Sáng kiến kinh nghiệm Làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục bậc THCS

Đứng trước sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay và trong tương lai đòi hỏi nền giáo dục của chúng ta phải áp dụng những phương pháp hiện đại học sinh được tiếp cận với tất cả các môn học. Ngành giáo dục nước ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có đủ phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo, tự chủ song yếu tố quan trọng để thúc đẩy nguồn nhân lực đó cống hiến những tài đức của mình cho đất nước, đó là yếu tố thể chất. Nghị quyết Trung ương Đảng chỉ rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đạo tạo là động lực quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá - công nghiệp hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền”.

Chính vì vậy hoạt động dạy học có vị trí quyết định chất lượng của học sinh (Nguồn nhân lực chính của đất nước trong tương lai). Thực tế trong các trường trung học cơ sở hiện nay chất lượng giáo dục có tăng nhưng còn thấp và chậm, việc đó có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rất quan trọng về phía giáo viên đó là chất lượng, hiệu quả giờ dạy còn thấp do đổi mới phương pháp còn chậm. Đối với môn thể dục thì việc làm mẫu kỹ thuật, động tác chưa khoa học cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học thể dục chất lượng chưa cao. Vì vậy vấn đề làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục như thế nào cho giờ dạy có hiệu quả cao, không chỉ là yếu tố thường xuyên mà còn là yếu tố quan trọng của bộ môn thể dục.

Trong nhà trường môn học thể dục cũng có vai trò quan trọng như những môn học khác bởi vì giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông. Nhưng trong thực tế một số giáo viên chưa thấy hết được vai trò của mình cho nên hoạt động dạy học còn mang tính quản lý hành chính là chủ yếu.

Bên cạnh thực trạng quản lý hành chính này thì hiện nay trong các trường THCS tính trạng thiếu giáo viên chính ban rất phổ biến.

Vì vậy các giáo viên bộ môn khác phải dạy trái ban do không được đào tạo chính quy cho nên việc giảng dạy bộ môn thể dục gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn cơ bản là làm mẫu kỹ thuật, động tác. Như vậy điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đây là chất lượng giáo dục thể chất sẽ giảm xuống và làm ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục của các trường THCS. Qua những năm giảng dạy bộ môn thể dục, với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước ta hiện nay bản thân tôi nhận thấy rằng:

Các em học sinh rất thích và rất cần các hoạt động thể dục thể thao. Trong các giờ học thể dục các em cũng sôi nổi hào hứng, đón nhận những bài tập, động tác mới. Tâm lý học sinh thích thi đua nhau xem ai nhanh hơn, tốt hơn được các bạn cổ vũ và thầy cô giáo khen. Bản thân mỗi học sinh rất thích giúp đỡ bạn, tự mình đánh giá kết quả của mình và người khác. Đề đáp ứng được thực tế trên yêu cầu người giáo viên cần tìm tòi sáng tạo trong làm mẫu kỹ thuật, động tác kích thích sự hưng phấn, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Tuy nhiên, ở học sinh còn bộc lộ một số điểm yếu sau: Các em chưa có tư duy khi thực hiện kỹ thuật, động tác. Vì vậy việc tiếp thu kỹ thuật, động tác còn chậm, không thích học kiểu phân đoạn mà lại cứ muốn học hoàn chỉnh ngay. Một số em còn nhút nhát hoặc lười vận động, việc vận dụng những kiến thức đã học để tự rèn luyện chưa được phát huy.

Thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, qua việc nghiên cứu các đặc điểm sự nghiên cứu tư duy, tâm lý học sinh. Qua quá trình thực tế giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp, sau khi được dự các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Từ những lý do cơ bản trên tôi đưa ra kinh nghiệm “Làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục bậc THCS”

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền”.
Chính vì vậy hoạt động dạy học có vị trí quyết định chất lượng của học sinh (Nguồn nhân lực chính của đất nước trong tương lai). Thực tế trong các trường trung học cơ sở hiện nay chất lượng giáo dục có tăng nhưng còn thấp và chậm, việc đó có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân rất quan trọng về phía giáo viên đó là chất lượng, hiệu quả giờ dạy còn thấp do đổi mới phương pháp còn chậm. Đối với môn thể dục thì việc làm mẫu kỹ thuật, động tác chưa khoa học cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học thể dục chất lượng chưa cao. Vì vậy vấn đề làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục như thế nào cho giờ dạy có hiệu quả cao, không chỉ là yếu tố thường xuyên mà còn là yếu tố quan trọng của bộ môn thể dục.
Trong nhà trường môn học thể dục cũng có vai trò quan trọng như những môn học khác bởi vì giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông. Nhưng trong thực tế một số giáo viên chưa thấy hết được vai trò của mình cho nên hoạt động dạy học còn mang tính quản lý hành chính là chủ yếu.
Bên cạnh thực trạng quản lý hành chính này thì hiện nay trong các trường THCS tính trạng thiếu giáo viên chính ban rất phổ biến.
Vì vậy các giáo viên bộ môn khác phải dạy trái ban do không được đào tạo chính quy cho nên việc giảng dạy bộ môn thể dục gặp nhiều khó khăn trong đó khó khăn cơ bản là làm mẫu kỹ thuật, động tác. Như vậy điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở đây là chất lượng giáo dục thể chất sẽ giảm xuống và làm ảnh hưởng tới mục tiêu giáo dục của các trường THCS. Qua những năm giảng dạy bộ môn thể dục, với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước ta hiện nay bản thân tôi nhận thấy rằng:
Các em học sinh rất thích và rất cần các hoạt động thể dục thể thao. Trong các giờ học thể dục các em cũng sôi nổi hào hứng, đón nhận những bài tập, động tác mới. Tâm lý học sinh thích thi đua nhau xem ai nhanh hơn, tốt hơn được các bạn cổ vũ và thầy cô giáo khen. Bản thân mỗi học sinh rất thích giúp đỡ bạn, tự mình đánh giá kết quả của mình và người khác. Đề đáp ứng được thực tế trên yêu cầu người giáo viên cần tìm tòi sáng tạo trong làm mẫu kỹ thuật, động tác kích thích sự hưng phấn, phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Tuy nhiên, ở học sinh còn bộc lộ một số điểm yếu sau: Các em chưa có tư duy khi thực hiện kỹ thuật, động tác. Vì vậy việc tiếp thu kỹ thuật, động tác còn chậm, không thích học kiểu phân đoạn mà lại cứ muốn học hoàn chỉnh ngay. Một số em còn nhút nhát hoặc lười vận động, việc vận dụng những kiến thức đã học để tự rèn luyện chưa được phát huy.
Thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, qua việc nghiên cứu các đặc điểm sự nghiên cứu tư duy, tâm lý học sinh. Qua quá trình thực tế giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp, sau khi được dự các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học. Từ những lý do cơ bản trên tôi đưa ra kinh nghiệm “Làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục bậc THCS”
Phần ii: giải quyết vấn đề
A. Cơ sở lý luận và thực tiến
Trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao nói chung và giờ học thể dục ở bậc THCS nói riêng chúng ta phải có sự vận dụng tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò, nhờ đó mà học sinh nắm được kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động, phát triển năng lực trí tuệ và thể chất. Vì vậy làm mẫu kỹ thuật, động tác được tổ chức và thực hiện tốt sẽ kích thích, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho học sinh có sự tư duy là quen với kỹ thuật, động tác như: nghe, nhìn, cảm giác vận động...
- Nghị quyết Trung ương Đảng đã chỉ rõ "Giáo dục là quốc sách hàng đầu"
	- Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là giáo dục toàn diện.
- Khái niệm giáo dục thể chất nằm trong khái niệm chung của giáo dục. Giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng nhất định. Mỗi giáo viên giảng dạy môn thể dục bậc THCS cần phải thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn của mình và khâu quan trọng trong giảng dạy môn thể dục là làm kỹ thuật, động tác tuân thủ theo quá trình sư phạm: Người học vừa là chủ thể của quá trình nhận thức, vừa là đối tượng giáo dục, người dạy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển. Giáo viên cần chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp làm mẫu kỹ thuật, động tác để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo đem lại niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh. 
b. giả thuyết:
1- Vị trí của làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ học thể dục:
- Làm mẫu kỹ thuật, động tác là một khâu then chốt không thể thiếu trong các giờ thể dục.
- Thông qua làm mẫu kỹ thuật, động tác giúp học sinh nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật, phương hướng động tác, phát triển phẩm chất thể lực và các tri thức lý luận có liên quan.
- Làm mẫu kỹ thuật, động tác giúp học sinh rèn luyện tư thế đúng, sự kiên trì say mê trong học tập.
- Làm mẫu kỹ thuật, động tác không chỉ dừng lại ở việc học sinh tiếp thu động tác luyện tập trên lớp hay ôn tập ở nhà mà còn giúp học sinh sáng tạo các động tác mới để rèn luyện nâng cao sức khoẻ.
2- Mục tiêu chung của làm mẫu kỹ thuật, động tác.
- Giúp học sinh tiếp thu nhanh, chính xác tuy nhiêm cũng tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học, từng kỹ thuật, động tác mà giáo viên tiến hành làm mẫu sao cho thật trọng tâm để tránh tình trạng học sinh chỉ làm theo giáo viên mà không chịu tư duy.
- Hoàn thiện và nâng cao động tác, kỹ thuật đơn lẻ để đáp ứng được các động tác, kỹ thuật hoàn chỉnh.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khoẻ nâng cao thể lực.
3- Yêu cầu khi tiến hành làm mẫu kỹ thuật, động tác:
Thông thường khi làm mẫu kỹ thuật, động tác thì đều phải kết hợp với phân tích, giảng giải để học sinh thông qua các cơ quan phân tích làm quen với kỹ thuật, động tác bằng nghe, nhìn, cảm giác vận động. Vì vậy người thầy phải vận dụng hết sức linh hoạt và kết hợp tốt hai hình thức:
+ Hình thức giảng giải, phân tích.
+ Hình thức làm mẫu.
a, Giảng giải phân tích:
Lời nói trong qua trình giảng dạy thể dục thể thao nói chung rất phong phú như: thuyết trình, giảng giải, phân tích, đánh giá, ra lệnh... Thông qua lời nói mà giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh, đề ra nhiệm vụ và quá trình thực hiện chúng, phân tích kỹ thuật động tác, đánh giá kết quả thực hiện cũng như thái độ học tập của học sinh. Nhờ lời nói mà giáo viên thực hiện được vai trò chủ đạo của mình (Như lãnh đạo, tổ chức, điều khiển). Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến khía cạnh giảng giải phân tích.
