Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở lớp 5

Chúng ta đều biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không chỉ lúc nào cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và trong tiếng nói của các quốc gia nói chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau

 Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em.

 

doc16 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn thì viết là “x”. VD: Xôi, xào, xoong...
	Những từ chỉ thiên nhiên hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết là “s”
	VD: Ngôi sao, giọt sương, sen, súng...
	Tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ tương đối. Người giáo viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
	* Một số điểm cần lưu ý khi dạy theo quy trình một tiết chính tả theo hướng đổi mới.
	- Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu quả chính tả thấp. Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài tập đọc. Bước này không kéo dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện tập (với những bài chính tả so sánh mà nội dung bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên có thể hỏi qua về nội dung đoạn viết).
	- Bước “luyện viết chữ khó, phân biệt các cặp từ so sánh” và bước “luyện tập” có thể nhập làm thành một. Đây là bước quan trọng để giúp học sinh không mắc lỗi chính tả, giáo viên cần lưu ý.
	- Bước “chấm và chữa bài” nên đặt ở cuối cùng trong tiết học vì việc đánh giá kết quả học sinh phải đặt sau quá trình luyện tập.
	Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm nhanh các cặp từ so sánh đối lập, tìm những bài hát ở Tiểu học có phụ âm đầu là n/l.
	Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp viết đúng một cách có ý thức mà trong đó thực chất của loại bài so sánh là: giúp học sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của từ gắn với chữ viết. Giáo viên so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các em. Mặt khác giáo viên cần năng động, sáng tạo trong giảng dạy. Soạn ra những bài luyện tập phù hợp với các em ở địa phương mình. Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc có thể đưa ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
	Qua việc tìm hiểu nguyên nhân là: tìm được những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh trên xã Hoà Sơn. Qua một thời gian thực hiện, kết quả thu được như sau:
Số TT
Lớp
T.số học sinh
Các lỗi chính tả thường mắc
l/n; ~/./
tr/ch; s/x; gh/g
cấu trúc âm tiết
1
5A
30
2 em
2 em
không
2
5B
28
1 em
1 em
1
Phần thứ ba
 KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC.
	Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập giáo dục Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ dân trí nhất định trong cả nước. Tuy nhiên trình độ này có đồng đều hay không điều đó tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và học tập ở mỗi địa phương. Là một giáo viên vùng phương ngữ, tôi nhận thấy phải trang bị cho các em những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên giảng dạy ở các vùng phương ngữ. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành trong một thời gian dài.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
	Để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nói chung, việc dạy chính tả cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một số đề xuất như sau sau:
	- Đối với công tác quản lý:
	 Cần có hướng dẫn cụ thể giúp các cấp cán bộ quản lý, giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đổi mới phương pháp dạy học.
	 Cần biên soạn những tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, cụ thể với từng phân môn theo từng khối lớp.
	Giáo viên sau khi học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ (ở các lớp học cao đẳng, đại học...) cần có chế độ chính sách rõ ràng, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác) thúc đẩy ý thức tự học ở mỗi người.
	- Đối với giáo viên Tiểu học:
	Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
- Đối với học sinh.	
	Các em học sinh phải thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn luyện.
	- Đối với nhà trường:
	Cần có kế hoạch từng bước xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị chuẩn của Bộ Giáo dục.
	Cần phải lựa chọn xem cần trang bị cái gì trước, cái gì sau sao cho phù hợp với điều kiện của trường mình.
	Hoà Sơn, ngày 22 tháng 05 năm 2008
 Người thực hiện
	 Trịnh Thị Thu Hà
Đánh giá xếp loại của 
Hội đồng xét duyệt sáng kiến các cấp
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN Nang cao hieu qua day chinh ta cho HS lop 5.doc