Tập huấn bồi dưỡng giáo viên THCS môn Địa lý

1. Kiến thức:

Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn, vai trò của chuẩn KT-KN.

Nắm được quy trình, kĩ thuật của một số PPDH tích cực thông thường .

Trao đổi và rút kinh nghiệm trong các kỳ thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi

Hiểu rõ vai trò của việc dạy học phù hợp với năng lực, trình độ học sinh

 

ppt63 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn bồi dưỡng giáo viên THCS môn Địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 giá rút kinh nghiệm tiết dạy..từ đó khắc phục những yếu diểm trong bài dạy của mình..Thực hiện tốt quy trình bồi dưỡng thường xuyên, tự đọc, sưu tầm tham khảo kiến thức đề thi có liên quan đến bộ môn..đọc ,giải các đề thi..Thực sự đầu tư chú ý trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp tốt việc sử dụng các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin.. Không ôm đồm, quá tham lam về kiến thức... trong bài dạy,bài soạn bảo đảm ngắn gọn súc tích, phù hợp thời gian, mà vẫn đáp ứng đầy đủ mục tiêu, nội dung cơ bản, sử dụng đồ dùng hợp lý,không lạm dụng quá ở một nhóm phương pháp nào..Thái độ, ý thức giảng dạy vui vẻ, hòa nhập với học sinh, không đánh đố, không tự làm phức tạp vấn đề.. bố trí chủ động thời gian trong từng tiết dạy..sau mỗi bài dạy hãy tự đánh giá những điểm mạnh và tồn tại của mình, chú ý, tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp..Những bài học kinh nghiệm từ các kỳ thi giáo viên giỏi các cấpI.Về kiến thức và kỹ năng địa lí 1.Thực trạng: a. Qua các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp, chúng ta cũng phần nào đánh giá được sự nổ lực của giáo viên trong việc trau dồi kiến thức và kỹ năng địa lí.Có nhiều giáo viên đã làm bài thi tốt và chúng ta có thể khẳng định đó thực sự là những giáo viên có kiến thức vững vàng để có thể tự tin trước học sinh,và đồng nghiệp. b. Nhiều giáo viên chưa đạt kết quả cao,có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng phần lớn là do một số giáo viên chưa hình dung được các đơn vị kiến thức cần chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi nên còn lúng túng trong ôn tập và vì vậy mà nhìn chung ở các kỳ thi giáo viên giỏi, kết quả phần lí thuyết qua các bài làm của giáo viên chưa cao.- Một số giáo viên tìm những tài liệu như các tài liệu dành cho hoc cao học,những tài liệu dành cho các nhà nghiên cứu,cho sinh viên...để ôn tập cho kỳ thi giáo viên giỏi, thực tế điều đó không phù hợp với mục tiêu của kỳ thi “giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông”.- Một số giáo viên chưa thật sự nắm được khung chương trình địa lí trung học phổ thông và cũng vì vậy mà chưa đạt kết qủa cao.Một số giáo viên không bám sát các nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT của Bộ giáo dục đào tạo.Chưa nắm được bản chất của các phương pháp dạy học tích cực ít nhất là về mặt lý thuyết...Một số giáo viên chưa thường xuyên chú trọng rèn luyện các kỹ năng địa lí cho học sinh nên bản thân cũng chưa thật nhuần nhuyễn các kỹ năng địa lí.Chẳng hạn như kỹ năng biểu đồ,nhiều giáo viên chưa thành thạo để hướng dẫn cho học sinh các bước: chọn và vẽ biểu đồ thích hợp.Thực tế những kỹ năng này trong các trường cao đẳng, đại học cũng chưa đề cập sâu sát mà hầu như giáo viên tự tích luỹ từ kinh nghiệm của bản thân và các đồng nghiệp cũng như từ các tài liệu, sgk...2.Giải pháp Qua tìm hiểu,chúng tôi được biết những giáo viên có được kết quả lí thuyết cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi thường là những giáo viên nắm vững chương trình Địa lí THCS và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy toàn cấp...+ Vậy khung chương trình Địa lí THPT gồm những nội dung gì?