Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính

1/ Đinh nghĩa :

- NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

2/ Lý thuyết:

- NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
̣ng: Đây là phương pháp nghiên cứu mà dữ liệu thu thập được là số lượng (number). Công cụ thường được sử dụng trong phương pháp là khảo sát bằng phiếu điều tra. 
- Phương pháp định tính: Đây là phương pháp nghiên cứu mà dữ liệu thu thập được không mô tả số lượng. Phỏng vấn là công cụ thường được sử dụng trong phương pháp này. Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. 
- Phương pháp kết hợp định lượng và định tính: Phương pháp này sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính. 
Những đặc điểm khác biệt giữa phương pháp định lượng và định tính
Yếu tố
Định tính
Định lượng
Dữ liệu thu được
Dữ liệu “mềm” (tính chất)
Dữ liệu “cứng” (số lượng)
Phương pháp thu thập dữ liệu
Chủ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu
Thụ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu
Số lượng mẫu (đối tượng nghiên cứu)
Nhỏ 
Lớn 
Thu thập dữ liệu
Trực tiếp qua quan sát hay phỏng vấn
Phải qua xử lý
Mối quan hệ
Trực tiếp tiếp xúc với người được phỏng vấn
Gián tiếp
Bối cảnh nghiên cứu
Không kiểm soát
Có kiểm soát
Phân tích dữ liệu
Phân tích nội dung (tường thuật, tổng hợp, có thể sử dụng số liệu để mô tả)
Phân tích số liệu với sự hỗ trợ của các trình xử lý dữ liệu như Microsoft Excel hay SPSS for Window.
Báo cáo nghiên cứu
Hướng dẫn bước đầu thực hiện đề tài nghiên cứu 
 a Khái niệm Nghiên cứu
 a Ý tưởng và đề tài nghiên cứu
 a Cơ sở lý thuyết
 a Phương pháp nghiên cứu
 a Báo cáo nghiên cứu
 a Vai trò hỗ trợ của TTHL đối với sinh viên trong nghiên cứu
 a Tài liệu tham khảo
Khái niệm Nghiên cứu
Nghiên cứu là quá trình điều tra có thông số và mục tiêu rõ ràng: khám phá hay sáng tạo nên tri thức, xây dựng học thuyết; kiểm tra, xác minh, thẩm định hay bác bỏ một tri thức hay học thuyết; và/hay điều tra một vấn đề để đi đến kết luận.
Như vậy nghiên cứu là một quá trình điều tra có hệ thống và quá trình thu thập dữ liệu, phân tích có mục đích cụ thể.
Ý tưởng và đề tài nghiên cứu
- Để hình thành đề tài nghiên cứu, sinh viên cần có ý tưởng.  
- Ý tưởng đến từ nhiều nguồn khác nhau: từ quan sát hằng ngày, từ hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm, từ lý thuyết đã có và từ nhu cầu giải quyết vấn đề mà người nghiên cứu xác định được. Để có những ý tưởng mới, sinh viên cần có óc quan sát kết hợp với trí tò mò, ham học hỏi, không ngần ngại đặt nghi vấn trước những vấn đề đã được đúc kết.  
- Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học luôn mang một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. 
- Đề tài nghiên cứu được công nhận là đề tài chưa được người nào nghiên cứu trước đó. Sinh viên có thể tham khảo đề tài luận văn ở kho Tài liệu dành riêng tại TTHL hoặc luận văn lưu lại Khoa để tìm các đề tài phù hợp và không bị trùng lặp. 
Cơ sở lý thuyết
Bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào cũng cần có cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu. Để xây dựng được cơ sở lý thuyết phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liệu.
Đây là giai đoạn sinh viên phải tìm kiếm, xử lý và tóm tắt tài liệu có liên quan đến ý tưởng, đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu cần chứng minh được rằng đề tài đã chọn chưa được ai nghiên cứu, hoặc được thừa kế từ những nghiên cứu hay những khung lý thuyết trước đó và được phát triển theo hướng mới. 
Nguồn tài liệu  
Thông tin, tài liệu được chia thành hai nguồn chính: nguồn chính yếu và nguồn thứ yếu. 
- Nguồn chính yếu là nguồn phản ánh trực tiếp nghiên cứu, cung cấp báo cáo của nghiên cứu, nêu rõ cơ sở lý luận, đối tượng nghiên cứu, quá trình và kết của nghiên cứu. 
- Nguồn thứ yếu là nguồn được tóm tắt, xử lý, tổng hợp từ nguồn chính yếu. Các dạng thông tin, tài liệu sau có thể xem như nguồn tài liệu thứ yếu: tóm tắt báo cáo nghiên cứu, bài báo, tạp chí, bài giảng, một chương trình truyền hình hay phim ảnh. 
Một nghiên cứu hay không chỉ dựa trên nguồn tài liệu thứ yếu. Tài liệu thứ yếu thường được trình bày theo nhận thức của người xử lý, có khả năng không phản ánh chân xác nội dung của tài liệu chính yếu. Do vậy, người nghiên cứu nên sử dụng kết hợp cả hai nguồn tài liệu để làm cơ sở lý thuyết. 
Các nguồn có thể cung cấp tài liệu chính yếu:
- Sách: một số sách chuyên ngành có thể cung cấp hoạt động chi tiết của nghiên cứu khoa học.
- Tạp chí khoa học chuyên ngành (in ấn và điện tử)
- Tài liệu hội thảo chuyên đề 
Các bước xây dựng cơ sở lý thuyết 
