Tập huấn chủ nhiệm - Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học

 Một nhà sư phạm nổi tiếng người nước ngoài đã nói rằng: Điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải: “Hiểu người rồi mới dạy người”. Và nhà giáo dục nổi tiếng Xukhomlinxki cũng từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần phải hiểu con người về mọi mặt như thế”. Điều đó cũng có nghĩa rằng, muốn tác động đến người học có hiệu quả nhất định phải hiểu được tâm lý người học, do đó những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lý HS là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà GD từ nhà quản lý đến người làm chương trình, người trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn chủ nhiệm - Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
THÁNG 8 NĂM 2011CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ LỚP TẬP HUẤN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNGHỌC SỞ GD - ĐT QUẢNG TRỊ NỘI DUNG 1. KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC.	2. KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.	3. KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP.	4. TỔ CHỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.	5. KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÍ CẢM XÚC BẢN THÂN.	6. KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG TẬP THỂ LỚP.	7. KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC.KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC Một nhà sư phạm nổi tiếng người nước ngoài đã nói rằng: Điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải: “Hiểu người rồi mới dạy người”. Và nhà giáo dục nổi tiếng Xukhomlinxki cũng từng nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần phải hiểu con người về mọi mặt như thế”. Điều đó cũng có nghĩa rằng, muốn tác động đến người học có hiệu quả nhất định phải hiểu được tâm lý người học, do đó những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lý HS là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà GD từ nhà quản lý đến người làm chương trình, người trực tiếp giảng dạy, giáo dục HS.MỤC TIÊU MODULE - Phát biểu được quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HSTH- Kể được các nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh- Sử dụng được một số phương pháp ,kĩ thuật đơn giản, ứng dụng vào tìm hiểu học sinh và bước đầu tự đưa ra được cách thức riêng, phù hợp - Có thái độ khách quan, khoa học ,thận trọng đối với việc tìm hiểu ,đánh giá tâm lí học sinh và có ý thức tự rèn luyện thường xuyênNỘI DUNG 1. Nội dung cơ bản của Module:- Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”.- Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh.- Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học.2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm” HĐ 1: XÁC ĐỊNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Ở LỨA TUỔI HỌC SINH THPTMỤC TIÊU- Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THPT- Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THPT hiện nay KẾT LUẬN HĐ 1:- Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là tính độc đáo.- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi). KẾT LUẬN HĐ 1 (TIẾP) Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.HĐ 2: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU Mục tiêu:Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh;- Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp;- Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi;- Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.HĐ 2: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU YÊU CẦU :Bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân, các đồng chí hãy trình bày những cách thức, các phương pháp tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm?(Thảo luận nhóm 10 phút)GVCN làm gì để tìm hiểu HS?Xđ thời gian tìm hiểuXđ phạm vi tìm hiểuXđcách thức, phương tiện, công cujddeer thu thập TT(trực tiếp hay gián tiếp)Xữ lí các TT thu thập được và phân tích chúngTổ chức lưu trữ TTGVCN tìm hiểu HS bằng cách nào?N/cứu các hồ sơ HS ở những năm trướcSử dụng các trắc nghiệm đơn giảnChuyện trò với HSCùng tham gia các hoạt động với HSTổ chức cho HS viết bài luận theo chủ đề mởTìm hiểu HS thông qua các đối tượng khácMẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH(tham khảo) 11/ Phiếu tìm hiểu đặc điểm tâm lí-xã hội của học sinh1. Họ và tên học sinh. 2. Ngày, tháng năm sinh. Cầm tinh con gì. 3. Địa chỉ sinh sống. Số điện thoại, địa chỉ email của bố mẹ hoặc của những người thân khác. 4. Hứng thú riêng của học sinh: a/Theo ý kiến của bản thân học sinh; b/Theo ý kiến của cha mẹ học sinh.5. Họ và tên cha mẹ, nơi công tác, chức vụ, số điện thoại ở nơi làm việc, địa chỉ email. Trình độ học vấn của cha mẹ. 6. Hứng thú của bố và của mẹ: a/Theo ý kiến của học sinh; b/Theo ý kiến của cha mẹ học sinh. 7. Tình trạng điều kiện vật chất của gia đình. 8. Điều kiện về nhà ở của gia đình. 9. Thành phần/cơ cấu gia đình. 10. Số lượng trẻ dưới 18 tuổi trong gia đình và năm sinh cụ thể của từng em.11. Tình trạng sức khỏe của học sinh. 12. Những đặc điểm cá nhân của trẻ cần được giáo viên đặc biệt chú ý. 13. Những đặc điểm tính cách nổi bật của trẻ. 14. Những năng lực mà trẻ có. 15. Thiên hướng mà học sinh bộc lộ đối với các môn học (học sinh thích học và học tốt môn nào?). 16. Trẻ gặp khó khăn ở những môn học nào. 17. Trẻ tham gia vào các nhóm nào: trong trường; ngoài trường. 18. Cha mẹ có thể giúp được gì cho lớp, cho trường.  KẾT LUẬN HĐ 2:Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của HS, giao tiếp của HS với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu TLH. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí HS để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía GVCN cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với HS.KẾT LUẬN HĐ 2 (TIẾP)- Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.- Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN CHU NHIEM HE 2011 MODULE 5.ppt