+ Giáo viên giỏi phải thành thạo các kỹ năng địa lí như kỹ năng biiểu đồ,kỹ năng nhận xét ,phân tích bảng số liệu,kỹ năng sử dụng bản đồ , Át lát địa lí....+ Nắm chắc, nắm vững và sâu chương trình theo hướng có khả năng để bồi dưỡng học sinh giỏi.Vì giáo viên giỏi phải là giáo viên có khả năng phụ trách đội tuyển,bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Để ôn tập tốt,giáo viên cần phải tìm tòi thu thập các đề thi học sinh giỏi, tổng hợp và khái quát được yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi(ví dụ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh).Từ đó để có được định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập.+ Trong quá trình ôn tập để dự thi GVG, cần phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng địa lí trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nhau, đay là một cách học đặc trưng của bộ môn địa lí.II.Về nghiệp vụ sư phạm1.Kỹ năng giải quyết các vấn đề khi lên lớp+ Ưu điểm : Chúng tôi phải ghi nhận là nhiều giáo viên rất linh hoạt khi lên lớp.Giải quyết các tình huống trên lớp rất nhanh và thuyết phục.Những giáo viên có được tố chất này sẽ luôn có phong thái lên lớp tự tin và làm chủ được tiết học chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao..+ Nhược điểm: - Một số giáo viên thường mất tự tin khi lên lớp,lúng túng..Do vậy khi có một vấn đề,tình huống nẩy sinh ngoài dự định lập tức bị động và không làm chủ được tiết dạy.Chẳng hạn nhiều giáo viên khi lên lớp chưa nắm được tình hình học sinh về mức độ tiếp thu kiến thức, ý thức học tập như thế nào...Khi nếu các câu hỏi đề áp dụng phương pháp phác vấn,gợi mở,dạy học theo nhóm... đã không nhận đựơc sự ủng hộ từ phía học sinh và kế hoạch dạy học đã không như ý định ban đầu.Vậy phải làm như thế nào? *Giải pháp :Đây thực sự là một nghệ thuật và không dễ dàng gì..Khi bạn nêu một vấn đề mà không nhận đựoc sự ủng hộ của học sinh,thì hãy nghĩ ngay đến các nguyên nhân sau : 1,Thái độ của bạn chưa thật sự thân thiện,chưa có sức thuyết phục ?2,Vấn đề bạn nêu quá khó hiểu?? Bạn hãy nghĩ đến nguyên nhân đó thôi và đừng nên đổ lỗi cho học sinh, có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn.Tuy nhiên,hầu hết các giáo viênkhi tham gia các tiết thao giảng dự thi GVG tỉnh, khi giờ dạy không có sự phối hợp tốt mối quan hệ thây- trò , học sinh học tập không tích cực .. đều đổ lỗi là do học sinh quá kém, do học sdinh không nhiệt tình v.v...mà quên đi nguyên nhân có thể là do giáo viên.Khi học sinh kém, người giáo viên giỏi là phải biết điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, nêu những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu...- Một số giáo viên khi lên lớp đã không làm chủ được thời gian,nên đã dẫn đến các lỗi như : phân bố thời gian không hợp lí, không kịp cung cấp đủ các dơn vị kiến thức theo yêu cầu (thường gọi “cháy giáo án”..).* Giải pháp : Khi ta nêu một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến học sinh khác nhau,có những học sinh sẽ trả lời dài dòng,lệch trọng tâm..khi đó người giáo viên phải nhanh chóng bằng những câu hỏi gợi ý điều chỉnh để học sinh trả lời đúng trọng tâm yêu cầu.Hoặc có thể khi giáo viên nêu câu hỏi,sẽ không có một ý kiến nào của học sinh ,trong trường hợp này giáo viên có thể nhắc lại câu hỏi,cung cấp thêm cho học sinh dữ kiện... để học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi hơn.2.Về khâu thiết kế bài soạn và sử dụng thiết bị dạy họca. Ưu điểmLà tiết dạy tham gia dự thi giáo viên giỏi tỉnh nên hầu hết các đồng chí giáo viên chuẩn bị rất chu đáo cả về nội dung kiến thức và phương pháp tổ chức dạy- học.Có nhiếu sáng tạo,có sự đầu tư nên đã có những tiết dạy của các đồng chí rất thành công.Nhìn