Tài liệu học tập về phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học

Nội dung 1: Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học

o Những nguyên tắc căn bản để giúp người bắt đầu làm công tác nghiên cứu có

thể lựa chọn một hướng đi rõ ràng, đặc biệt là vấn đề tìm người hướng dẫn

khoa học và lựa chọn đề tài.

o Cách lập một kế hoạch nghiên cứu vạch ra từng bước đi và công việc cụ thể,

để có định hướng tốt hơn trong quá trình nghiên cứu.

Nội dung 2: Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học

o Cách chuẩn bị cho công tác nghiên cứu?

o Đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại tài nguyên, tài liệu khoa học?

o Lập chiến lược tìm kiếm, sử dụng tốt các công cụ để tìm được tài liệu phục

vụ cho nghiên cứu?

o Đánh giá và chọn lọc những tài liệu có giá trị tham khảo khoa học cho đề tài?

Nội dung 3: Khai thác thông tin từ tài liệu khoa học

o Cách đọc và khai thác các tài liệu khoa học một cách hiệu quả?

o Các quy định trích dẫn tham khảo khoa học?

o Cách trình bày danh mục tham khảo theo đúng quy định?

Nội dung 4: Phương pháp viết tài liệu khoa học

o Cách trình bày các loại tài liệu khoa học khác nhau;

o Cách lập kế hoạch viết bài;

o Cách lập dàn ý cho tài liệu khoa học;

o Các nguyên tắc phát triển và trình bày ý tưởng trong bài viết khoa học.

o Cách viết một bài báo cáo khoa học?

Nội dung 5: Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học

o Các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học;

o Phân biệt các loại tài liệu khoa học khác nhau;

o Cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học;

o Cách khai thác thông tin từ tài liệu khoa học để chuẩn bị tư liệu cho bài viết;

o Các quy định và có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học;

o Cách viết một tài liệu khoa học theo đúng các quy tắc trình bày khoa học;

o Sử dụng ở mức căn bản các chương trình soạn thảo văn bản và trình chiếu.

