Tài liệu Giáo khoa Tin học 9 THCS
CHƯƠNG I
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chương I trình bày một số kiến thức
cơ bản của mạng máy tính, giới thiệu
một số dịch vụ trên Internet
§. 1 MẠNG MÁY TÍNH
1. Kết nối các máy tính
Kết nối các máy tính là tổ chức việc truyền thông giữa các máy tính. Chúng ta có thể kể ra một số vấn đề không thể giải quyết nổi nếu như không tổ chức việc truyền thông giữa các máy :
• Sử dụng chung trên nhiều máy các thiết bị, các phần mềm hoặc các tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao, cơ sở dữ liệu.
• Cần truyền tải khối lượng lớn thông tin từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc truyền tải thông tin qua đĩa mềm hoặc dĩa compact là không đáp ứng được.
2. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là hệ thống trao đổi thông tin giữa các máy tính. Một mạng máy tính bao gồm các thánh phần cơ bản:
• Mạng truyền tin (gồm các kênh truyền tin và các phươngtiện truyền thông)
• Các máy tính được kết nối với nhau.
• Hệ điều hành mạng.
s : -LoadNew: Chọn hình mới -Advanced: Chọn góc quay Trên cửa sổ trình diễn, đưa trỏ chuột vào hình Panorama, nhấn giữ chuột trái và rê sang trái, phải để xem hiệu ứng hình chạy vòng vòng g) Tạo hiệu ứng Dynamic FX : Click nút trên thanh công cụ; đưa chuột vào vị trí muốn chèn trên cửa sổ, click chuột trái, load hình vào. Click right-mouse/Properties : Tạo các hiệu ứng cho hình (đẹp nhấ là hiệu ứng Bumny Light) h) Chèn HTML : Click nút trên thanh công cụ; đưa chuột vào vị trí muốn chèn trên cửa sổ, click chuột trái, Object HTML hình vào. Click right-mouse/Properties : i) Chèn một HotSpot : Gỉa dụ bạn đưa vào hình một em bé, ta muốn khi đưa trỏ chuột vào mặt em bé thì xuất hiện giòng ToolTip "Khuôn mặt em dễ thương" và khi click vào thì chạy một CT hay mở một file bất kỳ nào đó, bạn làm như sau: Click nút trên thanh công cụ; đưa chuột vào mặt em bé, click và rê chuột trái xác định kích thước của HotSpot. Click right-mouse/Properties : LƯU Ý: Sau mỗi bước công việc, taó thể chạy thử kết quả bằng cách click right-mouse, Properties/Test Current Page. Sau khi đã thiết kế xong save lại dưới dạng *.mbd. C thể compile (biên dịch) project vừa tạo thành file Autorun và Auto.inf, chép vào CD để khi bỏ đĩa vào, nó sẽ tự chạy và trình diễn các trò mà ta vừa công khổ làm ra. Cũng đừng quên là mọi dữ liệu đưa vào file autorun phải có trên CD. Multimedia Builder còn nhiều tính năng và hiệu ứng khác, đặc biệt là hiệu ứng về hình ảnh giống như của Adobe PhotoShop tuy không chuyên nghiệp bằng, tuy nhiên với chương trình học ở bậc THCS chỉ giới thiệu cho các em biết được các thao tác cơ bản nhất của phần mềm và có thể làm ra được một sản phẩm nhỏ. Thật ra các hiệu ứng trên chúng ta đều có thể sử dụng Visual Basic, Java Aplet, Java Script để khởi tạo. Thậm chí một số hiệu ứng thường được sử dụng trên các trang web hay trên các chương trình tiện ích như Anfy Java, Web Tools ... CHỚP ẢNH DESKTOP BẰNG SNAGIT SnagIt là công cụ "chụp ảnh" (capture) màn hình thông dụng. Ngay từ khi mới phát hành bản đầu tiên năm 1990 tới nay, SnagIt luôn là một công cụ hữu ích cho những người sử dụng Microsoft Windows. Nó cung cấp cho ta một phương cách dễ dàng nhất để chụp ảnh và in ra các màn hình Windows. Không chỉ có hình ảnh, SnagIt32 còn "chớp" luôn cả text và video. Một số chức năng chính của SnagIt: capture các màn hình và các menu trong một chương trình Windows để dùng làm tư liệu; xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp; save được các cửa sổ dài, cho dù chúng chui tọt ra khỏi màn hình (scroll off-screen); hình thành các file video AVI từ hoạt động của một chương trình nào đó đang diễn ra trên desktop; nó ghi được cả âm thanh từ micro của bạn; save màn hình để gửi qua e-mail,..Một điều rất hữu ích cho những ai thích sử dụng phần mềm là chức năng in màn hình "PrintScreen" (nhấn phím PRINTSCRN) của Windows. Việc sử dụng SnagIt rất đơn giản. Bạn chỉ việc gọi SnagIt lên, thu nhỏ nó thành icon trên thanh taskbar. Bây giờ, mỗi lần muốn capture một màn hình hay một đối tượng nào trên màn hình, bạn chỉ việc nhấn tổ hợp phím tắt CTRL+SHIFT+P. Cửa sổ Capture Preview sẽ xuất hiện cho thấy hình ảnh vừa "chớp" được đó. Để lưu hình ảnh này, bạn nhấp chuột lên menu File và chọn lệnh Save As. Bạn có thể Save hình ở các format BMP, JPG, GIF, TIF, PCX (PC PaintBrush) và PNG (Portable Network Graphics) . Nếu muốn biên tập ảnh trước khi Save thì hãy nhấp vào menu Image và chọn lệnh mình muốn. Về phím tắt, mặc nhiên là CTRL+SHIFT+P. