Tập Huấn Cán Bộ Công Đoàn Hoạt Động Của Ban Thanh Tra Nhân Dân Trong Các Cơ Quan Nhà Nước, Đơn Vị Sự Nghiệp

ặ Luật Thanh tra năm 2004: Điều 2 “ Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ”

ặ Khoản 4 Điều 4: “Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. ”

 

ppt18 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập Huấn Cán Bộ Công Đoàn Hoạt Động Của Ban Thanh Tra Nhân Dân Trong Các Cơ Quan Nhà Nước, Đơn Vị Sự Nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. ”Điều 11: Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.Nghị định số 99/2005/NĐ-CP Ngày 28/7/2005 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ban Thanh tra nhân dânVai trò: Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức .Tiêu chuẩn: Là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân ( không phải là người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước )Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.Tổ chức:Ban TTND được thành lập ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, DNNN có tổ chức công đoàn cơ sở;Ban TTND có trưởng ban, phó trưởng ban, thành viên;Nhiệm kỳ của ban TTND là 2 ( Hai ) năm;Do hội nghị cán bộ công chức hoặc hội nghị đại biểu cán bộ công chức, Đại hội CNVC trong các DNNN bầu; Số lượng: Căn cứ vào số lượng cán bộ, CNVC thì ban TTND có thể có 3, 5, 7 hoặc 9 thành viên; nếu có trên 5 thành viên thì được bầu 1 phó t rưởng ban. Hình thức bầu: Bỏ phiếu kínCông nhận: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày bầu, BCH CĐCS phải tổ chức họp để bầu trưởng ban, phó ban; ra văn bản công nhận ban TTND và thông báo tới toàn thể cán bộ, CNVC biết.Nhiệm vụ, quyền hạn:Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cơ quan NN, đơn vị sự nghiệp, DNNN: ( phạm vi giám sát của ban TTND trong CQNN, đơn vị SN )Thực hiện chủ trương, CS của Đảng, PL của NN, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị;Sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn NSNN, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đơn vị;Thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị;Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, CNVC-LĐ theo quy định của pháp luật;Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư KN-TC; giải quyết KN-TC thuộc thẩm quyền của người đứng đầu CQNN, đơn vị SN; việc thi hành Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị;Những việc khác theo quy định của pháp luật.Khi cần thiết được người đứng đầu cơ quan NN, đơn vị SN, DNNN giao xác minh các vụ việc nhất định.Khi cần thiết, cơ quan NN có thẩm quyền mời đại diện ban TTND tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan, đơn vị, DNNN.Kiến nghị với người đứng đầu khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua giám sát; xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân vi phạm; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích;Kiến nghị BCH CĐCS có các hình thức biểu dương, khuyến khích động viên cán bộ, CNVC có thành tích trong phát hiện vi phạm pháp luật; tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của cán bộ, CNVC;Đại diện Ban TTND được mời dự các cuộc họp có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của TTND;Tham dự các cuộc họp của BCH CĐCS có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của ban TTND.Phương thức thực hiện quyền giám sátTiếp nhận ý kiến phản ánh của cán bộ, CNVC, thu thập các thông tin tài liệu để xem xét, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân những việc thuộc phạm vi giám sát của TNĐPhát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ quan, đơn vị;Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua BCH CĐCS để kiến nghị với cơ quan nhà nước, đơn vị SN, DNNN về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi giám sát của TTND.Hoạt động giám sátĐề nghị người đứng đầu cơ quan NN, đơn vị SN, DNNN cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giám sát;Nếu phát hiện có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, CNVC; có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích thu – chi ngân sách, các khoản đóng góp, quỹ phúc lợi thì kiến nghị với người đứng đầu hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo với BCH CĐCS.