pdf152 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu học tập về phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
All để áp 
dụng cho tất cả các bản phim. 
Sắp xếp các yếu tố trong bản phim 
Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể được sắp xếp theo những cách khác nhau, 
phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm ở lớp trên hay dưới, gom thành một nhóm hay 
tách rời một nhóm,... 
 Giống như trong văn bản, một bản phim có nhiều lớp song song với mặt phẳng màn 
hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng nhau. Hoặc nếu yếu tố A 
nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào của B nằm trong tầm che phủ của A thì 
sẽ bị che lấp, không thấy được trên văn bản. 
Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để thay đổi 
một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau đó: 
 chọn Grouping nếu muốn gom hay tách nhóm: 
o chọn Group để gom lại thành một nhóm, 
o chọn Ungroup để tách các thành phần trong nhóm ra, 
o chọn Regroup nếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại thành nhóm; 
 chọn Order nếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị: 
o chọn Bring to Front để cho hiển thị ở lớp trên cùng, 
o chọn Send to Back để cho hiển thị ở lớp dưới cùng, 
o chọn Bring Forward để đưa lên lớp liền trên, 
o chọn Send Backward để đưa xuống lớp liền dưới. 
Chèn các yếu tố 
Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào thông qua trình đơn 
Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí thành một mục trong trình 
đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text Box (khung chữ), Movies and Sounds (các 
tập tin âm thanh và phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ), Object. Microsoft Equation 3.0 
(công thức toán học), Hyperlink (siêu liên kết đến một tập tin khác, bản phim khác trong cùng 
bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng),... 
Chèn các nút hành động 
Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy chiếu ở chế độ chiếu, chỉ có các hiệu 
ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc bàn phím. Nếu cần di chuyển đến một vị trí 
khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số hành động khác mà không phải chờ trình diễn hết 
các yếu tố trong bản phim đang chiếu, cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu 
hiệu nhất là chèn các nút hành động. 
Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng cách vào trình 
đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách mở ra để lựa chọn, chỉ cần 
rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù hợp với nhu cầu: Home (về trang tiếp 
đón); Back or Previous (về bản phim trước); Forward or Next (qua bản phim sau); Beginning 
(về bản phim đầu); End (về bản phim cuối); Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound 
(mở một tập tin âm thanh); Movie (mở một tập tin phim),... 
Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố 
Nếu cần dùng hiệu ứng động mà chưa làm chủ được công cụ thiết kế, tốt nhất là chỉ làm việc 
này sau khi đã trình bày xong tất cả các yếu tố trong tất cả các bản phim trong bài. Làm như 
vậy sẽ giúp việc áp dụng các loại hiệu ứng được đồng nhất hơn, phục vụ tốt cho diễn tiến 
thuyết trình. 
Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu tố đó rồi vào trình đơn Slide Show. Custom 
Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở cột bên phải màn hình. Chọn Add Effect cùng 
với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần thử nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý). 
Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản phim, nhấp 
chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay phải: 
 chọn Remove để bỏ hẳn hiệu ứng; 
 nếu muốn điều chỉnh, trong ô Modify chọn: 
o Start: On Click cho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn kiểu khác nếu 
muốn), 
o Direction. In hay Out cho hiệu ứng hướng vào tâm hay hướng ra bìa của bản 
phim, 
o kiểu tốc độ trình diễn trong Speed, 
o nút mũi tên lên hoặc xuống trong ô Re-Order ở cuối cột danh sách để thay đổi 
thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình. 
Áp dụng cách chuyển tiếp bản phim 
Nếu cần dùng hiệu ứng động chuyển tiếp giữa các bản phim, vào trình đơn Slide Show. Slide 
Transition, chọn một kiểu chuyển tiếp phù hợp trong danh sách, thay đổi tốc độ trong ô Speed, 
đánh dấu chọn Advance slide: On mouse click để chuyển bản phim bằng cách nhấn chuột. Các 
thiết lập khác chỉ nên thử khi đã làm chủ được phần mềm. Nếu muốn thiết lập cùng kiểu cho 
tất cả các bản phim, nhấn nút Apply to All Slides, nếu không thì chỉ áp dụng cho riêng bản 
phim đang xử lí. 
THIẾT KẾ BÀI THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC 
THUYẾT TRÌNH 
Thời gian thông thường dành cho một bài thuyết trình khoa học là khoảng từ 15 đến 25 phút. 
Khoảng thời gian đó không đủ để trình bày đầy đủ mọi thứ trong bài viết. Do đó, khi thiết kế 
thông điệp cần làm sao để làm nổi bật các nội dung chính yếu và quan trọng nhất. 
Trong buổi thuyết trình hay bảo vệ luận văn, cần ghi nhớ các nguyên tắc sau: 
