sưởi 
Que diêm hông sáng rực thật vui mắt
Lò sưởi đẹp đẽ, hơi nóng dịu dàng
Em muốn ở bên lò sưởi hằng giờ
Duỗi chân trần để tận hưởng hơi ấm
Nhưng kìa!
Lửa vụt tắt và lò sưởi biến mất.
Nỗi bàng hoàng kéo em về thực tại 
Cha đã giao cho em đi bán diêm
Mà giờ đây diêm vẫn còn đầy giỏ
Thể nào đêm nay cha cũng sẽ mắng
Cô bé lại quẹt que diêm thứ hai
Ánh lửa từ que diêm sáng rực lên
Bức tường biến mất, rèm vải màu hiện lên
Trong nhà là một bàn ăn thịnh soạn
Chú ngỗng quay béo ngậy chạy khỏi đĩa
Mang cả dao ăn, phuốc –set trên lưng
Chú tiến lại gần như mời cô bé
Rồi Que diêm vụt tắt!
Hiện thực chỉ là những bức tường dày
Mộng tưởng vẫn mãi là những mộng tưởng
Phố xá vắng tanh, tuyết phủ trắng xoá
Cô bé bơ vơ giữa đêm giao thừa
.
Em tiếp tục với que diêm thứ ba
Cây thông Nô-en lộng lẫy hiện lên
Nến toả sang trên cành lá xanh tươi
Rất nhiều bức tranh rực rỡ bao quanh
Cô bé với đôi tay về phía cây
Nhưng diêm tắt
Nến bay lên thành những ngôi sao
Một linh hồn đã về với thượng đế.
Que diêm nữa lại được quẹt lên tường
Một ánh sang xanh toả ra xung quanh
Bà nội hiện lên mỉm cười với em
Cô bé reo lên hết sức vội vã;
“Bà ơi! Cho cháu đi với.
Diêm tắt thì bà cũng biến mất
Như lò sưởi, ngỗng quay, cây Nô-en
Nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này”
Que diêm tắt phụt!
Ảo ảnh rực sáng trong em không còn
Cô bé quẹt tất cả diêm còn lại
Cố níu giữ bà lại thêm chút nữa
Diêm nối nhau sáng như giữa ban ngày
Bà nội to lớn, đẹp lão lạ kì
Bà cầm tay dắt em bay lên cao
Thượng đế dã đón họ đến bên Người
Ở xó tường vào buổi sang lạnh lẽo
Em gái nhỏ má hồng, môi mỉm cười
Em đã chết vì gió rét giao thừa
Mọi người thấy em quanh những bao diêm
Chẳng thể nào có ai biết được rằng
Em đã trải qua những điều kì diệu
Cảnh tượng huy hoàng của hai bà cháu
Cùng bay lên đón niềm vui đầu năm.
Bài CÔ BÉ BÁN DIÊM (2)
Đêm giao thừa gió rét
Một cô bé bán diêm
Dò dẫm trong bóng đêm
Với giỏ diêm bị ế
Bỗng em nhớ gia đình
Đêm giao thừa hạnh phúc
Có bà có cha mẹ
Một mái ấm vô bờ
Giờ đây thì đã khác
Một mình nơi góc tối
Cùng với cơn lạnh giá
Chân tay buốt tận xương
Em lấy diêm ra đốt
Diêm bén lửa thật nhanh
Ngọn lửa lúc đầu xanh
Dần biến thành hồng sáng
Em đưa tray ra sưởi
Ánh sáng thật lạ kì
Như lò than rực đỏ
Tỏa ra hơi nóng dịu
Gios bấc thỏi càng lạnh
Duỗi chân sưởi lửa tắt
Em bần thần cả người
Chợt nhớ việc cha giao
Sợ về bị cha mắng
Em quẹt que thứ hai
Diêm cháy sáng rực lên
Bức tường biến thành rèm
Em nhìn thấu trong nhà
Bàn ăn đã dọn sẵn
Khăn trải bàn, bắt đĩa
Cùng một màu trắng tinh
Đặt trên bàn ăn đó
Là một con ngỗng quay
