Tài liệu Ôn tập - Giáo dục công dân lớp 10

1. Lương tâm là gì?

 a. Sự hối hận, đau khổ do mình đã mắc sai lầm.

 b. Sự xấu hổ vì lo sợ xã hội lên án chê trách hành vi trái đạo

 đức của mình.

 c. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình

 d. Sự sung sướng, thanh thản do những việc làm lương thiện

 của mình.

2. Hãy xác định một hành vi đạo đức sau đây:

 a. Nhà sư không ăn thịt súc vật, không giết kiến, bẻ cây.

 b. Người phụ nữ cho đứa trẻ hàng xóm bú nhờ.

 c. Người đàn ông nhảy xuống sông cứu cô gái thoát chết đuối.

 d. Đứa bé tự giác trả lại tiền cho người bị mất khi nhặt được

 tiền rơi.

3. Một người học sinh có danh dự khi:

 a. Đạt thành tích cao trong học tập

 b. Nhân phẩm được Nhà trường đánh giá và công nhận.

 c. Có hạnh kiểm tốt được bạn bè quý mến.

 d. Tham gia tích cực các phong trào của trường lớp phát động.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Ôn tập - Giáo dục công dân lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 b. Người học sinh không xin Thầy nâng điểm.
 c. Đánh bạn vì bạn chê cười mình.
 d. Cán bộ Nhà nước không nhận tiền hối lộ.
6. Danh dự là:
 a. Nhân phẩm đã được xã hội đánh giá và công nhận.
 b. Đức tính đã được xã hội tôn trọng và đề cao.
 c. Uy tín đã được xã hội xác nhận và suy tôn.
 d. Năng lực đã được xã hội khẳng định và thừa nhận.
7. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có:
 a. Tinh thần tự chủ. b. Ý chí vươn lên.
 c. Tính tự tin. d. Lòng tự trọng
8. Lương tâm lànăng lực  hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
 a. Tự nhắc nhở và phê phán.
 b. Tự phát hiện và đánh giá.
 c. Tự đánh giá và điều chỉnh.
 d. Tự theo dõi và uốn nắn.
9. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính  trong hành vị của mình.
 a. Tự giác. b. Tự tin.
 c. Sáng tạo. d. Tích cực.
10. Theo Luật Hôn nhân – Gia đình hiện hành, nam được phép kết hôn từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. 
 Có thể hiểu thời điểm được phép kết hôn:
a. Nam: từ ngày hôm sau của lần sinh nhật thứ mười chín trở đi. 
b. Nữ: từ ngày hôm sau của lần sinh nhật thứ mười bảy trở đi.
c. ( a+b ) đúng. 
d. ( a+b ) sai. 
 11. “Hạnh phúc là đấu tranh” là câu nói của:
 a. Các Mác. b. Aêng ghen
 c. Lê nin d. Hồ Chí Minh. 
21. Nếu bị bố mẹ kiên quyết buộc nghỉ học để kết hôn, thì em cần phải làm gì ?
a. Vì sự hiếu thảo, em vâng lời bố mẹ. 
b. Bỏ nhà trốn đi tạm thời để thể hiện thái độ từ chối dứt khoát 
 của mình.
c. Thuyết phục bố mẹ để từ chối kết hôn, tập trung cho việc học 
d. Phối hợp với người thân, nhà trường, địa phương thuyết phục.
22. Em tán thành ý kiến nào sau đây:
a. Cần phải có tình bạn khác giới để cuộc sống mỗi ngươì thêm 
 phong phú. 
b. Tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi giới. 
c. Tình yêu chân chính luôn khởi đầu từ tình bạn. 
d. Tình yêu là không thể chia sẻ cho nhiều người một lúc. 
23. Theo em, việc tỏ tình, việc chăm sóc nhau trong tình yêu, ai nên chủ động:
a. Nam. b. Nữ. 
c. Nam cần chủ động trong tỏ tình, nữ cần chủ động trong chăm 
 sóc . 
d. Khi điều kiện thuận lợi, người nào thực hiện cũng tốt. 
24. Trước khi đi đến hôn nhân, để chứng tỏ tình yêu giữa hai người, cần phải: 
a. Chiều chuộng, đáp ứng mọi đòi hỏi của người yêu. 
