Sáng kiến kinh nghiệm - Một Số Phương Pháp Sử Dụng Sách Ở Trên Lớp Trong Giờ Dạy Toán
Thông qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy : Việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ học toán giữ một vị trí đáng kể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và việc phát huy tính tích cực của học sinh nói riêng. Việc sử dụng sách giáo khoa cũng là một trong những phương pháp dậy học quan trọng.
Mặt khác đọc mọi sách tốt khác nào như được trao đổi ý kiến với những nhân vật ưu tú của các thời đại - Do vậy sách là phương tiện đắc lực để nâng cao trí tuệ và nó có ảnh hưởng hết sức to lớn đến sự phát triển con người.
Song không phải vì vậy mà ta chỉ cả ngày ngồi đọc sách - Mà sách chỉ bổ ích với những người biết cách đọc.
Trong nhà trường sách giáo khoa phải trở thành một trong những nguồn chủ yếu cung cấp kiến thức và là phương tiện quan trọng trong việc tổ chức công tác tự lập của học sinh . Nếu Giáo viên không dạy cho học sinh biết tự đọc sách , tìm điều cần thiết trong tài liệu tra cứu . thì giáo viên đó đã chuẩn bị tồi cho các em tự lập làm việc ở các lớp trên. Nhà trường có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức , kĩ năng , kĩ xảo . mà còn chuẩn bị cho các em kĩ năng thường xuyên tự đào tạo mình sau khi rời ghế nhà trường do vâỵ việc sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa , tài liệu học tập càng tăng thêm ý nghĩa trong phương pháp dạy học . Bản chất của phương pháp này là ở chỗ trong quá trình tự làm việc với sách giáo khoa học sinh nắm vững và củng cố được kiến thức , có kĩ năng đọc sách , sử dụng tài liệu học tập.
iên biết đến hoặc không dám mạnh dạn sử dụng đó là việc cho học sinh đọc sách giáo khoa vào đầu tiết học trước khi kiểm tra kiến thức. Kinh nghiệm cho thấy trước lúc kiểm tra bài cũ học sinh muốn xem sách giáo khoa như thế nào ,học sinh biết rằng không phải lúc nào ở trong lớp cũng được phép đọc bài giao cho về nhà trước lúc kiểm tra - cho nên học sinh thường tận dụng cơ hội này trước sự cho phép của Giáo viên. Biện pháp này không những nâng cao chất lượng câu trả lời mà còn nâng cao hứng thú đối với câu trả lời . Khi đọc xong phần cần thiết học sinh vui vẻ gập sách theo yêu cầu của Giáo viên .Cách làm việc với sách giáo khoa như thế có tthể áp dụng hầu hết các môn học không riêng gì môn toán , nó giúp nâng cao tính tích cực , kỉ luật của học sinh trong học tập , tạo cho học sinh vốn kiến thức vững chắc , tác động đến những học sinh không làm bài tập ở nhà. Bên cạnh đó còn một lí do nữa là ai cũng biết rằng việc hỏi bài cũ sẽ diễn ra thụ động và không hứng thú chút nào nếu học sinh không nắm vững tài liệu. Cho nên việc cho các em làm việc với sách giáo khoa đầu giờ học trước khi hỏi bài cũ nó sẽ góp phần làm tăng kỉ luật , học sinh hồ hởi , hứng thú làm việc. Tuy nhiên hình thức này cũng không nên áp dụng rập khuân trong mọi giờ học ,có thể nên áp dụng nó khi học sinh lĩnh hội kém và khi thấy cần có biện pháp nâng cao chấtt lượng của các câu trả lời trong giờ học , tạo sự hưng phấn ,niềm tin vào học tập cho học sinh. Môn nào cũng có những vấn đề mà học sinh có thể hiểu và lĩnh hội nhờ độc lập nghiên cứu sách giáo khoa . Tất nhiên còn có những nghi ngờ như : Làm sao học sinh có thể hiểu được hoặc nghiên cứu được một số vấn đề ?