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DNNN hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho ban TTND.Hoạt động xác minhKhi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DNNN giao nhiệm vụ xác minh, ban TTND có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao;Trong quá trình xác minh, ban TTND có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho công tác xác minh. Khi kết thúc báo cáo kết quả xác minh với người đứng đầu và kiến nghị các biện pháp giải quyết;Nếu phát hiện vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của NN; quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, CNVC cần phải xử lý ngay, thì lập biên bản và kiến nghị với người đứng đầu, hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị thì người đứng đầu hoặc cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả cho ban TTND.Lề lối làm việc của TTNDBan TTND họp mỗi quý một lần, để kiểm điểm công tác trong quý và triển khai công tác quý sau; trường hợp cần thiết có thể họp bất thường.Ban TTND thực hiện chế độ báo cáo mỗi quý một lần trước BCH CĐ; hàng năm tổng kết hoạt động báo cáo trước Hội nghị CBCC; Đại hội CNVC ( trong DNNN )Trách nhiệm của BCH CĐCS:Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Thanh tra: Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, DNNN tổ chức Hội nghị CBCC; hoặc Đại hội CNVC bầu Ban thanh tra nhân dân.Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức biết; tổ chức cuộc họp của TTND để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.Hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị.Động viên cán bộ, CNVC-LĐ ủng hộ, tham gia hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho ban TTND; phối hợp với các tổ chức khác trong cơ quan để hỗ trợ hoạt động của ban TTND;Dự toán, quyết toán kinh phí hàng năm của ban TTND;Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của TTND;Mời đại diện ban TTND dự họp BCH có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của TTND.Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo BCH CĐCS trong việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ban TTND.TRách nhiệm của người đứng đầuThực hiện theo quy định của Luật Thanh tra:Thông báo cho Ban TTND về các chế độ, chính sách và những thông tin cần thiết khác; bảo đảm quyền lợi đối với thành viên Ban TTND trong thời gian thành viên đó thực hiện nhiệm vụ.Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát để Ban TTND thực hiện nhiệm vụ.Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban TTND; thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban thanh tra nhân dân.Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.Hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo quy định của pháp luật.Giải quyết các kiến nghị của TTND, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết và thông báo cho ban TTND biết;Xử lý theo thẩm quyền người có hành vi vi phạm pháp luật, cản trở hoạt động của ban TTND, trả thù, trù dập thành viên của ban TTND;Bố trí địa điểm, phương tiện, hỗ trợ kinh phí để ban TTND tổ chức các cuộc họp và tạo điều k iện thuận lợi cho bann TTND hoạt động.Trách nhiệm của cơ quan Thanh tra nhà nướcThanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với LĐLĐ tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra ở các cơ quan NN, đơn vị sự nghiệp, DNNN do UBND tỉnh quản lý;Thanh tra cấp huyện phối hợp với LĐLĐ huyện hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các ban thanh trq thuộc cơ quan cấp huyện quản lý.Kinh phí hoạt động của ban TTNDTheo TTLT số: 40/2006/BTC-UBMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006Nguồn kinh phí: ở cơ quan nhà nước do Thủ trưởng cơ quan bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm. ở đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ trưởng đơn vị bố trí trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị (bao gồm dự toỏn chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nguồn thu của đơn vị và số thu được để lại theo quy định - nếu có). Tổ chức công đoàn cơ sở có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động của Ban TTND ở đơn vị với Phòng (Ban) tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp. Nội dung chi:Chi mua sắm văn phòng phẩm, chi cho công tác thông tin, tuyên truyền, cước điện thoại, cước bưu phẩm; Chi hội nghị phí,công tác phí; Chi trả thù lao cho các thành viên Ban TTND trực tiếp thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch công tác được duyệt;Chi cho các cuộc họp bàn việc kiến nghị xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật; Chi bồi dưỡng cho các thành viên Ban TTND hoạt động phối kết hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị (nếu có). Múc chi thực hiện theo chế độ công tác phí, hội nghị phí của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.Trân trọng cám ơn!

File đính kèm:

  • pptHoat dong cua ban Thanh tra truong hoc.ppt