Sinh hoạt Chuyên đề: Bài thơ tặng mẹ - Đỗ Trung Quân

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chiến tranh. Hai tiếng nhắc người ta đến đau thương và những mất mát không gì bù đắp nổi. Chiến tranh. Hung thần hủy diệt tất cả, nó bắt người ta phải hi sinh của cải, tính mạng và cả những tình cảm thiêng liêng nhất, những hồi ức ngọt ngào nhất.

 Hòa bình trở lại, con người thoát khỏi vòng vây chiến tranh. Chính lúc này, con người ý thức lại những tình cảm mình tạm lãng quên. Và tình yêu mẹ chính là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất.

 Sau chiến tranh, rất nhiều bài thơ viết về mẹ ra đời. Trong đó, “Mẹ” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ tiêu biểu. Bài thơ chất chứa những tình cảm sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng da diết của một người con đối với mẹ sau rất nhiều năm “rong ruổi” giữa cuộc đời. Bài thơ như một lời nhắn nhủ chân thành cho con người phải trân trọng những giây phút khi còn có mẹ.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh hoạt Chuyên đề: Bài thơ tặng mẹ - Đỗ Trung Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng lên khiến con thảng thốt. Phải, con đã bỏ qua quá nhiều thời gian có thể bên mẹ, để bây giờ con lo sợ cho hiện thực cũng như của tương lai. Tương lai kia sao u ám nhưng lại nhanh đến quá. Ngày kia là bao giờ? Lòng con bất an, và con trở nên sợ mọi thứ có thể chỉ cho con thấy rằng con sẽ xa mẹ. Hoa hồng đẹp đấy nhưng lại là thứ nhắc nhở con hằng ngày. Con trở nên hoang mang và dần hiểu ra mình cần trở lại, trở lại bên người mẹ già luôn quan tâm, chờ đợi con, trước khi quá muộn màng. 	Có lẽ với mỗi chúng ta, “hồi ức về mẹ bao giờ cũng tươi mát và sinh động. ta càng xa tuổi thơ thì hồi ức ấy càng rõ rệt dễ hiểu và thân thiết” (N.V.Sengumốp). Riêng với Đỗ Trung Quân, liệu đó có còn là những hồi ức ngọt ngào nhất:	“Ta ra đi mười năm xa vòng tay mẹ	Sống tự do như một cánh chim bằng”	Hiện tại đứng sững lại, không gian và thời gian đẩy lùi lại về quá khứ. “Mười năm”, một thời gian đủ dài để bắt đầu cho một câu chuyện buồn. “Mười năm” trước đây, “ta” rẽ cuộc đời mình sang một chân trời mới, và “ta” phải “xa vòng tay mẹ”. Ta đánh đổi vòng tay ấm áp chở che đầy yêu thương trìu mến chỉ để “sống tự do”, như một cánh chim bằng”, giang rộng đôi cánh mà vẫy vùng cho thỏa chí. Lòng ta rộng quá, ta cần một bầu trời vĩ đại và ta chấp nhận hi sinh.	“Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái	 Có bao giờ thơ cho mẹ ta chăng?”	Lại một câu hỏi nối tiếp hàng loạt câu hỏi tràn ngập tâm hồn nhà thơ. Tác giả và cả chúng ta, cả hai đều có được câu trả lời. “Có bao giờ thơ cho mẹ ta chăng?”, dư vị còn lại là bao nỗi xót xa và ân hận. Ta đã làm gì đây, ta sẵn sàng “làm thơ” cho cuộc đời này, cho những cô gái quyến rũ đã lướt qua cuộc đời ta. Ta đã nghĩ mình cao thượng quá và đời sống tình cảm của ta đã vô cùng phong phú. Ta chân thành với tất cả nhưng lại tàn nhẫn với một người, người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, yêu ta, thương ta, và hi sinh cuộc đời mình vì cuộc sống của ta. 	