Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Một Số Hoạt Động Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tiết “sinh Hoạt Chào Cờ”
Với xã hội hoá ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển sâu rộng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, . Mà phát triển con người đang là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức để xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục”. Thật vậy nền giáo dục ở nước ta cũng đang dần được cải tiến để nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của tương lai. Dưới nhiều hình thức: thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học “Lấy học sinh làm trung tâm”,“Phát huy trí lực học sinh” đã được đội ngũ thầy cô giáo thực hiện nghiêm túc và thấy được hiệu quả trong phương pháp đổi mới, Song song việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện cuộc vận động 2 không 4 tiêu chuẩn trong giáo dục “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Chống vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đủ chuẩn lên lớp.” Thực hiện tốt việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tuy vậy vẫn còn một số bộ môn vẫn còn nặng về kiến thức, chưa đi sâu vào thực hành, chưa sử dụng tốt giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy Từ đó rất khó khăn cho việc dạy của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Tiết sinh hoạt chào cờ cũng là một trong những tiết luôn gắn liền và hỗ trợ giáo dục các em rèn luyện đạo đức, tích cực trong học tập. Và thực tế hiện nay tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần ở mỗi trường thực hiện mỗi khác, đôi lúc lãng phí thời gian, không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong học sinh. Vì vậy với tình hình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay chúng ta phải làm thế nào và bằng cách nào để có một tiết chào cờ đầu tuần hiệu quả, giữ được tính chất thiêng liêng của một buổi chào cờ, gây sự chú ý, thích thú của học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, chuyển tải tốt định hướng học tập và rèn luyện cho học sinh trong một tuần, đồng thời bên cạnh đó giúp các em nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết mà thực tế các tiết học trên lớp các em chưa có điều kiện tiếp cận hoặc chưa có điều kiện để ôn lại. Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch trong tuần trong tháng.
Từ ý tưởng đó, trong năm học qua, được sự cho phép của nhà trường tôi đã xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động cho tiết “Sinh hoạt dưới cờ” của cả năm học. Và nhận thấy rằng học sinh đón nhận một cách tự nhiên, sôi động, thích thú khi tham gia vào những hoạt động đó, góp phần to lớn vào việc nâng cao kiến thức hiểu biết và sự thư giãn thoải mái cho các em, góp phần giáo dục các em, giúp các em nâng cao hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý trong tiết sinh hoạt chào cờ. Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chọn đề tài “ Một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt chào cờ”.
ng năm nào? à 3 chiến dịch: Tây Nguyên – Huế + Đà Nẵng – Hồ Chí Minh Chiến thắng Buôn Mê Thuột 10/3/1975 Câu 2: Huế + Đà Nẵng được giải phóng ngày tháng năm nào? Cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Huế+Đà Nẵng. à Giải phóng Huế 25/3/1975 Giải phóng Đà Nẵng 29/3/1975 Ý nghĩa quan trọng nhất: Đập tan lực lượng địch, Tw quyết định giải phóng Miền Nam trước mùa mưa 1975 Câu 3: Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975 trận đánh nào ác liệt nhất, khổ nhất, hy sinh nhiều nhất? à Xuân Lộc từ 8/4 – 22/4/1975 Câu 4: Chiến dịch HCM bắt đầu và kết thúc từ ngày tháng năm nào? à 26/4 – 30/4/1975 lúc 11giờ 30 Câu 5: Bạn cho biết 1 số thông tin về trận ném bom Dinh Độc lập 8/4/1975, Sân bay tân Sơn Nhất 28/4/11975? à Phi công Nguyễn Thành Trung . Câu 6: Bạn cho biết họ tên, quê quán của chiến sĩ cầm cờ trôn nóc Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975? à Bùi Quang Thận – quê Thái Bình Câu 7: Trong chỉ thị cho quân ta tiến công có câu “ Thần tốc, thần tốc hơn táo bạo, táo bạo hơn nữa” chì thị này là của ai? à Đại tướng Võ Nguyên Giáp Câu 8: bạn hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. (Yêu cầu không trùng lặp lại của người trước) Câu 8 được làm thành 6 -> 10 bông hoa. Gợi ý * Thơ: Tiểu đội xe không kích – Phạm Tiến Duật Mẹ suốt – Tố Hữu Dáng đứng VN – Lê Anh Xuân Hãy nhớ lấy lời