Tài liệu tập tập huấn trọng tài điền kinh (dùng huấn trọng tài điền kinh cho hkpđ toàn quốc năm 2012)

I. Những quy định về dụng cụ sân bãi.

1.Đệm.

- Nên dài 6m, rộng 4m và dày 0,7m. Nhưng cũng có thể sử dụng đệm tối thiểu dài 5m, rộng 3m

- Chú ý: 2 cột chống xà và đệm phải được thiết kế sao cho khoảng cách tối thiểu 10cm để tránh sự xê dịch của đệm chạm vào cột chống xà làm rơi thanh xà

2. Cột chống xà.

- Có thể sử dụng bất cứ cột chống xà nào, miễn là nó phải cứng. Cột chống xà phải có giá đỡ để thanh xà đặt được vững trên đó

-Cột chống xà phải cao hơn mức xà dự kiến tối thiểu 10cm

- Cột chống xà cao từ 4m đến 4m40.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập tập huấn trọng tài điền kinh (dùng huấn trọng tài điền kinh cho hkpđ toàn quốc năm 2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ọng tài xuất phát sẽ cho VĐV xếp hàng lại. - Khi đã có lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, mọi VĐV không được chậm trễ, ngay lập tức vào tư thế sẵn sàng đầy đủ và chờ lệnh xuất phát. - Luật không quy định về thời gian khẩu lệnh “vào chỗ” và “sẵn sàng” , cũng như thời gian giữa khẩu lệnh “sẵn sàng” và bắn súng. Trọng tài phát lệnh có thể cho VĐV chạy ngay hoặc chờ lâu hơn miễn là các VĐV đã ở tư thế ổn định và tư thế đúng. - Trọng tài phát lệnh chỉ được phát lệnh khi tổ trưởng và các trọng tài bấm giờ, trọng tài đích, trọng tài giờ điện tử, trọng tài tốc độ gió (với cự ly 200m trở xuống) đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Luật thi đấu các môn chạy. 1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m. * Xác định thời gian và chụp ảnh đích. a) Có 3 cách xác định thời gian được công nhận chính thức là: - Đồng hồ bấm tay - Đo thời gian tự động hoàn toàn bằng hệ thống chụp ảnh đích. - Thời gian do hệ thống thu phát tín hiệu cho các cuộc thi đấu (không tổ chức hoàn toàn trong sân vận động) b) Thời gian thành tích sẽ tính tại thời điểm mà bất kỳ phần cơ thể nào của VĐV như đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân của họ chạm tới phần mặt phẳng chiếu từ vạch đích. c) Thời gian của mỗi VĐV về đích đều được ghi lại. Ngoài ra, nếu có thể ghi lại thời gian sau mỗi vòng chạy đối với các nội dung chạy 800m trở lên và thời gian của mỗi 1000m trong cự ly 3000m. Luật thi đấu các môn chạy. 1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m. d) Bấm giờ bằng tay. - Các trọng tài bấm giờ phải ở vị trí thẳng hang với đích ở phía ngoài đường chạy. Nếu có thể họ nên đứng ở phía ngoài đường chạy cách đường chạy 5m. Để có thể quan sát tốt cần bố trí bục trọng tài có bậc cao dần. - Thời gian được bấm từ khi có tia lửa hoặc khói sung hay từ khi có tín hiệu của thiết bị phát lệnh. - Trong mỗi đợt chạy phải có 3 người bấm VĐV về đích đầu tiên (tổ trưởng và 2 trợ lý) - Mỗi trọng tài bấm giờ phải làm việc độc lập không được để lộ đồng hồ của mình hay bàn luận về thời gian với các trọng tài khác. - Các thời gian thi đấu không tận cùng bằng số 0 sẽ làm tròn tới 1/10 giây tiếp theo đó: Ví dụ 10”11 sẽ được đọc là 10”2. - Nếu thành tích của 2 trong 3 đồng hồ có thời gian khớp nhau và đồng hồ thứ 3 không khớp thì thành tích của 2 đồng hồ là thành tích chính thức. - Nếu cả 3 đồng hồ không khớp nhau thì thành tích của đồng hồ ở giữa là thành tích chính thức của VĐV. Luật thi đấu các môn chạy. 1. Chạy cự ly ngắn 100m, 200m, 400m. - Nếu chỉ có 2 đồng hồ mà thời gian không khác nhau, thì thời gian của đồng hồ dài hơn sẽ là thành tích chính thức. - Đối với các cự ly ngắn VĐV sẽ về rất sát nhau vì vậy mỗi trọng tài bấm giờ chỉ bấm 1 lần (khoa học đã chứng minh trong 2/10 giây, con người không kịp phản xạ 2 lần) - Tổ trưởng trọng tài bấm giờ sẽ quyết định thành tích chính thức cho mỗi VĐV và cung cấp kết quả cho thư ký cuộc thi để công bố. Chú ý:Các