- Thực ra thì có những vấn đề đúng là không nên cho học sinh độc lập nghiên cứu . Vấn đề là ở chỗ Giáo viên phải chọn đề tài cho học sinh mang tính vừa sức và một vấn đề không kém quan trọng đó là sự chuẩn bị của Giáo viên. Đối với những bài mở đầu không nên cho học sinh tự nghiên cứu, kể cả những bài mang tính tổng quát , khái quát. Không những chọn được đề tài cho học sinh mà còn biết tổ chức cho học sinh nghiên cứu , khi nghiên cứu tài liệu mới, có nhiều phương án + Phương án thứ nhất: trước hết đặt cho học sinh một nhiệm vụ nhận thức , vạch ra những vấn đề cần lĩnh hội , xác định trình tự của việc tự lực nghiên cứu sách giáo khoa . + Phương án thứ hai : Giáo viên xác định nhiệm vụ nhận thức và một loạt những vấn đề phải lĩnh hội , trong quá trình tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cưu sách giáo khoa . Nhưng những kết luận và khái quát hoá thì để học sinh tự làm lấy. + Phương án thứ ba : Thể hiện ở chỗ trong bài làm có nêu ra nhiệm vụ hay mục đích phác ra những điều cần lĩnh hội và kết quả cần đạt tới . Còn bản thân học sinh phải tự mình tìm tòi các con đường và cách thức để hiểu sâu vấn đề theo sách giáo khoa . Nói chung các phương pháp bao gồm các hình thức sau : a, Nêu lên đề tài của bài học. b, Đàm thoại gợi mở của Giáo viên. c, Hướng dẫn cho học sinh trình tự của công tác độc lập. d, Giáo viên quan sát công việc của học sinh và giúp đỡ. e, Kiểm tra và đào sâu kiến thức của học sinh sau khi nghiên cứu sách giáo khoa . Khi tổ chức cho học sinh độc lập sách giáo khoa nên áp dụng biện pháp dạy học phân theo nhóm. Ví dụ như khi dạy bài Hình Vuông ở toán lớp 8 : + Nhóm học sinh yếu : Đọc kĩ trong sách giáo khoa . + Nhóm học sinh trung bình : Đọc kĩ trong sách giáo khoa .Có chút ít mở rộng kiến thức , liên hệ với thực tế. + Nhóm học sinh khá : Cho học sinh đọc kĩ tài liệu trong sách giáo khoa , suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau đây: _ Đoạn viết trong sách giáo khoa giải quyết vấn đề gì?- Phân tích các hiện tượng , sự kiện riêng để rút ra kết luận hay giải thích các sự kiện trên cơ sở đã biết? _ Từ tài liệu trong sách giáo khoa tập thể có thể khái quát như thế nào? _ Có thể chia các thí dụ trong sách giáo khoa thành các nhóm như thế nào? Những câu hỏi dạng như trên buộc học sinh phải hiểu sâu tài liệu trong sách giáo khoa và nắm được lôgic bên trong của nó. Để thông hiểu sâu hơn nữa đề nghị học sinh kể lại tài liệu đã đọc và thay các VD trong sách giáo khoa bằng VD của bản thân. Nghiên cứu sách giáo khoa đôi khi còn được tiến hành dưới dạng đọc có chọn lựa từng đoạn riêng rẽ. Khi nghiên cứu tài liệu mới nhiều khi cũng cần phải cho tái hiện ngắn gọn những đề tài đã học trước đó . Trong những trường hợp này phương pháp cơ bản là hỏi miệng. Sách giáo khoa được sử dụng rộng rãi khi củng cố tài liệu đã học . Vai trò của nó cực kì quan trọng nếu chú ý rằng học sinh phải lĩnh hội tài liệu nghiên cứu trực tiếp trong giờ lên lớp. Tuy nhiên không phải bao giờ Giáo viên cũng thành công - Nếu tài liệu dễ ,khối lượng kiến thức ít thì học sinh lĩnh hội không khó khăn gì. Nhưng gặp phải những vấn đề khó khăn phức tạp thì Giáo viên phải trình bày lặp đi lặp lại dưới dạng cô đọng. Cũng có khi để củng cố đề tài mới , Giáo viên đặt ra những câu hỏi có phần đơn giản hoá , chỉ mong sao cho học sinh trả lời được - nhưng nó không giúp cho việc lĩnh hội sâu sắc kiến thức . Nó dẫn tới chủ nghĩa thô sơ, nghèo nàn của nội dung bài dạy. Về nguyên tắc ở mỗi tiết học nên tạo điều kiện cho học sinh làm việc tự lập với sách giáo khoa sau bài giảng của Giáo viên, đó là tuân theo những qui luật của hoạt động tư duy. Mỗi lần nghiên cứu lại,nó giúp không những cho sự ghi nhớ kiến thức mà còn cho phép tìm thấy những mặt mới của tài liệu . Chỉ tiếc rằng thời gian một giờ học ít ỏi không thể vận dụng hết được trên lớp phương pháp này. Ta cũng cần phải tránh khi suy nghĩ rằng : Giáo viên chỉ cần trình bầy những phần cơ bản thôi còn để học sinh nghiên cứu một cách tự lực phần còn lại - Đó