Đau xót thay, ta muốn cất lên một lời xin lỗi, thế nhưng đã quá muộn màng.	“Những bài thơ chất ngập tâm hồn 	đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc 	Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác 	mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ ”	Bài thơ cho mẹ, có lúc nào chất ngập tâm hồn ta? Những cảm xúc,những thăng trầm của cuộc sống, dồn tụ lại chỉ trong tám chữ “đau khổ, chia lìa, buồn vui, hạnh phúc”. Ta đã trải qua những con đường đời dài, gian nan có, phẳng lặng cũng có. Cuộc đời và con người cho ta cảm hứng sáng tạo, đôi lúc khắc nghiệt, “những bàn chân giẫm xuống trái tim ta độc ác”, đau buốt cả cõi lòng. Thế mà chính ta không hiểu nổi, ta thao thức làm thơ chỉ vì những con người đã giày xéo tâm hồn ta, đẩy ta vào vực thẳm của tiều tụy và cô đơn. Ta làm thơ vì những điều xấu xa đó, ta gán cho họ hai từ độc ác. Nhưng giờ ta hay họ mới thực sự độc ác hơn. Họ chỉ làm ta đau một lần, ta vẫn độ lượng tặng họ một bài thơ, còn mẹ ta, chưa bao giờ làm ta tổn thương mà chỉ biết đau cùng nỗi đau của ta, vậy mà ta lại vô tâm đến nỗi chẳng cho mẹ một dòng thơ và dành một mảng tâm hồn mình cho mẹ.	Ta mãi tiến về phía trước, đi rất xa, rất xa. Còn mẹ, mẹ mãi ở đấy, dưới “thềm xưa” nơi mái nhà thân yêu để dõi theo và chờ đợi. “Dáng mẹ” thấp thoáng, dáng người già cỗi chỉ biết mòn mỏi đợi mong, thời gian bắt mẹ ngồi chờ vì nó đã vắt kiệt sức lực của mẹ. Còn gì đau đớn hơn khi để một tâm hồn già nua, một thân xác còm cõi phải hứng chịu nỗi cô đơn, tẻ nhạt ở quãng cuối của cuộc đời. Những nỗi buồn chồng chất lên nhau, chằng chịt đến nỗi tấm lòng bao la của mẹ không còn đủ sức chứa đựng. Nhưng xót xa thay, giờ đây chính mẹ cũng “không ứa nổi” những giọt nước mắt già nua, vì nước mắt kia đã khô dần theo quãng thời gian mẹ chờ đợi ta trở lại. Còn ta, người con bất hiếu, để mẹ phải trông đợi, để mẹ phải khóc, giờ này đang ở đâu. Ta “mê mải” ở những phương trời xa “trên bàn chân rong ruổi”. Ta tàn nhẫn quá, ta sống cho riêng mình, vì lí tưởng vị kỉ của bản thân. Ta vội vả lao vào cuộc đời, “rong ruổi” cùng trời cuối đất, có bao giờ ta nhìn lại sau lưng? Chắc là không, vì nếu dành một giây để nhìn lại, ta sẽ bắt gặp ngay một ánh mắt thầm lặng của mẹ luôn dõi theo và ta đã quay về.Nhưng nếu như mẹ ta cũng quên ta đi, vui vẻ tận hưởng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, ta sẽ chẳng phải đau khổ thế này.Ta có thể quên mẹ nhưng chắc chắn một điều mẹ sẽ chẳng bao giờ không nhớ về ta và lo lắng cho ta. “ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ  giọt nước mắt già nua không ứa nổi  ta mê mải trên bàn chân rong ruổi  mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng ”	Con người thật kì lạ, khi mất đi mới biết trân trọng, khi đau đớn mới tìm về người thân. Một sự thật phũ phàng: ta nhớ đến mẹ khi cuộc đời đã làm ta rướm máu.	“Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân 	mấy kẻ đi qua 	mấy người dừng lại? ”	“Bàn chân rong ruổi” ngày xưa, nay bị gai đời làm ứa máu. Cay nghiệt quá, ta hiến dâng trọn vẹn cho cuộc đời này, thế mà ta nhận được gì ngoài buồn đau và mất mát. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một khu vườn đầy hoa, ta tự cho mình là người làm vườn sành sõi, ngờ đâu, khi ta đi chân trần vào khu vườn ấy, “gai đời” sắc nhọn đã tàn phá con người ta và cả tâm hồn ta. Trong vạn lần đau nhói, ta cầu xin một linh hồn nhân từ giúp đỡ ta, vậy mà “Mấy kẻ đi qua. Mấy người dừng lại?”. Ta gặp và làm quen với bao con người cuối cùng trong cơn hoạn nạn, “mấy kẻ”, “mấy người”, sao mà ít ỏi đến thế, cuối cùng chẳng ai giúp đỡ ta. Cái dư vị chua chát một lần nữa âm vang và xé nát tâm hồn đau thương của ta.	“mẹ già ở cách xa đến vậy 	trái tim âu lo đã giục giã đi tìm	ta vẫn vô tình 	ta vẫn thản nhiên?”	Người đời sẽ “vô tình”, sẽ “thản nhiên” trước nỗi đau của ta, nhưng “mẹ già” của ta sẽ không bao giờ làm như vậy. Trong lòng mẹ làm gì có khoảng cách với con của mình. Trong vẻ ngoài già nua ấy là tấm lòng thương con vô hạn, đậm sâu. Đời làm con “ứa máu bàn chân” thì chính mẹ sẽ là người dùng trái tim ấm áp xoa dịu và chữa lành vết thương ấy. Dù ta có ở nơi nào, mẹ cũng sẽ tìm ra, vì trái tim mẹ luôn hướng về con, luôn âu lo và bất chấp gian khó để đi tìm. Đừng ngần ngại trở về với mẹ năm xưa, sự “cách xa” chỉ do ta tạo ra, ta mãi là con của mẹ và lòng mẹ bao giờ cũng dạt dào, tựa biển rộng, trời cao. 	“Hôm nay... 	anh đã bao lần dừng lại trên phố quen 	ngã nón đứng chào xe tang qua phố 	ai mất mẹ? 	sao lòng anh hoảng sợ 	tiếng khóc kia bao lâu nữa 	của mình?”	“Hôm nay”, mười năm xa cách mẹ đã trôi qua, con đã về bên mẹ. Nhưng khi bao lần nhìn xe tang qua phố, con lại giật mình hoang mang. “Ai mất mẹ?”. Câu hỏi đặt ra nhưng như chính con đang tự hỏi chính mình. Con sợ lắm khi ngày kia sẽ chóng đến, ngày mẹ ra đi để con lại một mình, bơ vơ trông trải giữa cuộc đời. Những người trong dòng xe kia đang khóc. Tiếng khóc sao tha thiết quá, khiến con tưởng như đang bật ra từ lòng con, tiếng khóc lo sợ ngày kia sẽ đến lượt mình. Con ngả nón chia buồn cho những người đang khóc vì mất mẹ, lòng thầm hỏi bao giờ, con sẽ trở thành người được ngả nón chia buồn, nhận được sự cảm thông như họ bây giờ? 	Lòng hối hận, sự luyến tiếc khiến con viết nên những dòng thơ này. Con biết có thể, lời thú tội của con là quá muộn, nhưng con vẫn thành tâm hi vọng, bài thơ là một nụ hồng, nhỏ bé nhưng chân thành, đem đến cho mẹ chút niềm vui, như ánh bình minh thắp sáng phần nào những tăm tối suốt bao năm qua của mẹ. Con chỉ mong ước một điều nhỏ nhoi: bù đắp lại phần nào những sai lầm, những thờ ơ, lạnh lùng mà mười năm qua con đã gây ra. Xin mẹ hãy nhận lời