 không xin lỗi trước về sự thiếu chuẩn bị hay về các khiếm khuyết của bài thuyết trình, 
vì điều đó chỉ gây sự chú ý của người nghe vào các khiếm khuyết đó mà thôi; 
 không đọc bản phim chiếu từ đầu đến cuối, vì sẽ nhanh chóng mất kiểm soát sự chú ý 
của cử toạ (họ đến để nghe nói, còn nếu đọc thì họ sẽ tự đọc mà không cần đến diễn 
giả); 
 đứng ở một vị trí sao cho không che tầm nhìn của cử toạ lên màn hình; 
 giới thiệu tóm tắt nội dung để giúp người nghe định hướng được các vấn đề sẽ trình 
bày; 
 đề cập nhanh chóng vào chủ đề thuyết trình, tránh giới thiệu dẫn dắt dài dòng; 
 sử dụng tốt các câu dẫn ý, vì nhờ đó có thể gây được ấn tượng sâu sắc cho người 
nghe; 
 nhìn thẳng vào cử toạ, thường là nhìn từng người và lướt qua khắp phòng thuyết trình, 
tránh các cách: 
o đứng quay lưng lại cử toạ và nói với... màn hình (!), 
o cúi đầu xuống các phiếu ghi chú và nói với... mặt bàn (!); 
 cố gắng nói lớn, rõ tiếng, nhưng không nói quá nhanh, nuốt chữ hay gằn giọng, giúp 
người nghe kịp "tiêu hoá" thông tin; 
 tránh làm các động tác không tự nhiên, bất thường hay những động tác quá mạnh 
(đặc biệt là thói quen vung tay khi nói); 
 dùng kim chỉ bảng hoặc đèn chỉ bảng để giải thích các chi tiết trên màn hình, không 
rê chuột để chỉ các yếu tố cần giải thích trên bản phim đang trình chiếu; 
 không trình diễn quá nhiều thông tin đồ hoạ (hình ảnh, phim) vì dễ làm kéo dài thời 
gian thuyết trình, đồng thời cũng không được trình diễn hình ảnh mà không giải thích 
(vì khi diễn giả không giải thích, mỗi người nghe sẽ tự diễn giải theo cách hiểu riêng 
của mình); 
 nếu dùng phim trong, tránh kéo bản phim để đọc từng dòng; 
 ghi chú rõ các câu hỏi, và phải đảm bảo hiểu đúng ý câu hỏi trước khi trả lời; 
 nên chuẩn bị trước các bản phim khác dành riêng cho những vấn đề không trình bày 
trong bài thuyết trình, nhưng có thể được hỏi đến. 
Bài tập tự kiểm tra 
Và vấn đề còn lại, sau tất cả các nội dung đã đề cập tương đối trọn vẹn trong năm phần của 
giáo trình, đó là sự rèn luyện và áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong mỗi vấn đề vào công 
việc hàng ngày. Chỉ có những bài học rút ra từ chính kinh nghiệm bản thân mới là đắt giá nhất 
để hiểu được giá trị thực sự của các Nguyên Tắc. Chúc thành công! 
Phần 5. Kĩ thuật soạn thảo tài liệu khoa học 
Nội dung chính 
Soạn thảo là giai đoạn sau cùng của quá trình triển khai, thực hiện và viết báo cáo kết 
quả một đề tài nghiên cứu khoa học. 
Biết cách viết (Phần 4) thì có thể soạn thảo bằng nhiều công cụ khác nhau. Ở thời 
điểm hiện nay, máy tính đã trở thành công cụ không thể thiếu để phục vụ công tác 
soạn thảo. Với các ý tưởng, dữ liệu, thông tin đã tích luỹ được và sắp xếp, phát triển 
đầy đủ trong bài viết: 
 phải làm sao để soạn thảo bài viết bằng máy tính một cách hiệu quả, khai thác 
hợp lí các tính năng của trình soạn thảo? 
 sử dụng các chức năng tự động như thế nào để tiết kiệm thời gian và hạn chế 
sai sót? 
 nhập liệu như thế nào cho đúng quy tắc? 
 thiết kế bài thuyết trình khoa học sao cho bài bản, phục vụ tốt buổi báo cáo 
hoặc bảo vệ đề tài? 
Mục tiêu chuyên biệt 
Phần này sẽ giúp người học tiếp cận một cách có hệ thống các kiến thức và kĩ năng cơ bản về: 
 các quy tắc nhập liệu; 
 cách sử dụng các công cụ định dạng tự động của trình soạn thảo văn bản; 
 phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học; 
 các kĩ thuật cơ bản trong thiết kế bài thuyết trình. 
Yêu cầu 
Phần này đòi hỏi người học phải: 
 biết các yêu cầu căn bản trong nghiên cứu khoa học; 
 biết phân biệt các loại tài liệu khoa học khác nhau; 
 biết cách tìm kiếm để có được tài liệu tham khảo khoa học; 
 biết khai thác thông tin từ tài liệu khoa học để chuẩn bị tư liệu cho bài viết; 
 biết các quy định và có yêu cầu cao về chất lượng trình bày tài liệu khoa học; 
 biết cách viết một tài liệu khoa học theo đúng các quy tắc trình bày khoa học; 
 biết sử dụng ở mức căn bản các chương trình soạn thảo văn bản và trình chiếu. 
Thời lượng 
Thời lượng thiết kế cho phần này là 6 giờ tự học, gồm cả đọc giáo trình (phần lí thuyết), xem 
ví dụ minh hoạ, làm các bài thực hành và thực hiện các bài kiểm tra liên tục. 
Hoạt động học tập 
 Kiểm tra đầu vào để xác định điểm xuất phát của mình so với yêu cầu của bài học. 
 Các hoạt động học tập của phần này nhằm các mục tiêu chính sau đây: 
o hệ thống hoá các quy tắc nhập liệu và thể thức trình bày văn bản khoa học; 
o hướng dẫn sử dụng một số chức năng tự động của trình soạn thảo văn bản; 
o giới thiệu phương pháp thiết kế một bài thuyết trình khoa học và các kĩ thuật cơ 
bản để thiết kế bài thuyết trình. 
Người học đọc giáo trình và xem các ví dụ minh hoạ từng trường hợp cụ thể, và làm các bài 
thực hành, bài tập tự kiểm tra (kiểm tra liên tục) để tự đánh giá. 
 Tải phiếu nhật trình về để tự theo dõi và điều chỉnh các hoạt động học tập. 
 Tải phiếu đánh giá về để ghi những đánh giá, phản hồi, ý kiến cần thiết trong quá trình 
học. 
 Sau khi kết thúc, làm bài kiểm tra đầu ra để đánh giá kết quả. Nếu đã hoàn tất khoá học 
thì gửi phiếu đánh giá cho tác giả. 

File đính kèm:

  • pdfgccom_Tai_lieu_PPNC_tai_lieu[1].pdf