Sinh hoạt Chuyên đề: Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư

Nhan đề “Cánh đồng Bất Tận”

Hai từ “Bất Tận” bản thân nó có nghĩa là không bao giờ hết. Có lẽ đó cũng chính là số phận lênh đênh, bạc bẽo mà trời đã xếp đặt cho những con người “nghèo rơi, nghèo rớt”, chúng sẽ mãi đeo bám lấy họ. Sự “Bất Tận “ không phương hướng, không ngày mai, họ cứ đi, cứ sống như thế. “Cánh đồng bất tận” như gợi ra trước mắt ta một khung cảnh hoang sơ, heo hút và mang một nỗi buồn man mác “những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang ”.

 Cả hai đều là vần trắc, khi đọc, ta lên giọng ở từ “Bất” nhưng rất ngắn, để rồi sau đó là một tiếng “Tận”, có cảm giác như có một cái gì đó vô hình ghì xuống, dẫu có lên nhưng chỉ trong phút chốc rồi lại vụt tắt lịm như cuộc đời của những người nông dân nghèo khổ. Từ đó, ta có thể thấy rằng “Cánh đồng Bất Tận” không chỉ dừng lại với ý nghĩa là một cái tên, mà ẩn sau đó là ý nghĩa sâu sắc mà Nguyễn Ngọc Tư muốn truyền tải đến người đọc.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh hoạt Chuyên đề: Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sự “Bất Tận “ không phương hướng, không ngày mai, họ cứ đi, cứ sống như thế. “Cánh đồng bất tận” như gợi ra trước mắt ta một khung cảnh hoang sơ, heo hút và mang một nỗi buồn man mác “những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang”. 	Cả hai đều là vần trắc, khi đọc, ta lên giọng ở từ “Bất” nhưng rất ngắn, để rồi sau đó là một tiếng “Tận”, có cảm giác như có một cái gì đó vô hình ghì xuống, dẫu có lên nhưng chỉ trong phút chốc rồi lại vụt tắt lịm như cuộc đời của những người nông dân nghèo khổ. Từ đó, ta có thể thấy rằng “Cánh đồng Bất Tận” không chỉ dừng lại với ý nghĩa là một cái tên, mà ẩn sau đó là ý nghĩa sâu sắc mà Nguyễn Ngọc Tư muốn truyền tải đến người đọc. 2. Ý nghĩa lời dẫn	“Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ”. Ngay bản thân Nguyễn Ngọc Tư cũng đã thốt lên:”Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao”. 	Dẫu tự nhận “đạt được đạo mới khó làm sao” nhưng chính bản thân nhà văn đã “đạt” được cái gọi là “đạo” ấy khi ở cuối tác phẩm, lúc bị hại Nương đã “ thử chống cự một lần, rồi thôi” để rồi sau đó thì “câm lặng”. Có lẽ tận sâu trong suy nghĩ của mình Nguyễn Ngọc Tư đã ngộ ra phần nào ý nghĩa của lời dạy đó. Phải chăng “yên lặngbất động hoàn toàn” chính là cách giúp tâm hồn ít bị dằn vặt và thể xác đỡ đau đớn hơn? 3. Các tuyến nhân vật Nhân vật Út Vũ – Người cha Người cha không phải tuyến nhân vật được kể rõ, được miêu tả rõ từ đầu đến cuối. Trong tác phẩm, ông chỉ xuất hiện qua những mảng kí ức của “tôi”. Hình ảnh của ông như những mảnh ghép rời rạc, phải xâu, chuỗi ghép lại, ta mới thấy được toàn bộ cuộc đời ông. Ông là một người thợ mộc, phần lớn thời gian sống trên chiếc ghe nay đây mai đó tìm công việc. Cuộc sống của ông vốn lang bạt, không cố định nhưng ông vẫn là một con người lương thiện, có tình thương. sự phản bội của người vợ như một cái tát trời giáng vào ông, khiến ông đau đớn. “Cha cười cay đắng khi thấy quần áo má còn treo trong nhà, như thể má đang đi chơi bên xóm”. Hình ảnh ngôi nhà không có gì thay đổi, chỉ khác là một gia đình vốn yên ấm nay đã vỡ tan. Cái cười cay đắng của ông khiến ta chua xót. Và ông đã lựa chọn con đường đi tiếp của mình, một con đường phiêu bạt đúng với bản chất cuộc đời ông. Nỗi hận của người cha trong tác phẩm là khởi đầu cũng là kết thúc cho mọi đau khổ của những nhân vật khác. Đó là sự đau khổ của những đứa con, của những người phụ nữ mà ông đã lừa tình.Khởi đầu của nỗi hận là sự chán ghét, khó chịu của ông trước những gì có thể nhắc ông nhớ đến người vợ. Ông đốt sạch đồ đạc của vợ, bỏ ngôi nhà từng là nơi sinh sống cùa