b. Dành hết thời gian, tâm trí cho nhau.
c. Chia sẻ, chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau 
d. Ghen tuông, giận hờn thật nhiều. 
25. Chọn một quan điểm em không tán thành nhất : 
a. Nhà đông con là nhà có phúc. 
b. Con hơn cha là nhà có phúc.
c. Hạnh phúc gia đình rất khó đạt nếu vợ chồng chênh nhau về 
 tuổi tác, khác nhau về dân tộc, tôn giáo . 
d. Mọi cuộc hôn nhân đều dựa trên tình yêu. 
26. Gia đình là một người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống:
a. Nhóm. b. Tập hợp. 
c. Khối liên kết. d. Cộng đồng. 
27. Con người càng có trình độ văn hoá cao, càng trưởng thành về trí tuệ và cảm xúc thì tình yêu càng:
a. Cao thượng. b. Lãng mạn 
c. Mãnh liệt. d. Mù quáng 
28. Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức khác nhau, các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi:
 a. Quan điểm và lợi ích của nhân dân lao động.
 b. Quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
 c. Quan điểm và lợi ích của tầng lớp trí thức.
 d. Quan điểm và lợi ích của tầng lớp doanh nhân.
29. Nền đạo đức mới mà nước ta đang xây dựng vừa kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức quý báu của dân tộc vừa tiếp thu:
 a. Những giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa.
 b. Những năng lực sáng tạo của mọi người trong chế độ mới.
 c. Những thành tựu khoa học của loài người.
 d. Những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
30. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân  cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
 a. Hoàn thiện mình. 
 b. Nhắc nhở mình.
 c. Điều chỉnh suy nghĩ của mình.
 d. Điều chỉnh hành vi của mình. 
 12. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được . để làm điều tốt và không làm điều xấu.
 a. Một sức mạnh tinh thần.
 b. Một khả năng tiềm tàng.
 c. Một tình cảm mãnh liệt.
 d. Một ý chí kiên định
13. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn về vật chất và tinh thần.
 a. Các điều kiện đầy đủ, hoàn hảo.
 b. Các ước mơ, hoài bão.
 c. Các nhu cầu chân chính, lành mạnh.
 d. Các ham muốn tột cùng.
14. Hãy chọn cho mình một thái độ đúng trong tình yêu:
a.Yêu khi học ở Phổ thông nhưng kết hôn lúc học Đại học.
b. Yêu khi học Đại học nhưng kết hôn sau khi ra trường.
c. Yêu khi học xong Đại học nhưng kết hôn khi có việc làm ổn định.
d. Yêu ở tuổi trưởng thành và kết hôn khi đủ cơ sở của một tình yêu chân chính
15. Cơ sở của tình yêu chân chính :
a. Hai người phải tương đồng về ngoại hình và phù hợp về nhân cách.
b. Hai người phải tương đồng về tính cách và phù hợp về nhu cầu.
c. Hai người phải hoà hợp về tâm hồn và cuốn hút về thể xác.
d. Hai người phải tương đồng về địa vị xã hội và kinh tế gia đình.
16. A và B cùng học một lớp 11 và yêu nhau.Vì bị bệnh nặng ,A đã bỏ thi HKII nên không lên lớp cùng với B. Ở lớp học mới, nhiều anh chàng để ý đến B (cô vốn rất xinh đẹp). Nếu bạn là B, bạn sẽ :
a. Dần dần ít quan hệ vì thấy A thua kém mình và những bạn bè khác.
b. Chấm dứt hẳn không yêu anh A nữa, lo tập trung việc học.
c. Tiếp tục yêu A và động viên anh cố gắng phấn đấu để thi lên lớp
d. Yêu người khác.
17. Tình huống ở câu 6. Nếu bạn là A, bạn sẽ:
a. Vẫn yêu B và tìm cách bảo vệ tình yêu đó.
b. Yêu người khác nếu B có biểu hiện ít quan tâm chăm sóc mình.