tôi Người con gái VN * Bài hát: Giải phóng Miền Nam Lá đỏ Gương Nguyễn Bá Ngọc Hành khúc Ngày và đêm Chủ điểm tháng 5: “Bác Hồ kính yêu” Hoạt động 1: Thi tìm hiểu “ Bác Hồ với thanh thiếu niên” Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc và những tình cảm than thiết của Bác dành cho thiếu niên nhi đồng, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ. Tự hào, phấn khởi là con cháu bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan tròi giỏi, đội viên tốt. Để mở đầu cho hội thi hôm nay, chúng ta cùng nhau hát vang bài hát “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”. Xin nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn ! Kính thưa Quý Thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn ! Có những lời dạy của Bác kính yêu đối với thanh thiếu niên đã đi vào huyền thoại và trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ: “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”. Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp thanh thiếu niên các thế hệ đã không ngừng phát huy vai trò và sức mạnh của mình trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Để hiểu rõ hơn những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh thiếu niên. Hôm nay liên đội trường chúng em tổ chức hội thi tìm hiểu “ Bác Hồ với thanh thanh thiếu niên”. Hội thi của chúng ta gồm các phần thi sau: phần 1 Hồ Giải ô chữ, phần 2: hùng biện. Sau đây phần thi của chúng ta bắt đầu: Ở phần thi này 3 đội thi của chúng ta sẽ phải giải 12 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. các ô chữ hàng ngang, mỗi đội chỉ được phép chọn 2 lần, quyền ưu tiên dành cho đội chọn ô hàng ngang. Nếu đội chọn ô hàng ngang không giải được thì các đội còn lại có thể trả lời. Đoán đúng mỗi ô hàng ngang được 10 điểm, ô hàng dọc được 30 điểm và ô hàng dọc chỉ được giải khi đã có ít nhất 6 ô hàng ngang được giải. Ô chữ của phần thi này như sau: 1 N G U Y Ễ N B Á N G Ọ C 12 2 L Ê V Ă N T Á M 8 3 V Ă N C A O 6 4 P H O N G N H Ã 8 5 K I M Đ Ồ N G 7 6 S Ứ C K H Ỏ E 7 7 N G U Y Ễ N Á I Q U Ố C 12 8 T U Ổ I T R Ẻ G I Ữ N Ư Ớ C 14 9 H O À N G H Ò A 8 10 Y Ê U N Ư Ớ C 7 11 L Ê N Đ À N G 7 12 N G U Y Ễ N V I Ế T X U Â N 14 * Hướng dẫn giải ô chữ 1. Hàng ngang số 1 có 12 chữ cái Đây là tên người thiếu niên dũng cảm đã quên mình cứu 2 em nhỏ. (Đáp án: Nguyễn Bá Ngọc) 2. Hàng ngang số 2 có 8 chữ cái Tên người thiếu niên đã đốt cháy kho xăng giặc. Đáp án: Lê Văn Tám 3. Hàng ngang số 3 có 6 chữ cái Đây là tác giả của bài hát “ tiến quân ca” Đáp án: Văn Cao 4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái Tên tác giả của bài hát “ Nhanh bước nhanh nhi đồng” Đáp án: Phong Nhã 5. Hàng ngang số 5 có 7 chữ cái Đây là tên người đội viên thiếu niên đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đáp án: Kim Đồng 6. Hàng ngang số 6 có 7 chữ cái Đây là điều quý nhất của mỗi con người. Đáp án: Sức khỏe 7. Hàng ngang số 7 có 12 chữ cái Đây là tên gọi của Bác Hồ kính yêu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đáp án: Nguyễn ái Quốc 8. Hàng ngang số 8 có 14 chữ cái Đây là 1 trong 2 phong trào hành động của tuổi trẻ hiện nay. Đáp án: Tuổi trẻ giữ nước 9. Hàng ngang số 9 có 8 chữ cái Đây là tên tác giả của bài hát “ Thanh niên làm theo lời Bác”. Đáp án: Hoàng Hòa 10. Hàng ngang số 10 có 7 chữ cái Đây là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Đáp án: yêu nước 11. Hàng ngang số 11 có 7 chữ cái Tên bài hát chính thức của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Đáp án: Lên đàng 12. Hàng ngang số 12 có 14 chữ cái Đây là tên của người anh hùng đã nói câu “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Đáp án: Nguyễn Viết Xuân. * Ô chìa khóa hàng dọc có 12 chữ cái. Đáp án: Bác Hồ Kính Yêu. * Tiết mục văn nghệ xen kẽ. * Công bố kết quả của các đội sau phần thi thứ nhất. Công bố thể lệ phần thi thứ 2: “ Thi hùng biện” Các đội sẽ lên bốc thăm số thứ tự thi và cử đại diện lên trình bày bài phát biểu cảm tưởng của đội mình. * Công bố kết quả cả 2 phần thi. * Kết thúc hoạt động. Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đội TNTP 15/5/1941 và ngày sinh nhật Bác 19/5. Ngày 15/5/1941 ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh : Nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Đông dương lần I (tháng 01/1935) ghi rõ : “Đoàn phụ trách tổ chức Hồng Nhi Đoàn, chỗ nào có chi bộ Đoàn phải lập ra Hồng Nhi Đoàn, những đoàn viên dưới 16 tuổi phải đưa qua Hồng Nhi Đoàn”. 