một gia đình hạnh phúc, và ông cũng gần như từ bỏ hai người con - hai sinh linh mà người vợ phản trắc kia góp phần hình thành. Hận! Nỗi hận bao vây lấy trái tim ông khiến ông trở nên lạnh lùng, đáng sợ. Nhưng nó dày vò trái tim ông hơn ai hết. Ông đến với những người đàn bà, ông khiến họ hạnh phúc dù là ngắn ngủi nhưng niềm hạnh phúc kia chưa bao giờ đến với ông. Buồn! Người vợ phụ tình đã để lại trong ông một vết thương quá lớn, quá sâu sắc và nỗi hận trong ông làm cho vết thương ấy thêm rộng và sâu hơn. Ông dùng nỗi tuyệt vọng, đau khổ của những người đàn bà nhằm chữa trị vết thương của mình, nhưng ông ắt hiểu rằng chúng chỉ làm ông thêm đau đớn. Vết thương ấy không những không lành mà lại tạo điều kiện cho một vết thương khác hình thành. Vết nứt tình cha conSự ra đi của Điền quá bất ngờ đối với người cha. Chỗ trống mà Điền để lại như một lời cảnh tỉnh, khiến từ trong góc khuất trái tim ông, tình cha con lên tiếng chống lại sự thù hận. Ông bắt đầu học cách quan tâm người con gái. Sau quá nhiều năm bỏ rơi con cái, một hố sâu quá lớn đã ngăn cách ông và con. Hố sâu bao nhiêu năm qua làm sao dễ dàng hàn gắn. Điều đó khiến ông càng đau khổ hơn. 	“Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời”. Nỗ lực cuối cùng của ông là hành động giúp ông phá bỏ mọi hận thù, mọi đen tối tồn tại trong tim ông, xóa bỏ hố sâu ngăn cách cha con sau bao năm trời. Một cái kết ít ra cũng có thể xem là có hậu cho người cha, thể hiện rõ chất nhân đạo trong ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư: Con người ta có thể đóng kịch, có thể giả dối nhưng khi đối mặt với sự thật thì họ sẽ trở về con người thật của mình Hai chị em Nương và Điền – nạn nhân của một tấn bi kịch phũ phàng  hai chị em, mà người đọc chỉ biết qua cái tên, chị hai Nương còn thằng em là Điền, nổi lên như một vòng xoáy để tất cả sự việc đều từ cái hút ấy mà ra và cũng vì nó mất đi. Hai nhân vật ấy, cũng có một cuộc đời khá dài như những “cánh đồng bất tận“ lan rộng, mất hút nơi chân trời trong cô đơn, hoang lạnh Từ cái bước ngoặt bất chợt mà đau đớn ấy, trên một chiếc ghe nhỏ, một mảnh gia đình tan vỡ với ba con người, bước vào một hành trình dài“Cái ghe thấy nhỏ” nhưng với chúng sao lại rộng vô cùng. Thời gian lấn lướt qua đi, chúng nhận ra mình ngày cáng xa cha và giữa cuộc đời rộng lớn, chúng “phải tự mình học lấy cách sống”. Chúng vật vã giữa những cánh đồng vắng ngắt để sau đó biết cách xác định phương hướng bằng mặt trời, bằng sao, bằng gió, bằng ngọn cây Có nhiều bài học, chúng phải đánh đổi bằng tánh mạng của mình.chính vì rời xa cuộc sống con người, rời xa đồng loại, hai đứa trẻ dần từ bỏ cuộc sống của con người, nghĩa là từ bỏ đi thói quen giao tiếp bình thường, “đắm đuối với loại ngôn ngữ mới”, ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ của loài vịt. Chẳng cần thốt lên một lời, chúng vẫn hiểu nhau, biết nhau muốn gì. Điều khác thường đó, do hai đứa trẻ quá gắn bó hay do không gian cô quạnh, tịch mịch quá đỗi nên chỉ cần một cái nấc nhẹ của tâm hồn, ta vẫn nghe thấy. Oái ăm thay, chúng từ bỏ đồng loại để lao vào thế giới của bầy vịt, chỉ vì thế giới ấy không hề có “ghen tuông, hờn giận”, “chỉ đủ yêu thương”. Bầy vịt bị chôn sống, con vịt mù hiểu chúng nhất cũng “thở hướt ngắn dầnVà nín bặt”. Bầy vịt mất, thế giới còn lại hai đứa trẻ, thế giới chắp vá từ hai tâm hồn rạn nứt. Bựt! Một mảnh ghép rơi mất, thằng Điền bỏ đi, không trở lại, mảnh ghép còn lại bơ vơ, lọt thỏm giữa vòng quay của sự đau thương và vỡ nát. “Điền! Điền ơi!”, thằng em trai mà Nương yêu thương và là chỗ dựa vững chắc cho Nương hơn cả cha. Tiếng kêu vô thức ấy đau đớn gấp ngàn lần Nó xoắn chặt và bóp vụn hai tâm hồn cha con Nương, hai tâm hồn vốn đã phải chịu đựng những tổn thương và mất mát. Bi kịch này mở ra bi kịch khác, bi kịch thể xác mở ra bi kịch tinh thần. Đau đớn và chua xót làm sao! Những người phụ nữ	Trong cánh đồng bất tận dường như mọi sự thiệt thòi đều trút xuống đầu người phụ nữ. Những ngang trái bất hạnh như một loại độc dược tiêm dần từng ngày từng ngày vào người họ, muốn họ phải nếm trải nỗi đau đớn thấm dần vào tận da thịt không bao giờ quên được. 	