là quan điểm sai lầm và cũng là lí do để những Giáo viên không chuẩn bị bài bao biện. Những biện pháp và ý kiến trên của tôi về việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ học chỉ là một phần nào đó tất nhiên những điều nêu ở trên không phải là sự tối ưu cho một giờ giảng. Song trên tình hình thực tế tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong những năm học vừa qua trên khoảng 650 học sinh nhà trường và thu được kết quả như sau: Khi học sinh học theo cách thụ động sự tái hiện lại kiến thức mà tôi kiểm tra lại sau mỗi giờ học như sau (tính%) : Điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Sự tái hiện kiến thức Sự tái hiện kiến thức Sự tái hiện kiến thức Sau 5ph Sau 1giờ Sau 15ph Sau 2giờ Sau 30ph Sau 24giờ Khá,giỏi 30 24 27 20 26 21 TB 55 51 53 51 50 42 Yếu 15 25 20 29 24 37 Qua bảng thực nghiệm thấy rằng chất lượng tư duy kiến thức của học sinh không được khắc sâu - Sau khi áp dụng phương pháp “Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh ” Kết hợp với phương pháp sử dụng sách giáo khoa một cách hợp lí kết quả thu được tương đối khả quan : Điểm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Sự tái hiện kiến thức Sự tái hiện kiến thức Sự tái hiện kiến thức Sau 5ph Sau 1giờ Sau 15ph Sau 2giờ Sau 30ph Sau 24giờ Khá,giỏi 53 51 52 50 51 49 TB 41 42 42 45 45 46 Yếu 6 7 6 5 4 5 Từ khi áp dụng chất lượng giáo dục của trường chúng tôi đã được nâng cao một cách rõ rệt thông qua biểu đồ mà tôi đã theo dõi trong các năm học gần đây: Như vậy bước đầu đề tài đã có những khả quan , học sinh nhớ kiến thức chắc chắn , hiểu rõ bản chất của vấn đề D, Kết Luận Việc sử dụng sách giáo khoa trong giờ lên lớp là bước chuẩn bị sơ bộ cho việc học sinh tự lực nghiên cứu sâu sắc hơn từng vấn đề của tài liệu. Nó có nhiều hình thức phong phú ,do đó có khả năng hoàn thiện phương pháp giảng dạy và giúp học sinh giành được những kiến thức sâu sắc hơn . Việc tổ chức đưa một cách đúng đắn cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa nó có ý nghĩa to lớn trong việc lĩnh hội kiến thức và áp dụng cho thực tiễn - Dù dưới dạng này hay dạng khác việc học sinh nghiên cứu sách giáo khoa phải có một vị trí trong mỗi giờ học. Trong phương pháp dạy học , điều hết sức quan trọng là phải hình thành ở học sinh những kĩ năng , kĩ xảo nghiên cứu sách giáo khoa và các sách khác một cách thông minh , tránh đọc sách máy móc, không biết rút ra những vấn đề chủ yếu và các biện pháp tự kiểm tra. Chỉ có tổ chức khéo léo công tác với sách giáo khoa trong giờ lên lớp cũng như luyện tập bền bỉ có hệ thống cho học sinh một cách tự giác, có suy nghĩ, mới tạo nên tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả dạy học và cho chất lượng cao của sự lĩnh hội tài liệu học tập- Tạo đà cho phương pháp dạy học “ PHáT huy tính tích cực của học sinh” Để giải quyết vấn đề này mỗi Giáo viên phải hiểu một cách sâu sắc và nắm vững một cách nghệ thuật phương pháp dạy học cũng như việc sử dụng sách giáo khoa . Do khuôn khổ của đề tài cho nên ở đây tôi mới chỉ đưa ra cơ sở lý luận để tham khảo , còn các ví dụ dẫn chứng còn tuỳ thuộc vào từng trình độ , đối tượng và nội dung bài dạy . Đề tài này của tôi còn có một số hạn chế nhất định rất mong được sự cộng tác góp ý của các đồng chí. ứng Hoà , ngày 16 tháng 5 năm 2007 Người viết nguyễn thế dân ý kiến nhận xét , đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... Chủ tịch hội đồng (Ký tên , đóng dấu ) ý kiến nhận xét , đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cấp trên ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... Chủ tịch hội đồng (Ký tên , đóng dấu )
File đính kèm:
- SKKN-SGK.doc