thú tội muộn màng, hãy tha thứ cho người con đã biết hối hận, ăn năn trước khi quá muộn:	“Bài thơ này xin thắp một bình minh 	trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối 	bài thơ như một nụ hồng 	Con cài sẵn cho tháng ngày 	sẽ tới!”GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT	Bài thơ là sự kết hợp hài hòa của nhiều thủ pháp nghệ thuật. Hai đoạn thơ đầu bắt đầu bằng “Con sẽ không đợi một ngày kia”. Lối điệp cấu trúc này làm mạch thơ mở đầu tự nhiên chân thật như lời người con nói với mẹ thân yêu. Cả bài thơ gồm ba đoạn với ba chủ thể trữ tình: con-ta-anh. Khi nhìn về mẹ, nói với mẹ, nhà thơ vẫn là đứa con nhỏ ngày nào. Khi nhìn lại lòng mình, nói với lương tâm mình, nhà thơ xưng ta với những lời tự trách, ăn năn. Và khi nói với mọi người, nói với chúng ta-những người con “mê mải trên bàn chân rong ruổi”, lời thơ chuyển thành “anh” như tìm kiếm, đợi chờ một sự đồng vọng, sự cảm thông. Nghệ thuật phân thân để tự đối thoại đã góp phần tạo nên sự mạch lạc thu hút trong diễn biến tâm trạng của bài thơ.	Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng nhiều hình ảnh đậm chất trữ tình, giàu ý nghĩa tượng trưng: bông hồng, hoàng hôn, thềm xưa, nụ hồng, vừa bộc bạch tâm trạng vừa khơi gợi mạnh mẽ cảm xúc nơi độc giả. Kết hợp với đó là phép liệt kê, những câu hỏi tu từ, câu cảm thán, lời độc thoại nội tâm 	Mạch cảm xúc thơ thường xuyên bị ngắt quãng bởi những câu hỏi tu từ tha thiết: ai níu nổi? có bao giờ thơ cho mẹ ta không? ai mất mẹ?...và những lời cảm thán bật thốt tự đáy lòng: ta vẫn thản nhiên, ta vẫn vô tìnhĐó như những tiếng nấc nghẹn ngào khiến cảm xúc bài thơ trở nên dạt dào, mãnh liệt hơn.	Đỗ Trung Quân sử dụng thể thơ tự do, nên cách ngắt nhịp, ngắt câu rất ngẫu nhiên, tùy vào dòng chuyển biến của tâm trạng. Có lúc nhịp thơ nhanh gấp dồn dập, câu thơ như lời văn xuôi “có những bàn chân giẫm xuống trái tim ta độc ác”. Có lúc âm trầm nhẹ nhàng sâu lắng, ngân vang mãi trong lòng người “hôm nay”. Mạch thơ biến chuyển linh hoạt, khi tha thiết tuôn trào, khi ngẹn ngào, đau đớn. Bên cạnh nội dung sâu sắc cảm động, nghệ thuật của bài thơ cũng góp phần tạo sức hấp dẫn thu hút đối với người đọc, tạo nên sức sống của bài thơ. KẾT LUẬN 	Dù rằng được viết khi nhà thơ đã mất mẹ, nhưng những mong ước, niềm ăn năn, hối hận trong bài thơ vẫn như đánh thức tình cảm của người đọc một cách mãnh liệt, sâu sắc. Bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng gây xúc động, đã thể hiện chân thành tình yêu thương mẹ tha thiết của một người con sau bao nhiêu năm dài mải tìm kiếm những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời, nay nhận ra mẹ mới thực sự là hiện thân trọn vẹn của vẻ đẹp vừa thiêng liêng liêng cao cả, vừa gần gũi dịu dàng. Mẹ chính là kì quan thực sự mà tạo hóa đã dành cho con.

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_bai_tho_tang_me_do_trung_quan.ppt
Bài giảng liên quan