Nhưng thật kì lạ thay
Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa
Mang cả dao. Phuốc-sét
Tiến lại gần bên em
Bỗng que diêm vụt tắt
Bức tường giờ lạnh lẽo
Thực tế không phải vậy
Tất cả đề là ảo
Tất cả đều biến mất
Giờ phố xá vắng teo
Gía lạnh tuyết phủ trắng
Gió bấc vẫn vi vu
Người qua đường ấm áp
Vội vã hẹn hò nhau
Tất cả đều như một
Tất cả đều thờ ơ
Họ hoàn toàn lãnh đạm
Với em bé nghèo khổ
Em quẹt que thứ ba
Bỗng hiện ra cây thông
Lộng lẫy qua cửa kính
Với hàng ngàn ngọn nến
Một bức tranh rực rỡ
Hiện lên trong mắt em
Tay em với... lửa tắt
Tất cả đều bay lên
Như những ngôi sao sáng
Em tự nhủ với mình
Chắc có ai đã chết
Một ngôi sao đổi ngôi
Em quẹt que diêm nữa
Ánh sáng xanh tỏa ra
Em đã nhìn thấy bà
Đang mỉm cười với em
Em bé bỗng reo lên
Bà đợi cháu đi với
Diêm tắt bà đi mất
Lò sưởi ngỗng không còn
Bà ơi đừng bỏ cháu
Cháu đã xin Thượng đế
Cho bà cháu ở lại
Chắc Người không từ chối
Que diêm bỗng tắt vụt
Những ảo ảnh tan dần
Trên khuôn mặt của em
Cũng thực sự biến mất
Quẹt những que còn lại
Em muốn níu chân bà
Diêm nối nhau chiếu sáng
Khuôn mặt bà thật đẹp
Bà cầm lấy tay em
Hai bà cháu bay cao
Chẳng còn cơn đói rét
Chẳng đau buồn đe dọa
Sáng hôm sau tuyết phủ
Kín mặt đất giá sương
Mặt trời lên trong sáng
Mọi người đều vui vẻ
Trong buổi sáng lạnh lẽo
Ở một xó đường nọ
Có một em bé nhỏ
Đôi môi đang mỉm cười
Đêm giao thừa em đi...!
Bài 5. THẦY BÓI XEM VOI
Con vỏi con voi
Chẳng biết thế nào
Năm ông thầy bói
Chung tiền cùng xem
Thầy thì sờ vòi
Sờ ngà, sờ tai
Sờ chân, sờ đuôi
Rồi ngồi bàn tán
Mõi người một y
Chẳng đúng về voi
Ai ơi hãy nhớ
Xét xem toàn diện
Bài 6
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
Một anh tính vốn khoe khoang
Có cái gì mới cả làng biết ngay
Thế rồi cũng có một ngày
May cái áo mới diện ngay để chờ
Mong sao mấy cậu mấy cô
Mấy anh, mấy chị để hô khoe liền.
Đứng mãi từ sáng đến chiều 
Chẳng thấy ai hỏi một điều, tức không!
Đột nhiên lại có một ông 
Cũng phường khoe của đến mong tỏ bày
Miệng cười, lời hỏi rõ hay
“Thấy con lợn cưới qua đây không nào?”
Anh kia hành động ra sao
Tay giơ vạt áo,chăng chào, khoe ngay:
“ Từ lúc mặc áo mới này
Nào đâu có thấy Lợn hay con gì?”
Câu chuyện mớ thật lạ kì
Cười nghiêng, cười ngả hỏi chi mà cười
Xâú hổ cho những con người 
Khoe khoang tính xấu, thói đời chê bai.
Mong rằng đừng nhiễm vào ai
Bạn bè giễu cợt, tương lai khó tìm. 
Bài 7. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (1)
Ngày xửa ngày xưa
Ở cái giếng nọ
Có chú ếch nhỏ
Ngồi đáy giếng sâu
Ếch ta ngửa đầu
Nhìn trời đắc ý:
“Trời ! Trời sao bé tí
Chỉ bằng cái vung”.