c. Nên tìm cách quên B để tập trung cho việc học.
d. Vừa tìm cách bảo vệ tình yêu, vừa tích cực ôn thi lại 
18. Khái niệm hạnh phúc nói chung là:
 a. Cảm xúc vui sướng khi sự nghiệp thành đạt.
 b. Cảm xúc vui sướng khi gia đình êm ấm.
 c. Cảm xúc vui sướng khi tình yêu không trắc trở.
 d. Cảm xúc vui sướng khi thoả mãn những nhu cầu chân chính. 
 19. Điều quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng :
a. Có thu nhập ổn định b. Có trình độ văn hoá cao. 
c. Có tình yêu nồng thắm. d. Có sự hy sinh và tha thứ. 
20. Tình yêu là tình cảm cao nhất trong quan hệ giữa nam và nữ, khiến họ có nhu cầu:
a. Tìm đến nhau để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
b. Có nhu cầu gắn bó, tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
c. Có mong muốn gần gủi để động viên, giúp đỡ nhau.
d. Có hy vọng gần gũi nhau để an ủi, cảm thông cho vơi bớt mọi nhọc nhằn 
31. Hãy chọn cho mình một phương án tối ưu : 
 a. Đạo đức + Trí tuệ => Hoàn thiện nhân cách.
 b. Đạo đức + Ý chí => Hoàn thiện nhân cách.
 c. Đạo đức + Thể chất => Hoàn thiện nhân cách.
 d. Đạo đức + Lao động => Hoàn thiện nhân cách.
32. Cần phải giữ gìn đạo đức vì :
 a. Đạo đức giúp con người sống hoà nhập và trưởng thành.
 b. Đạo đức giúp con người tránh được thảm cảnh tù tội.
 c. Đạo đức tạo nên nền tảng của nhân cách.
 d. Đạo đức quyết định giá trị làm người.
33. Xác định tác giả của câu danh ngôn:
 “ Có tài mà không có đức là người vô dụng.
 Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
 a. Khổng tử.
 b. Nguyễn Trãi.
 c. Võ Nguyên Giáp. 
 d. Không phải tác giả a,b,c
34. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
 Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
 Câu ca dao thể hiện rõ nét một phẩm chất đạo đức cao đẹp của người Việt Nam:
 a. Tinh thần đoàn kết.
 b. Lòng vị tha.
 c. Lòng nhân ái.
 d. Tính nhường nhịn.
35. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví đạo đức của con người như : 
 a. Gốc của cây.
 b. Thân của cây.
 c. Nguồn của suối.
 d. Nước của sông
36. Hiện tượng đốt vàng mã trong ma chay, giỗ chạp hiện nay:
 a. Một phong tục, tập quán.
 b. Một hủ tục.
 c. Một thuần phong, mĩ tục.
 d. Tất cả đều đúng.
37. Nền tảng của hạnh phúc gia đình:
 a. Tri thức.
 b. Đạo đức.
 c. Pháp luật.
 d. Phong tục, tập quán.
38. Theo em, thành ngữ : “Tiên học lễ, hậu học văn” được vận dụng phù hợp với xã hội nào ?
 a. Phù hợp với mọi xã hội, mọi thời đại.
 b. Chỉ phủ hợp với xã hội phong kiến.
 c. Chỉ phù hợp với xã hội XHCN. 
 d. Chỉ phù hợp với những xã hội phương Đông.
39. Theo em, nghi thức, thủ tục kết hôn nào là quan trọng nhất trong xã hội ta ?
 a. Tổ chức lễ hỏi, lễ cưới ở gia đình.
 b. Làm phép cưới ở Nhà thờ (Nếu có Đạo)
 c. Đăng ký kết hôn ở UBND Phường (Xã).
 d. Tất cả các nghi thức, thủ tục trên đều rất quan trọng, không có cái “nhất”
40. Đạo đức là hệ thống mà nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của xã hội:
 a. Cá quan niệm, các quan điểm tiến bộ của xã hội.
 b. Các hành vi, các việc làm mẫu mực trong xã hội.
 c. Các nề nếp, các thói quen tốt đẹp trong xã hội.
 d. Các qui tắc, các chuẩn mực tốt đẹp trong xã hội. 

File đính kèm:

  • docOn tap HKII mon GDCD 10Trac nghiem.doc
Bài giảng liên quan