Khi giảng giải phân tích cần phải đạt được những yêu cầu sau:
+ Có sức truyền cảm.
+ Chính xác.
+ Lập luận chặt chẽ.
+ Ngắn gọn và rõ ràng.
+ Nổi bật trọng tâm.
+ Tốn ít thời gian nhất.
b, Làm mẫu:
Là biểu diễn lại một cách sinh động quá trình kỹ thuật, động tác. Giúp cho người học nhận biết về tư thế, kết cấu và diễn biến kỹ thuật, động tác. Khi làm mẫu cần chú ý những điểm sau:
+ Động tác làm mẫu phải đẹp, chính xác.
+ Mục đích làm mẫu phải rõ ràng, tuỳ tình hình cụ thể mà làm mẫu toàn bộ động tác hay từng bộ phận của động tác, làm mẫu nhanh hoặc chậm, di động hay tĩnh tại, làm mẫu đúng hoặc sai.
+ Khi làm mẫu phải căn cứ đội hình, đội ngũ, số lượng học sinh ít hay nhiều, tích chất của động tác, hoàn cảnh xung quanh, yêu cầu về an toàn... để chọn phương hướng, vị trí, thời cơ làm mẫu cho thích hợp. 
*Phương hướng làm mẫu.
Khi làm mẫu không để học sinh quay mặt ra hướng gió, không quay mặt và gáy về hướng mặt trời, không nhìn vào hướng có mục tiêu đang di động hoặc hấp dẫn sự chú ý, ít phải di chuyển đội hình mà vẫn quan sát được rễ ràng.
* Thời cơ làm mẫu.
Khi bắt đầu học động tác mới, khi cần nhấn mạnh một khâu chủ yếu mà học sinh chưa rõ, khi cần nâng cao chất lượng từng thành phần động tác.
c, Quá trình thực nghiệm làm mẫu kỹ thuật, động tác trong giờ TD
1. Nghiêm cứu tài liệu:
+ Đầu tiên cần tìm hiểu vì mục tiêu yêu cầu của giờ học và xác định rõ kiến thức cơ bản và trọng tâm của giờ học mới động tác hay ôn luyện động tác.
+ Sau đó nghiêm cứu về nguyên lý kỹ thuật của động tác đề làm mẫu đảm bảo các yêu cầu sau:
- Làm mẫu vào lúc nào, hướng nào.
- Vị trí làm mẫu và đội hình học sinh đứng khi làm mẫu.
- Làm mẫu nhanh hay chậm.
- Những sai lầm học sinh sẽ mắc phải khi tập động tác.
- Mục đích, tác dụng của động tác.
2. Thực hiện làm mẫu:
Khi làm mẫu cần căn cứ cụ thể vào cấu trúc động tác mà sử dụng các phương pháp làm mẫu nhưng chủ yếu vẫn phải tuân thủ các bước sau:
- Xây dựng khái niệm kỹ thuật, động tác.
- Làm mẫu toàn bộ kỹ thuật, động tác đũng theo biên độ và tốc độ của động tác.
- Vừa phân tích vừa làm động tác theo từng cử động.
- Làm tổng hợp toàn bộ kỹ thuật, động tác.
Minh hoạ cụ thể các bước nêu trên qua tiết học cụ thể
Tiết 17 - lớp 7 : chạy nhanh - thể dục - chạy bền
1. Nghiên cứu tài liệu:
a, Nội dung của tiết học này cần đạt được mục tiêu yêu cầu sau:
* Mục tiêu:
- Luyện tập chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, xuất phát chạy nhanh 60m
- Ôn động tác vươn thở, tay.
- Học động tác chân, lườn.
- Luyện tập chạy bền
* Yêu cầu:
	- Kiến thức củng cố, nâng cao: Các động tác bổ trợ cho chạy nhanh, xuất phát chạy nhanh 60m, động tác vươn thở và động tác tay, nâng cao năng lực chạy bền.
- Kiến thưc mở rộng: Thuộc và tập tương đối chính xác động tác chân và lườn.
b, Phần làm mẫu động tác trong tiết này cần được thực hiện:
	* Phần kiến thưc củng cố và nâng cao chỉ cần giảng giải, làm mẫu ở những động tác, những yêu cầu nào mà học sinh thực hiện chưa đúng.
	Ví dụ: Khi ôn hai động tác vươn thở và tay đã học, ta có thể dừng lại ngay động tác học sinh đang tập (Nừu chưa đúng) để làm mẫu lại động tác đó, hoặc sau khi học sinh đã thực hiện xong 2 động tác ta mới nhận xét và làm mẫu lại những nhịp hay động tác học sinh chưa thực hiện đúng.
	* Phần kiến thức mở rộng ta cần thực hiện làm mẫu:
+ Thời cơ làm mẫu: Bắt đầu học động tác chân và lườn.
+ Vị trí làm mẫu: đảm bảo tất cả học sinh đều quan sát được (Học sinh đứng đội hình hàng ngang).
+ Phương hướng làm mẫu:
Động tác chân

File đính kèm:

  • docSKKN TD 2011.doc
Bài giảng liên quan