Người phụ nữ được nhắc đến nhiều nhất trong “Cánh đồng tận” có lẽ là nhân vật “chị” (Sương). 	Sống với gia đình Út Vũ, con người chị như dần thay đổi, chị thể hiện bản năng đáng quý của người phụ nữ, của người vợ với một hi vọng vào hạnh phúc mới. 	Nụ cười trở lại trên khuôn mặt chị và chính điều này khiến chị chấp nhận mọi chuyện, để rồi chị lấy thân mình giải cứu cho đàn vịt. Đấy là một phép thử khắc nghiệt.	Nhưng chỉ có tiếng gió, chẳng có ai gọi chị, phép thử của chị đã có hồi đáp. Niềm ước ao về một cuộc sống mới đã lụi tàn theo cơn gió. Định mệnh đã không cho chị có sự chọn lựa riêng cho mình, chị phải ra đi.	Má của hai đứa nhỏ là một “vợ nhặt”, cũng yêu thương chồng con, đảm đang, tháo vát nhưng rồi vì ham muốn cái màu hường màu tía phù phiếm của mảnh lụa mà theo trai. Ai đảm bảo rằng nhân vật chị sẽ không theo một cái bóng khác nếu được người cha cưu mang? Ai dám bảo rằng người mẹ sẽ không bị lừa tình một lần nữa để trở thành con người cầu bơ cầu bất như “chị”?4. Giá trị nghệ thuật 	Bên cạnh nội dung, truyện cũng có những giá trị nghệ thuật đáng ghi nhận. Khai thác đề tài tình dục - một đề tài rất mới trên văn đàn Việt Nam, truyện đã xây dựng tình huống và nhân vật khá đặc biệt. 	Lối kể không mới, nhưng có thể thấy rõ cái tài của Nguyễn Ngọc Tư khi chuyển giữa hiện tại và quá khứ một cách đột ngột nhưng vẫn không gây rời rạc. Đoạn sau như một kết quả tất yếu, dù xót xa của đoạn trước. Cốt truyện vì thế mà liền mạch, hấp dẫn người đọc từ phần này sang phần khác.	Hệ thống nhân vật cũng được khắc họa đặc biệt. Hầu như không tả dáng vẻ bề ngoài, chỉ chú trọng bắt lấy những ánh mắt, nụ cười, câu nói nhưng đã lột tả được cả một thế giới nội tâm bên trong nhân vật. 	Đến đoạn cuối, Nguyễn Ngọc Tư có một sự chuyển đổi đột ngột, từ ngôi kể thứ nhất sang ngôi thứ ba. Đây là một trong những sáng tạo nghệ thuật đắt giá của nhà văn,	Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng một hệ thống từ ngữ đậm chất Nam Bộ. Từ dùng tuy đậm chất khẩu ngữ, nhưng lại được dùng đúng lúc nên câu chuyện trở nên sinh động, chân thực và gây xúc động hơn 	Có thể nói, những giá trị nghệ thuật đã mang đến cho câu chuyện một đặc sắc, hơi thở riêng, chuyển tải trọn vẹn giá trị nội dung của tác phẩmKẾT LUẬN 	“Cánh đồng Bất Tận” đã khép lại nhưng những suy nghĩ miên man về cuộc đời, về kiếp người phiêu bạt sao cứ mãi “ám ảnh” lấy người đọc? Bằng giọng văn đậm chất Nam Bộ, nhẹ nhàng mà sâu lắng, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công về những con người đáng thương, suốt đời lam lũ nơi đồng ruộng hoang vu, về những suy tư trong lòng họ, về cách họ làm để tìm quên quá khứ, tìm quên thực tại đau khổ, để rồi vượt qua chúng và tiếp tục cuộc hành trình của mình với niềm tin bất diệt vào cuộc sống. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn sau những dòng văn ấy là cả một triết lí sâu sắc mà nhà văn muốn nhắn gửi đến người đọc: Dù trong hoàn cảnh nào cũng nên lạc quan, tin yêu vào cuộc sống. Bởi đêm tối rồi sẽ qua đi, ánh dương rồi lại sẽ soi rọi muôn nơi, và đôi khi cần phải biết tha thứ để lòng được nhẹ nhàng hơn. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi chuyên đề của nhóm 2Xin chào và hẹn gặp lại!

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_Canh_dong_bat_tan.ppt
Bài giảng liên quan