Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học Ngữ văn 9

I. TÊN ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 9

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Tầm quan trọng của vấn đề:

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện một cách đồng bộ đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) nói chung, trong đó có đổi mới PPDH môn Ngữ văn luôn được các nhà khoa học giáo dục đầu ngành của nước ta quan tâm, nghiên cứu và tìm cách cải tiến. Có thể nói, đây là một bước đột phá của ngành Giáo dục nước nhà. Vì vậy, vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thực hiện nghiêm túc tinh thần Nghị quyết 40/2000-QH10 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị số14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ, đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới.

 

doc25 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học Ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
người hay một nhân vật? 
Mỗi cách dẫn ấy khác nhau như thế nào? (vẽ nhánh, ghi chú)
	Ta kết hợp cho học sinh làm các bài tập trong mỗi nội dung ôn tập sau khi lập SĐTD cho mỗi nhánh (nội dung). Cuối tiết Ôn tập, ta có SĐTD trên bảng như sau:
	Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng SĐTD kết hợp trong việc dạy học bài mới với dùng chính nó để cô đọng kiến thức của bài học cho học sinh ghi. Việc sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học bài mới sẽ giúp học sinh từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoa học, có hệ thống, lô-gic. Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâm thể hiện trọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên, các em tự khám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các ý lớn, nhỏ) một cách liền mạch, có hệ thống, đến khi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thức của bài học được cô đọng và trình bày một cách sinh động, khoa học và sáng tạo trên bảng đen (hoặc trên màn hình). SĐTD ấy không chỉ cung cấp cho các em “bức tranh tổng thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em dễ dàng nhận ra mạch lô-gic kiến thức của bài học. Do đó, chúng ta có thể dùng nó như phần nội dung ghi bảng của giáo viên để học sinh ghi chép. 
	Tuy nhiên, chúng ta cần linh hoạt sử dụng ở những tiết dạy, bài dạy cho phép chứ không nên lạm dụng SĐTD để khỏi phải ghi bảng ở tất cả các tiết dạy. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp này càng thuận lợi hơn khi chúng ta sử dụng phần mềm Mind Map và soạn giảng bằng bài giảng điện tử. Chúng ta cũng nên đánh số thứ tự vào các khâu lên lớp (tìm hiểu bài, bài học, luyện tập), các ý chính trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học để học sinh thuận tiện trong việc theo dõi, ghi chép vào vở. Giáo viên cũng cần dành ít phút cuối tiết học, cho học sinh quan sát SĐTD và thuyết trình - “đọc hiểu” lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài học.
b3. Sử dụng SĐTD trong việc hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học: 
	Sau khi dạy xong mỗi phần (một đơn vị kiến thức) của bài học, hay mỗi bài học, giáo viên cho học sinh hình dung, nhớ lại và vẽ SĐTD để củng cố, hệ thống phần kiến thức đó, hoặc toàn bộ kiến thức của bài học.
Ví dụ 1: 
	Khi dạy tác phẩm truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong phần một “Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng” giáo viên cho các em lập SĐTD về nhân vật Vũ Nương thông qua câu hỏi sau: Như vậy, qua phần tìm hiểu trên, em hãy lập SĐTD để chứng minh Vũ Nương là một người mẹ đảm đang, một người vợ thủy chung, một người dâu hiền hiếu thảo? 
Sau đây là SĐTD minh họa:
Ví dụ 2: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong luận cứ 3: “Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan, giáo viên cho học sinh lập SĐTD về đặc điểm của con người Việt Nam. Các em sẽ nhớ lại những gì vừa được nghe, được thảo luận, được ghi chép và vẽ SĐTD. Sau đây là SĐTD minh họa:
Ví dụ 3: 
	Sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”(Tiết 6,7), giáo viên cho học sinh lập SĐTD hệ thống kiến thức của bài học. Đây là SĐTD củng cố, hệ thống kiến thức cuối bài “Chiến tranh hạt nhân": 
Ví dụ 4: 
Sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong văn bản “Bàn về đọc sách”(Tiết 91,92), giáo viên cho học sinh lập SĐTD hệ thống kiến thức của bài học. Dưới đây là SĐTD củng cố, hệ thống kiến thức bài “Bàn về đọc sách": 
b4. Sử dụng SĐTD trong việc ôn tập kiến thức: 
	Cũng như các cách làm trên, chúng ta có thể sử dụng SĐTD để ôn tập và hệ thống kiến thức đã học cho các em. Sau đây là một vài ví dụ:
Ví dụ 1: Cho học sinh lập SĐTD hệ thống kiến thức bài “Ôn tập Tiếng Việt” học kỳ II (Tiết 139,140) như sau:
Ví dụ 2: Cho học sinh lập SĐTD hệ thống kiến thức bài “Ôn tập Truyện”(Tiết 154,155) như sau:
	 Tóm lại, với những ưu điểm của mình, sơ đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh.Việc sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng em không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó vào việc chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
	Sơ đồ tư duy còn là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả trong hoạt động nhóm bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng SĐTD giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào Sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.	
	Việc vận dụng SĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
	Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc ứng dụng SĐTD trong quá trình dạy học. Tôi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng SĐTĐ một cách hiệu quả trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các chương, phần....Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng SĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Những học sinh trung bình đã biết dùng SĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn. Các em không còn tâm lý chán học, ngại học môn Ngữ văn vì phải ghi chép nhiều. Trái lại, tất cả rất hào hứng với việc học tập. Vì việc ứng dụng SĐTD không chỉ tạo tác động trực quan lôi cuốn các em, mà còn giúp các em ghi chép bài gọn gàng, khoa học hơn, nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách ghi chép trước đây. 
Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm giúp thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
VII. KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc vận dụng SĐTD trong dạy học, kiểm tra, đánh giá sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với học sinh ở cấp THCS hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học nói chung, trong đó có dạy học Ngữ văn là việc làm rất cần thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Đối với giáo viên:
Cần phải nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ SĐTD trên lớp và những tiện ích. 
Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng SĐTD vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng; nhất là đối với bộ môn Ngữ văn.
Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
Cần đầu tư thời gian hợp lí vào việc soạn bài, lập trước các SĐTD cần 
thiết cho tất cả các khâu của quá trình lên lớp đối với từng bài học.
Đối với học sinh:
Cần tích cực, tự giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một cách khiêm tốn ở thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với SĐTD.
*****************************
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009.
3. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
4. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010.
5. Một số chuyên đề bồi dưỡng CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN THCS – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
X. MỤC LỤC:
Trang
1
Tên đề tài.....................................................................................
1
2
Đặt vấn đề....................................................................................
1
3
Cơ sở lí luận.................................................................................
2
4
Cơ sở thực tiễn.............................................................................
2
5
Nội dung nghiên cứu...................................................................
3
6
Kết quả nghiên cứu......................................................................
22
7
Kết luận.......................................................................................
22
8
Đề nghị........................................................................................
22
9
Tài liệu tham khảo.......................................................................
24
10
Mục lục........................................................................................
25

File đính kèm:

  • docSKKN - TUAN.doc
Bài giảng liên quan