Ngồi nghĩ lung tung:
“Ta đây chúa tể
Ai ai cũng nể
Cũng phải sợ ta”
Một ngày mưa sa
Nước dâng tràn giếng
Ếch trôi ra ngoài
Vẫn theo thói cũ
Ngửa mặt nhìn trời
Vênh vang đắc ý
Cười to khoái chí
Chẳng thèm nhìn ai
Khệng khạng ra oai
Miệng kêu “ ộp ộp”
Bỗng nghe “lộp cộp”
Có chú trâu già
Bước chân đi qua
Chẳng may giẫm bẹp 
Thôi! Đời ếch ta.
 Bài Ếch NGỒI ĐÁY GIẾNG (2)
Có chú ếch sống lâu ngày
Dưới một đáy giếng, chẳng hay biết gì
Suốt ngày chú chỉ so bì
Với cua, ốc, nhái chẳng đi nơi nào
Mỗi lần chú cất tiếng cao
Muôn loài đều sợ, tự hào quá đi
Chú thành một kẻ trị vì
Đố ai lớn tiếng dám thi trổ tài
Rồi sau một trận mưa dài
Ếch ta phấn khởi ra ngoài hát ca
Biết đâu trời đất bao la
Nghênh ngang đi lại để mà giương oai
Cặp mắt nhâng nháo sợ ai
Chẳng thèm để ý đoái hoài xung quanh
Mà sao trâu kia nỡ đành
Một chân giẫm bẹp vào mình ếch con.
Bài Ếch NGỒI ĐÁY GIẾNG (3)
Ếch sống trong giếng
Cùng cua, ốc, nhái
Ngày ngày cất tiếng
Là để giễu oai
Nó chẳng sợ ai
Năm nọ ra ngoài
Ếch đi nghênh ngang
Chẳng cần suy nghĩ
Chú trâu vô y
Làm ếch lìa đời
Này các bạn ơi
Đừng như ếch nhé!
Bài 8. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Nam Xương có nàng Vũ Thị Thiết
Công dung ngôn hạnh nhất làng
Trong làng có chàng Trương Sinh 
Dung mạo hơn người nhưng tính đa nghi
Duyên tình đang đẹp thì hạn đâu tới
Trát trên xuống Trương Sinh đứng đầu
Ngày ra trận mẹ cầm tay dặn dò
Công danh là phù hoa, sức khoẻ là đầu.
Nàng Thiết tiễn chồng bằng chén rượu nồng:
Chàng đi thiếp không mong giàu sang
Chỉ mong chàng ngày bình an trở về
Hai người nhìn nhau tình đầy ướt mi
Chàng Trương ra đi, nàng ở lại cô đơn
Đứa con ra đời với bao nỗi nhớ
Cay đắng ập tới, mẹ chồng ra đi
Phận làm con, nàng trọn nghĩa vẹn tình
Chinh chiến qua đi, ngày hạnh phúc trở về
Gia đình đoàn viên dưới tổ ấm
Tin mẹ ra đi như sấm ngang tai
Lòng chàng đau như cắt từng khúc ruột
Trong lúc đau, tin lời con dại 
Tính đa nghi,cho rằng vợ thất tiết
Nàng Thiết đoan chính phân trần
Để chồng tỏ lòng mình, rõ điều thực hư
Nhưng dẫu miệng kia có phân trần
Tính đa nghi vẫn hoàn đa nghi
Nàng gieo nình xin thần sông sáng tỏ
Lòng trinh như ngọc, nhược bằng lòng chim dạ cá
Nàng đi, tình chồng mới rõ lòng trinh
Việc kia nỡ rồi, nàng về biển cả
Biển cả bao la, động lòng trinh bạch
Nàng thành tiên, người con biển cả.
Như trời đã định, cuộc duyên kì ngộ
Cố hương kì ngộ, chuyện tình hỏi han.
Phận nàng mới rõ nỗi oan của nàng
Trương Sinh thấm tình vợ, giờ chàng héo hon
Nghe đấy mà lòng đớn đau, lệ nhoà
Quyết lòng hội ngộ, phu thê tỏ tường
Đàn tràng giải oan là cầu hẹn gặp
Bóng nàng hiện lên khi tỏ, khi mờ
Lời nàng thiết tha oán trách
“Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian”
Trong phút chốc bóng nàng mờ nhạt hẳn
Để chàng Trương đau đớn than mình.

File đính kèm:

  • docVăn bản chuyển thể THƠ.doc
Bài giảng liên quan