8/02/1941 sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 đã họp và ra Nghị quyết quan trọng đến vận mệnh của nước nhà. 15/5/1941 theo chỉ thị của Đảng, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong và Đội Nhi Đồng Cứu Quốc đã được thành lập tại vùng Pắc Bó (thôn Nà Mạ, Xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng) và Đảng đã giao cho Đoàn Thanh tiên trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941 đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng đồng ý lấy là ngày chính thức thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Ngày 30/01/1970 Đội TNTP Hồ Chí Minh được chính thức mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Kết quả thực hiện: Qua một năm thực hiện chương trình chủ điểm: “sinh hoạt dưới cờ” tại trường, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của BGH, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí giáo viên. Chính vì yếu tố tác động to lớn đến giáo dục, chính vì kết quả tác động đến học sinh một cách rõ rệt, vì vậy đội ngũ làm công tác giáo dục tại trường đã ủng hộ hết mình với tấm lòng vì đàn em thân yêu. Quá trình thực hiện chương trình tôi được sự cố vấn nhiệt tình, tận tâm của các đồng chí là giáo viên bộ môn. Đặc biệt là các câu hỏi kiến thức từ “cộng tác viên” là học sinh. Chương trình sinh hoạt chủ điểm hàng tuần đã được sự đón nhận nhiệt tình từ học sinh toàn trường. Các em rất vui và trông chờ đến thứ 2 đầu tuần để được tham gia. Nhiều em đã mạnh dạn gửi bài về chương trình mong được tham gia. Các em đã thực sự chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò ép. Chương trình sinh hoạt chủ điểm hàng tuần vào tiết sinh hoạt chào cờ là một sân chơi bổ ích cho tất cả học sinh trong toàn trường, giúp các em tự khẳng định mình trước mọi người, giúp các em hứng thú, thoải mái ngay ngày đầu tuần, ngày mà các em bắt đầu một tuần học căng thẳng. Chương trình sinh hoạt chủ điểm đã góp phần to lớn vào việc giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu quê hương đất nước của mỗi học sinh. Giúp các em xác định, định hướng được tư tưởng, hướng phấn đấu của việc học tập sau này. Chương trình đã góp một phần to lớn vào việc giáo dục, nâng cao ý thức xã hội, tầm hiểu biết của các em thực sự được nâng cao, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện chương trình sinh hoạt chủ điểm dưới cờ, tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm sau: Phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về kiến thức, nội dung và kinh phí cho cả một năm thực hiện. Phải xác định tư tưởng: Đã là người thầy thì phải chịu khó học hỏi, tự học, tự tìm tòitừ đó mới tự tin, quyết tâm thực hiện chương trình. Vận động tất cả đồng nghiệp cùng tham gia chương trình và cố vấn chương trình, trong đó có cả “cộng tác viên” là học sinh. Phải có ý thức về việc sắp xếp, hệ thống kiến thức theo từng chủ đề một cách khoa học. Làm tốt công tác biên tập, tổng hợp kiến thức một cách tỉ mỉ, hạn chế tối đa việc sai sót. Người biên tập, tổ chức thực hiện chương trình phải thực sự say mê, chịu khó tìm tòi, luôn sáng tạo nhạy bén trong phương pháp tổ chức nhằm cuốn hút học sinh tham gia. Phải có ý thức lắng nghe từ đồng nghiệp, các em cộng tác viên nhằm làm chương trình càng gần gũi với các em hơn, hiệu quả hơn. Người biên tập, tổ chức chương trình cần có một kiến thức cơ bản về tin học sẽ giúp hoàn thành tốt hơn về nhiệm vụ của mình. Tài liệu tham khảo: Sách hoạt động ngoài giờ. Báo thiếu niên tiền phong. Các trang Web của Bộ giáo dục, sở giáo dục các tỉnh thành. Các báo Thanh Niên, Tuổi trẻ Kho sách thư viện của trường. Nguồn kiến thức của các thầy cô giáo cung cấp. Học sinh giỏi gửi về tham gia chương trình Trên đây là một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt chào cờ trường THCS Phước Hải. Rất mong nhận được sự chỉ đạo của Cấp trên, sự góp ý nhiệt tình của Quý Thầy cô để tôi được học hỏi thêm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cuối cùng xin chúc sức khoẻ các Cấp lãnh đạo, Quý Thầy cô. Chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Trân trọng kính chào! Phước Hải, ngày 05 tháng 05 năm 2009 Người viết Phùng Thị Kim Trang NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ * Hội đồng khoa học trường THCS Phước Hải * Hội đồng khoa học Phòng giáo dục Huyện Đất Đỏ
File đính kèm:
- SKKN SINH HOẠT CHÀO CỜ.doc