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi tùy ý mình bằng cách click chuột lên menu Options và chọn lệnh Program Preferences. Để chọn đối tượng capture, bạn nhấp menu Input. Nếu chọn Region : sau khi nhấn tổ hợp phím nóng, bạn dùng trỏ chuột để kéo khoanh vùng muốn capture. Chọn Fixed Region : sau khi nhấn tổ hôp phím, trỏ chuột sẽ biến thành một khung đỏ (kích thước của khung do bạn quy định bằng cách click chuột lên lệnh Properties trong menu Input, mặc định là W 300 x H 200 pixels). Bạn rê khung này tới khu vực màn hình muốn capture. Chọn Full-screen DOS : bạn sẽ chụp được nguyên màn hình ở các ứng dựng MS-DOS bằng cách nhấn phím PRINTSCRN. Để chọn hình thức xuất ảnh chụp ra, bạn nhấp vào menu Output. Trong version full này còn có cả công cụ SnagIt Studio. Đây là một chương trình vẽ dựa trên đối tượng được thiết kế cho nhu cầu cần chú giải cho các hình ảnh capture màn hình hay các hình ảnh khác. SnagIt Studio giúp bạn nhanh chóng đánh dấu bất cứ hình ảnh nào bằng cách sử dụng các công cụ vẽ vector của nó. Một chức năng Catalogue mạnh mẽ có sẵn nhiều hình ảnh chú giải và cho phép bạn hình thành các bộ sưu tập các hình dạng riêng theo ý mình. Bạn có thể dùng SnagIt Studio để thêm các text box, lời chú thích, ô gọi (callout), dấu (rubber stamp), mũi tên, lời ghi chú đính kèm (sticky note),....vào các hình ảnh của mình. Dùng công cụ Hilite để tô sáng một khu vực nào đó trên ảnh. Có thể thêm khuôn hình và đóng khung (frame và border) vào ảnh. Có chức năng in nhiều ảnh lên cùng một trang giấy. §. 8. TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 1. Ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội Hiện nay, các thành tựu của Tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Mối quan hệ tương tác giữa các nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển như vũ bão của Tin học. Ai không theo dõi thường xuyên các thông tin liên quan đến lĩnh vực này sẽ cảm thấy bị lạc hậu. Sự phát triển của Tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia ý thức được rất rõ tầm quan trọng của Tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về Tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Là một nước đang phát triển, trong quá trình xây dựng và phát triển Tin học, Việt Nam gặp không ít thách thức nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Để phát triển Tin học cần có hai điều kiện quan trọng: một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ và một đội ngũ lao động có trí tuệ. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và thế giới. Nhưng thế nào là phát triển ngành Tin học? Ta không nên đồng nhất việc sử dụng trong phạm vi rộng các thành tựu của Tin học với việc có một nền Tin học phát triển. Nếu việc sử dụng các thành tựu Tin học chỉ dừng ở mức dùng các phần mềm như hàng hoá thì đó chỉ là mức tiêu dùng. Nền Tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới. 2. Xã hội Tin học hoá Các mặt hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hoá, quản lí, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại Tin học hoá sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính kết nối các hệ thống thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ của một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau,... Bằng các phương tiện giao lưu thông tin hiện đại, các giao dịch "mặt đối mặt" sẽ ít dần nhưng con người vẫn có thể phối hợp các hoạt động với nhau một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian để dành cho các hoạt động sáng tạo và nghỉ ngơi. Có thể nghĩ đến các viễn cảnh như: Cơ quan không cần trụ sở vì các cán bộ có thể làm việc ở nhà, giao dịch, phối hợp công việc qua mạng máy tính; Học tại nhà qua mạng có cài đặt các chương trình phục vụ việc tự học, tự đánh giá; Các hoạt động mua bán sẽ thực hiện qua mạng;... Cùng với việc phát triển các phương tiện kĩ thuật hiện đại có hàm lượng Tin học ngày càng cao, năng suất lao động được nâng cao rõ rệt. Lao động chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để không ngừng nâng cao hiệu quả trong mọi công việc. Các thế hệ rô bốt với nhiều loại dành cho các ngành nghề khác nhau sẽ được dùng phổ biến. Đặc biệt, chúng có thể thay thế con người trong những môi trường làm việc nguy hiểm như trong lòng đất, dưới nước sâu, trên cao, những nơi có điều kiện khí hậu, nhiệt độ khắc nghiệt quá sức chịu đựng của con người. Rất nhiều thiết bị dùng cho mục đích sinh hoạt và giải trí như máy giặt, máy điều hoà, các thiết bị âm thanh,... hoạt động theo các chương trình điều khiển đã và đang nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. 3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội Tin học hoá Trong xã hội Tin học hoá, các hoạt động của xã hội dựa trên các dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống Tin học có quy mô toàn thế giới. Sống trong xã hội như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người. Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội. Chẳng hạn, những hành động như truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus vào mạng,... đều là phạm pháp. Việc giáo dục, đào tạo những thế hệ mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về phong cách sống, làm việc một cách khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. Để bảo vệ lợi ích chung, xã hội phải có những quy định, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau. Về lĩnh vực này nước ta đã có những văn bản pháp lí như luật Giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kì họp tháng 12 năm 2005. Trước đó, ngày 13/1/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự. Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hoá phẩm độc hại. Câu hỏi và bài tập Nếu có điều kiện, em muốn ứng dụng Tin học vào cuộc sống gia đình em như thế nào? Em thích học qua mạng hay học trên lớp có thầy và bạn? Tại sao? Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ các em đối với sự phát triển Tin học của nước ta?
File đính kèm:
- SGK Tin hoc THCS Q4L9.doc