Tài liệu ôn tập Ngữ văn 10

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

I. Kiến thức cơ bản

1) Hai thành phần chính của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Văn học chữ Hán:

+ Bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Ra đời, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của văn học trung đại.

+ Thể loại: Cả thơ và văn xuôi tiếp thu từ các thể loại văn học Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,

- Văn học chữ Nôm:

+ Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

+ Thể loại: Chủ yếu là thơ; chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: Phú, văn tế, thơ Đường luật, còn lại là thể loại văn học dân tộc: Ngâm khúc, hát nói, lục bát, song thất lục bát,

2) Bốn giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Hai giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV và từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc.

 

doc26 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập Ngữ văn 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cha và em khỏi đòn tra khảo dã man của chúng.
- Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng. Đoạn trích từ câu 723-726 của Truyện Kiều mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều.
3. Chủ đề của đoạn trích:
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du.
4. Nội dung: 
- Đoạn 1 (18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Kiều nhờ cậy Vân: “cậy”, “lạy”, “thưa”, lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: Thắm thiết nhưng mong manh ngắn ngủi.
+ Kiều trao duyên cho em: trao duyên, trao lời tha thiết, tâm huyết, trao kỉ vật dùng dằng nửa trao, nửa níu kéo.
- Đoạn 2: ( còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
+ Dự cảm về cái chết, trở đi trở lại trong tâm hồn nàng, trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Từ chỗ nói với em, nàng chuyển sang nói với mình, nói với người yêu; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
5) Nghệ thuật: 
 - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.
II.LUYỆN TẬP:
Đề 1: Anh (chị ) hãy phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Gợi ý:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nội dung cần phân tích.
- Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng ( 18 câu đầu).
*Hai câu thơ đầu: 
 Kiều nhờ cậy Vân: “ Cậy”, “lạy”, “thưa”.
+ “Cậy”: Nhờ vả, trông mong, tin tưởng, nương tựa với niềm hi vọng thiết tha.
+ “Chịu”: Nhận lời với sự tự nguyện, Kiều thấy sự thiệt thòi cũng như sự hi sinh cao cả của em mình.
+ “Lạy”, “Thưa”: Đây là hành động của người chịu ơn với ân nhân của mình, thể hiện không khí trang nghiêm, kính cẩn trang trọng của một việc hệ trọng. “Cậy” mà không phải “nhờ”, “chịu” mà không phải “nhận”. Lời xưng hô của Kiều như vừa trông cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị tình chị duyên em. Như vậy Nguyễn Du đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác.
* 6 câu tiếp: Lời tâm sự với em:
+ Những kỉ niệm tình yêu:
 . Khi gặp chàng Kim
 . Khi ngày quạt ước.
 . Khi đêm chén thề.
Thể hiện tình yêu sâu nặng gắn bó với chàng Kim.
+ Cảnh ngộ hiện thực của Kiều:
 . Sự đâu sóng gió bất kì.
 . Giữa đường đứt gánh tương tư .
 . Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Như vậy tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc nhưng gia đình xảy ra tai biến. Kiều bắt buộc phải lựa chọn giữa hiếu và tình nên nàng đã nhờ Thúy Vân chắp mối duyên ấy với Kim Trọng.
* 4 Câu tiếp: Kiều thuyết phục em.
 Lí do: Kiều thuyết phục Thúy Vân nhận lời mình :
+ Lí: Ngày xuân còn dài, tuổi trẻ của em còn dài.
+ Tình: Tình máu mủ : Tình chị em ruột thịt thiêng liêng. 
+ “Chị dù thịt nát xương mòn .lây”: Nếu Vân nhận lời thì Kiều có chết cũng cam lòng.Vân kết duyên với Kim Trọng không phải vì tình yêu mà vì nể chị mà chấp nhận một sự hi sinh lớn lao. Câu thơ thể hiện lòng biết ơn chân thành trước sự hi sinh cao cả của em gái.
Như vậy lời thuyết phục của Kiều vừa có lí vừa có tình
* 6 Câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em:
+ Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
+ Dặn dò: “Duyên này thì giữ vật này của chung”: Kiều trao duyên chứ không trao tình.Của chung là của ai? Đó là của chàng, của chị và của em.Tâm trạng dằn xé rối bời nửa trao nửa níu kéo.
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên ( 16 câu còn lại).
 + Dự cảm về cái chết trở đi trở lại trong tâm hồn. Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu. Nàng tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận hồn bay vật vờ trong gió không sao siêu thoát được nhưng vẫn mang nặng lời thề “Mai sau.hiu hiu gió thì hay chị về” và khi ấy em hãy “rảy xin chén nước cho người thác oan”.
+ Nàng nghĩ về hiện tại: Kiều tự nói với mình, khóc cho mình đó là tiếng khóc cho thân phận.Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, với chàng Kim với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. Từ đau khổ lời thơ chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ, đau cho tơ duyên ngắn ngủi, đau cho một đời hoa trôi lỡ làng và cuối cùng tiếng khóc ấy tự nức nở, tự cho mình phụ bạc người yêu.
- Trao duyên là âm hưởng mở đầu cho cung đàn bạc mệnh đau đớn của Thúy Kiều. Đoạn trích bộc lộ phẩm chất cao quý của Kiều, nàng là người vị tha, giàu đức hi sinh và nàng làm tất cả những gì cho hạnh phúc của người mình yêu. 