trọng tài bấm giờ phải tập trung vào nhiệm vụ của mình, không được cuốn theo vào các đợt chạy giống như khán giả mà quên bấm giờ khi VĐV về đích, không được bàn luận về thành tích hay VĐV nào về nhất, nhì…đó là công việc của trọng tài xác định đích. Luật thi đấu các môn chạy. * Lỗi xuất phát. - VĐV khi đã vào chỗ ở tư thế sẵn sàng chỉ được rời khỏi bàn đạp khi nghe tiếng súng của súng phát lệnh hoặc của máy phát lệnh. Nếu trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy nhận định VĐV đã hành động sớm hơn thì bị coi là phạm lỗi xuất phát. - Cũng được coi là lỗi xuất phát nếu theo nhận định của trọng tài phát lệnh: 	+ VĐV không tuân thủ mệnh lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng” một cách nghiêm túc trong thời gian hợp lý. 	+ Sau khi có lệnh vào chỗ, VĐV quấy rầy các VĐV trong đợt chạy bằng tiếng ồn hoặc các hành vi khác ảnh hưởng đến quá trình xuất phát của cả đợt chạy - Bất kỳ VĐV nào phạm lỗi xuất phát ngay lần đầu của mỗi đợt chạy sẽ bị truất quyền thi đấu của nội dung đó. Trừ nội dung nhiều môn phối hợp các đợt chạy chỉ được phạm lỗi 1 lần từ lần thứ 2 sẽ bị truất quyền thi đấu. - Trọng tài phát lệnh hoặc bất cứ trọng tài bắt phạm quy nào cho rằng lần xuất phát đó không công bằng sẽ bắn 1 phát súng để gọi VĐV lại. Luật thi đấu các môn chạy. 2. Chạy cự ly trung bình và dài. - Do đặc thù của các nội dung chạy trung bình và dài là thời gian cuộc thi thường dài hơn so với các nội dung chạy ngắn. Cho nên tính cạnh tranh cũng như thời gian xuất phát không ảnh hưởng tới thành tích như các nội dung chạy ngắn. Do đó các VĐV sẽ sử dụng tư thế xuất cao chỉ có khẩu lệnh “vào chỗ”, VĐV tiến đến sát vạch xuất phát tập trung nghe tiếng súng phát lệnh, hoặc tín hiệu âm thanh phát lệnh. a) Đối với cự ly 800m, 2000m và 10000m có nhiều hơn 12 VĐV cùng thi đấu, các VĐV được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 khoảng 65% VĐV xuất phát ở vạch vòng cung bình thường và nhóm 2 trên vạch xuất phát được vẽ riêng ngang qua nửa phía ngoài của đường chạy. Nhóm 2 phải chạy đến tận cuối đường vòng thứ nhất trên nửa ngoài của tuyến đường. Luật thi đấu các môn chạy. - Vạch cho phép chạy vào đường chung theo quy định chỉ rõ điểm VĐV xuất phát nhóm 2 từ ô số 5 của đường chạy 8 ô đường vòng, và ô số 4 của đường chạy có 6 ô đường vòng. Trong trường hợp này cũng như các cự ly khác, VĐV xếp theo đường thứ 2 có thể di chuyển vào đường bên trong sau khi đã qua đường vòng bắt vào đường thẳng của cự ly 800m. - Từ vạch xuất phát trên ô số 5 (hoặc số 4) và đến tận đường chạy thẳng chỉ cần đặt các vật mốc để phân định rõ ràng đường chạy làm đôi. b) Đối với cự ly 1000m, 3000m và 5000m với các cự ly này, chỉ cần tính điều chỉnh vạch xuất phát lên phía trước tương tự như cự ly 200m. Khi đã tính được các điểm đó cần vẽ 1 vạch xuất phát cong và 1 điểm để các VĐV được chạy vào đường chung. - Điểm thứ nhất từ ô chạy số 5 (với đường chạy có 8 ô đường vòng), và từ ô chạy số 4 (với đường chạy có 6 ô đường vòng) cách vạch xuất phát 200m về phía trước. - Điểm thứ hai tại nơi bắt đầu của đường thẳng về đích, nơi VĐV có thể di chuyển vào trong. Luật thi đấu các môn chạy. 3. Cản người trên đường đua và chạy không đúng ô chạy. a) Bất kỳ VĐV nào khi đang thi đấu mà xô đẩy hoặc ngăn cản 1 VĐV khác cốt để chặn bước tiến của người đó thì sẽ có thể bị truất quyền khỏi cuộc thi đó. Trọng tài giám sát có quyền yêu cầu các VĐV thi đấu lại, trừ VĐV bị truất quyền thi đấu hoặc trong trường hợp đấu loại, trọng tài giám định có quyền cho phép bất cứ VĐV nào bị ảnh hưởng do bị xô đẩy hoặc cản trở (trừ VĐV bị truất quyền thi đấu) được thi đấu vòng tiếp theo của môn thi. - Trong trường hợp ngoại lệ, bất kể có VĐV bị truất quyền thi đấu hay không, trọng tài giám sát vẫn có quyền cho thi đấu lại nếu cho rằng việc