-  Xác định những từ khóa từ giai đoạn hình thành đề tài nghiên cứu.
- Tiến hành tìm kiếm tài liệu dựa trên các từ khóa gồm nguồn chính yếu và thứ yếu. Thư viện, trung tâm học liệu là nơi cung cấp cho người nghiên cứu chủ yếu các nguồn tài liệu này như sách chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, báo cáo chuyên đề, tạp chí điện tử v.v.
-  Đọc và chọn lọc lại tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 
- Tổng hợp, tóm tắt, tổ chức nguồn tài liệu đó để làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, đồng thời chú ý ghi lại nguồn gốc của tài liệu để trích dẫn
- Rút ra kết luận từ tài liệu lý thuyết để đề xuất cho đề tài nghiên cứu của mình.
 Phương pháp nghiên cứu
 Đây là giai đoạn sinh viên phải xác định nên áp dụng phương pháp nghiên cứu nào để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu.
 Một số phương pháp nghiên cứu phổ biến 
- Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp nghiên cứu mà dữ liệu thu thập được là số lượng (number). Công cụ thường được sử dụng trong phương pháp là khảo sát bằng phiếu điều tra. 
- Phương pháp định tính: Đây là phương pháp nghiên cứu mà dữ liệu thu thập được không mô tả số lượng. Phỏng vấn là công cụ thường được sử dụng trong phương pháp này. Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. 
- Phương pháp kết hợp định lượng và định tính: Phương pháp này sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính. 
Những đặc điểm khác biệt giữa phương pháp định lượng và định tính
Yếu tố
Định tính
Định lượng
Dữ liệu thu được
Dữ liệu “mềm” (tính chất)
Dữ liệu “cứng” (số lượng)
Phương pháp thu thập dữ liệu
Chủ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu
Thụ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu
Số lượng mẫu (đối tượng nghiên cứu)
Nhỏ 
Lớn 
Thu thập dữ liệu
Trực tiếp qua quan sát hay phỏng vấn
Phải qua xử lý
Mối quan hệ
Trực tiếp tiếp xúc với người được phỏng vấn
Gián tiếp
Bối cảnh nghiên cứu
Không kiểm soát
Có kiểm soát
Phân tích dữ liệu
Phân tích nội dung (tường thuật, tổng hợp, có thể sử dụng số liệu để mô tả)
Phân tích số liệu với sự hỗ trợ của các trình xử lý dữ liệu như Microsoft Excel hay SPSS for Window.
Báo cáo nghiên cứu
Bố cục 
Bố cục của báo cáo thường được các trường/khoa quy định. Một báo cáo cần bảo đảm có các phần sau:
    - Trang nhan đề: giới thiệu trường, khoa, tên đề tài, tên người nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn, nơi và năm nghiên cứu được bảo vệ.
    -  Lời cảm ơn
    -  Mục lục
    - Phần thân bài: đặt vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả, kết luận.
    - Tài liệu tham khảo
    - Phần phụ lục: cung cấp phương tiện được sử dụng để thu thập thông tin, ví dụ bảng câu hỏi phỏng vấn hoặc phiếu điều tra. 
Văn phong
Nghiên cứu cần sử dụng văn phong khoa học với ngôn ngữ khoa học. Sử dụng văn phong khoa học chính là trình bày nghiên cứu một cách khách quan dựa trên các luận cứ hiện thực (phản ánh đúng thực tại), không quy về bản chất hoặc đan xen tình cảm chủ quan khi lập luận cho cơ sở lý thuyết và phân tích kết quả. 
Vai trò hỗ trợ của TTHL đối với sinh viên trong nghiên cứu 
- Cung cấp nguồn tài liệu: gồm tài liệu in ấn (sách tham khảo, chuyên khảo, báo, tạp chí), tài liệu điện tử (bài báo, báo cáo nghiên cứu hoặc báo cáo hội nghị, sách ở các cơ sở dữ liệu, tạp chí điện tử và sách điện tử), tài liệu nghe nhìn (video, CD-ROM v.v.).
- Cung cấp dịch vụ thông tin: nhân viên liên lạc của các trường Đại học là người hỗ trợ cho sinh viên trong việc tìm tài liệu, thông tin và giải đáp những thắc mắc của sinh viên liên quan đến nghiên cứu (trực tiếp hoặc qua email).
- Cung cấp thông tin, hướng dẫn qua trang web: trang web TTHL là nơi sinh viên có thể hỏi trực tuyến hoặc lấy thông tin từ các trang hướng dẫn tìm thông tin, tài liệu.
 Tài liệu tham khảo
 Bordens, Kenneth S. and Abbott, Bruce B.. 1999. Research design and methods: a process approach. California: Mayfield Publishing Company.
 Creswell, John W.. 2003. Research design: qualitative, quantitative, and mixed methods approaches. California: Sage Publications.
 Hernon, Peter. 1991. The elusive nature of research in LIS in Library and Information Science Research: Perspectives and Strategies of Improvement. Norwood, NJ: Ablex, 3-4.
 Sogunro, Olusegun A.. 2002. Selecting a quantitative or qualitative research methodology: An experience. Educational Research Quarterly 26 (1):3-10
 Vũ, Cao Đàm. 2002. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

File đính kèm:

  • docSự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.doc