Đề 2: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”?
* Gợi ý:
* Về kiến thức:
- Kiều đắn đo suy nghĩ bày tỏ ước nguyện của mình và quyết định trao duyên cho em là Thúy Vân qua ngôn ngữ, cử chỉ.
- Tâm trạng của Kiều khi trao duyên: Xót xa, nuối tiếc cho mối tình đầu trong sáng đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ..
- Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
+ Tuyệt vọng, coi như mình đã chết.
+ Nàng day dứt khi nghĩ mình là kẻ phụ bạc chàng Kim.
- Đoạn thơ là cơn khủng hoảng sóng gió trong lòng Thúy Kiều.Nó thể hiện lòng thủy chung và đức hi sinh cao cả của nàng. Điều đó đã gây xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc.
* Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục bài viết rõ ràng.
- Ngôn ngữ lưu loát, lập luận chặt chẽ, lôgic.
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 
1.Vị trí đoạn trích:
- Thúy Kiều lâm vào hoàn cảnh bế tắc và tuyệt vọng khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh” “Biết thân chạy chẳng khỏi trời- Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh” . Bỗng nhiên Từ Hải đến với nàng và cứu nàng thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người gắn bó với nhau trong hạnh phúc và tình tri kỉ: “Trai anh hùng gái thuyền quyên- Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cỡi rồng” nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn, nên sau nửa năm “hương lửa đương nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. 
- Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi lập sự nghiệp lớn.
2.Chủ đề: Đoạn trích là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng anh hùng và thể hiện ước mơ công lí.
3.Nội dung:
* Khát vọng lên đường ( bốn câu đầu): Khao khát được vẫy vùng tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì ngăn cản nổi người anh hùng.
-Lí tưởng anh hùng của Từ Hải:
+ Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.
+ Hứa hẹn với Kiều về tương lai.
+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công,
4.Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa,
II. LUYỆN TẬP
Đề 1: Anh ( chị) hãy phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
*Gợi ý:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích, nội dung cần phân tích.
* Cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải.
- Hoàn cảnh chia tay:
+Từ Hải ra đi lúc tình cảm vợ chồng đang say đắm nồng nàn.Chàng không bằng lòng với cuộc sóng êm đềm mà khao khát giấc mộng anh hùng.
+ Cách nói ước lệ:
“Trượng phu”chỉ người đàn ông có chí lớn thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục của tác giả.
“Thoắt”:Dứt khoát mau lẹ nhanh chóng kiên quyết.
“Động lòng bốn phương” thể hiện khát vọng tạo lập công danh, sự nghiệp để thỏa chí nam nhi.
+ Như vậy Từ Hải là con người của sự nghiệp lớn, không chấp nhận sự gò bó trong khuôn khổ.
- Hình ảnh Từ Hải ra đi:
+ Không gian ước lệ “trời bể mênh mông” gợi lên không gian rộng lớn nhấn mạnh tính chất phi phàm mang tầm vóc vũ trụ.
+Ngoại hình:
Ánh mắt trông vời,dáng dấp “thanh gươm yên ngựa” thể hiện Tư thế hiên ngang thái độ dứt khoát quyết tâm lập nên sự nghiệp lớn.
* Cuộc đối thoại của Thúy Kiều và Từ Hải.
- Lời cửa Thúy Kiều.
“Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
+Lời lẽ của Kiều dựa vào đạo phu thê.
+Mục đích chia sẻ khó khăn của Từ Hải. 
+Vẻ đẹp nhân cách của con người (Kiều nguyện gắn bó đời mình với từ Hải, Kiều không muốn rời xa người chồng yêu quý, không muồn sống cô đơn).
- Lời của Từ Hải: 
+Lời lẽ:dựa vào tình tri kỉ.
+Khuyên Kiều vượt qua thói nữ nhi thường tình.
+Hình ảnh âm thanh: “Mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng”, “ bóng cờ” với bút pháp cường điệu thể hiện khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ của người anh hùng.
 Biện pháp hoán dụ : “mặt phi thường” : Tài năng xuất chúng. Lời lẽ thể hiện chí khí anh hùng
 +Hoàn cảnh thực tại:sự nghiệp mới bắt đầu còn khó khăn.
+Lời hẹn ước “Một năm” với thái độ dứt khoát tự tin, bản lĩnh sẽ làm nên sự nghiệp lớn trong thời gian ngắn.
 Như vây Từ Hải là người anh hùng xuất chúng, một người chồng chân thành . 
* Từ Hải dứt áo ra đi.
- Thái độ cử chỉ, với thái độ dứt khoát mạnh mẽ không để tình cảm lung lay ý chí.
-Hình ảnh ẩn dụ: “cánh chim” thể hiện khát vọng xây dựng sự nghiệp lớn, khát vọng từ do tượng trưng cho người anh hùng, lý tưởng cao đẹp hùng tráng phi phường miêu tả nhân vật theo hướng lý tưởng hóa.
* Nhận xét khái quát về nhân vật: Từ Hải không chỉ là môt người anh hùng có lí tưởng cao cả mà còn là một người chồng chân thành.
Đề 2: Anh ( chị) hãy phân tích lí tưởng anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”?
*Gợi ý: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, nội dung cần phân tích
- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải.
+ Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.
+ Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.
+ Hứa hẹn với Kiều về tương lai.
+ Khẳng định quyết tâm, tự tin vào thành công
- Nhận xét khái quát về nhân vật Từ Hải:Chàng không chỉ là người anh hùng lí tưởng mà còn là một người chồng chân thành.
- Rút ra bài học cho bản thân về lí tưởng cao đẹp của Từ Hải.

File đính kèm:

  • docTÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 10.doc