đó là đúng và hợp lý. b) Nếu VĐV chạy sang ô chạy của người khác mà theo trọng tài giám định là cản trở dến VĐV khác thì sẽ bị coi là phạm lỗi và không công nhận thành tích của VĐV đó. Nhưng vẫn công nhận thành tích của các vòng thi trước đó. c) Ngược lại nếu VĐV bị xô đẩy hoặc chạy ra ngoài ô chạy của mình mà không có lợi thế nào, cũng không ảnh hưởng đến các VĐV khác thì không bị coi là phạm lỗi và truất quyền thi đấu. CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m 1. Nội dung chạy tiếp sức 4 x 100m và cả nội dung chạy tiếp sức 4 x 200m sẽ phải chạy hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình. 2. Trợ lý trọng tài phát lệnh sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị gậy tiếp sức cho các VĐV chạy lượt đầu tiên của cự ly chạy. 3. Mỗi khu vực trao gậy có chiều dài 20m và ở giữa khu vực trao gậy có đánh dấu bằng vạch kẻ ngang. CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m 4. Trong các đợt chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 200m, các thành viên của đội trừ người chạy đầu tiên, có thể bắt đầu chạy tối đa 10m từ bên ngoài vùng trao gậy. Dấu phân biệt sẽ được đặt ở từng ô chạy để chỉ rõ giới hạn kéo dài, VĐV đứng nhận gậy phải đứng trên vạch giới hạn kéo dài 10m. 5. VĐV có thể đánh dấu trên đường chạy trong ô của mình bằng băng dính có kích thước tối đa 5cm x 40cm, có màu hoàn toàn khác và không bị lẫn với các vật đánh dấu cố định khác. Với đường đua rải xỉ than hoặc thảm cỏ, VĐV có thể dánh dấu trong ô của mình bằng cách cào xước trên bề mặt đường chạy. Ngoài một trong hai cách đánh dấu trên, không sử dụng bất cứ cách đánh dấu nào khác. CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m 6. Gậy tiếp sức. a) Gậy phải là 1 ống rỗng và nhẵn, có tiết diện tròn, làm bằng gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật liệu cứng nào khác. Chiều dài của gậy từ 28cm đến 30cm. Chu vi của gậy là 12cm đến 13cm. b) VĐV phải cầm gậy bằng tay trong suốt đợt chạy. VĐV không được dùng găng tay hay bôi chất hỗ trợ nào giúp nắm gậy trong tay. Nếu VĐV làm rơi gậy thì VĐV đánh rơi phải tự mình nhặt lại. VĐV có thể chạy sang ô khác để nhặt gậy miễn là không ảnh hưởng tới VĐV của đội khác, và không làm ngắn quãng đường mà mình phải chạy. Nếu thực hiện đúng yêu cầu như trên thì sẽ không bị truất quyền thi đấu. c) Trong các nội dung chạy tiếp sức, gậy được trao trong khu vực trao gậy. Việc nhận gậy bắt đầu từ khi VĐV nhận gậy chạm tay vào gậy và kết thúc khi VĐV đó hoàn toàn nắm gậy. Vùng trao gậy chỉ tính đến vị trí của gậy chứ không phải vị trí hay cơ thể của VĐV. Việc trao và nhận gậy ở bên ngoài khu vực trao gậy sẽ bị truất quyền thi đấu. CHẠY TIẾP SỨC 4 x 100m d) Sau khi việc trao nhận gậy đã hoàn thành, các VĐV vẫn phải chạy trong khu vực trao gậy và ô chạy của mình cho đến khi các VĐV của đội khác đã chạy qua. Nếu cố tình chạy ra khỏi khu vực hoặc chạy sang ô chạy khác mà làm cản trở tới các VĐV của đội khác, thì toàn đội đó sẽ bị truất quyền thi đấu. e) Hỗ trợ bằng cách đẩy hoặc bất cứ cách nào khác đều bị truất quyền thi đấu. f) Nhiệm vụ của trọng tài: - Đảm bảo tất các đội vào vị trí tại các ô chạy. Các trọng tài giám thị hỗ trợ tại các điểm cần thiết. - Phải luôn giơ cờ từ khi phát thanh viên thông báo vị trí các ô chạy cho đến khi bắt đầu xuất phát: 	+ Cờ vàng khi các đội chưa sẵn sàng 	+ Cờ trắng ngay khi các đội đã sẵn sàng Ghi chú: Từ năm 2007 trở về trước các giám thị các nội dung chạy vẫn sử dụng cờ trắng và cờ đỏ. - Tại các chặng trao gậy (chặng 1, chặng 2) phải cần 2 trọng tài giám thị bắt đầu vào và đầu ra cho một ô chạy tương đương khoảng 12 – 16 trọng tài. - Các trọng tài phải luôn có mặt tại các chặng đã được phân công. 

File đính kèm:

  • pptLuat dien kinh HKPD cac cap 2011 2012.ppt
Bài giảng liên quan