chung tất cả các tiết tham gia thao giảng dự thi giáo viên giỏi Tỉnh đã đều có những dấu ấn thực hiện tinh thần chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục đào tạo.Cụ thể đó là sự đổi mới về phương pháp dạy họ, đổi mới về sử dụng thiết bị trong dạy học, đổi mới về kiểm tra đánh giá..Trong phương pháp dạy học các đồng chí đã áp ụng các phương pháp mới như tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm,chơi trò chơi,sử dụng phiếu học tập..Trong kiểm tra đánh giá đã đựoc chú trọng ngay trong giờ học với nhưng hình thức đánh giá phong phú, đa dạng: tự luận,trắc nghiệm...Trong sr dụng thiết bị dạy học các đồng chí đã áp dụng công nghệ thông tin,sử dụng giáo án điện tử,máy chiếu để đưa được nhiều hình ảnh,bảng biểu và bản đồ vào bài giảng giúp bài giảng sinh động hơn...Tuy nhiên mức độ áp dụng đổi mới cũng như hiệu quả của việc thực hiện tinh thần đổi mới còn chưa đồng đều.b.Nhược điểm- Nhiều đồng chí giáo viênchuẩn bị “quá chu đáo” cho giờ dạy nhưng đến khi lên lớp thực hiện lúng túng v à không thể hiện hết được ý đồ của mình, trong trường hợp này có thể nói là “không lượng được sức mình”.và có những bài dạy với nội dung đơn giản đã đựoc giáo viên làm cho phức tạp lên,làm cho học sinh càng khó hiểu vì quan niêm tiết dạy thi GVG phải chuẩn bị chu đáo.Giải pháp : để tránh hiện tượng này,khi chuẩn bị cho một tiết dạy,giáo viên cần phải nắm chắckhung chuẩn chương trình của bài học đó là gì?yêu cầu với mức độ như thế nào.. để có kế hoạch lên lớp cho phù hợp.Phải nắm được là qua bài học này học sinh cần đạt được những đơn vị kiến thức gì..từ đó mà nghĩ cách tổ chức dạy-học như thế nào để học sinh lĩnh hội được những đơn vị kiến thức đó.Tuyệt đoói không nên phức tạp vấn đề bằng cách sáng tạo ra những cách dạy và đưa thêm vào những đơn vị kiến thức không cần thiết.- Vì hiện nay là giai đoạn đầu thực hiện những nội dung trong đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.Do vậy mà hầu hết các giáo viên đều chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học.Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa nắm vững được bản chất và phương pháp thể hiện nên khi áp dung một số phương pháp chẳng rõ là đang áp dụng phương pháp gì và còn lúng túng khi giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức cho học sinh học theo phương pháp mới.Giải pháp: Khi áp dụng những phương pháp được xem là mới đối với bản thân thỉtước hết cần phải nắm vững về lý thuyết của phương pháp đó như : đặc điểm, ưu nhược điểm của phương pháp đó,những vấn đề cần lưu ý..- Về việc đổi mới sử dụng thiết bị dạy học. Đó là việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học,sử dụng máy chiếu..việc này có nhiều ưu điểm lợi thế đối với dạy địa lí.Tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều giáo viên đa qua lạm dụng, chẳng hạn trong một tiết dạy đã đưa quá nhiều bản đồ bảnng biểu,tranh ảnh..không có sự chọn lọc.. đã làm cho hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đi ngược lại với mong muốn.Mặt khác trong quá trình đưa công nghệ thông tin vào trường học,nhiều giáo viên đã quấ lạm dung phương tiện này mà làm giảm vai trò của người thầy..Giải pháp Người giáo viên phải luôn nhận thức rằng tát cả các thiết bị dạy học kể các những thiết bị hiện đại nhất cũng chỉ là phương tiên dạy học hỗ trợ cho giáo viên,giúp giáo viên thuận lợi hơn trong tổ chức dạy học, học sinh thuận lợi hơn trong tiếp thu kiến thức và không có phương tiên nào có thể thay được vai trò của người thầy trên bục giảng Hoạt động 8Hướng dẫn tập huấn ở Đơn vịDựa vào kế hoạch, nội dung tập huấn hãy xây dựng kế hoạch và nội dung tập huấn tại đơn vị

File đính kèm:

  • pptTap huan boi duong giao vien THCS mon Dia ly.ppt