Tập huấn Giáo dục môi trường

I. Khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) qua môn Địa lí ở cấp THCS

• Môn địa lí trong nhà trường phổ thông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất, môi trường (MT) sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và trên thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, thái độ ứng xử thích hợp với MT tự nhiên, xã hội

ppt49 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Giáo dục môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ra những câu hỏi gợi ý chứa đựng các yếu tố kích thích tranh luận (chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lí, hoặc nhiều lựa chọn để giải quyết một vấn đề),+ Hình thành các nhóm HS tham gia tranh luận (những nhóm HS có quan điểm và ý kiến đối lập) và tiến hành tranh luận theo những câu hỏi gợi ý dưới sự điều khiển của giáo viên, + Giáo viên tổng kết, nhận xét đánh giá các ý kiến tranh luận và đưa ra lời đáp tổng kết. 2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (Phương pháp trực quan)2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ2.2. Phương pháp sử dụng tranh ảnh, băng hình3. Dạy học theo kiểu nêu và giải quyết vấn đề - Nêu vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. - Giải quyết vấn đề:+ Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra+ Thu thập và xử lí thông tin theo hướng các giả thuyết đã đề xuất- Kết luận+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết+ Phát biểu kết luận4. Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục 5. Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp giải quyết vấn đề cộng đồng 6. Dạy học theo dự án Các bước để tiến hành dự án thường là:	1. Xác định/ lựa chọn chủ đề gắn với yêu cầu của môn học, của nhóm môn học	2. Hình thành đề cương hoạt động, xây dựng kế hoạch thực hiện: Xác định mục tiêu của dự án,.... Hình dung nội dung chi tiết và các công việc cụ thể, cách thức thực hiện; các điều kiện cần thiết (nguồn tư liệu, văn phòng phẩm, thiết bị cần thiết, kinh phí, người tham gia,...); dự kiến thời gian, địa điểm triển khai công việc, phân công người thực hiện và dự kiến sản phẩm cần đạt.	3. Triển khai các hoạt động theo kế hoạch của dự án	4. Trình bày sản phẩm 5. Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đã được xác định.Ví dụ : Dự án “Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương” Bước 1. Xác định chủ đề Mỗi nhóm HS có thể chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho môi trường ở địa phương như: ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí; rác thải; suy giảm độ phì của đất, suy giảm tài nguyên khoáng sản, suy giảm tài nguyên sinh vật,.Bước 2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện 2.1. Đề cương: a) Mục đích tìm hiểu vấn đề môi trường (ví dụ :ô nhiễm nước) b) Thực trạng ô nhiễm môi trường (nước) ở địa phương, c) Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, d) Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường, đ) Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường2.2. Những việc cần làm, thời gian thực hiện và phương pháp tiến hành a) Lựa chọn địa điểm b) Những việc cần làm - Thu thập thông tin (từ tài liệu có sẵn, từ khảo sát thực địa) - Xử lí thông tin - Viết báo cáo. c) Thời gian: 1 tuần d) Phương pháp tiến hành: - Khảo sát thực địa - Phân tích các tài liệu địa lí địa phương, các báo cáo về vấn đề môi trường của các cơ quan có thẩm quyền - Phỏng vấn người dân địa phươngBước 3. Thực hiện dự án - Lựa chọn địa điểm khảo sát (ao, hồ, sông, suối,...) - Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và phỏng vấn nhân dân về hiện trạng của môi trường, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp giải quyết - Xử lí thông tin và viết báo cáo. Bước 4. Giới thiệu sản phẩm: các bài viết, biểu đồ, tranh ảnh, mẫu vật, Bước 5. Đánh giá dự án - Tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm. - GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm 6. PP GDBVMT trong chương trình ngoại khóa- Câu lạc bộ MT: sinh hoạt theo các chủ đề về ăn, uống, sử dụng năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường - Hoạt động tham quan theo chủ đề: tham quan danh lam thắng cảnh, nhà máy, nơi xử lí rác, các bảo tàng, các loại tài nguyên.- Hoạt động trồng cây xanh, xanh hóa nhà trường: tổ chức nhân dịp tết trồng cây, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày MT thế giới 5/6- Hoạt động chăm sóc VAC trong trường học- Tổ chức thi tìm hiểu về MT: thi vẽ, thi báo tường, hội thi cây cảnh, chim cảnh, thi kể chuyện về các chủ đề MT.- Hoạt động Đoàn - Đội về BVMT: tổ chức chiến dịch truyền thông, tuyên truyền BVMT ở nhà trường, địa phương; phong trào thi đua chăm sóc và bảo vệ cây xanh giữa các liên chi Đội- Hoạt động chăm sóc VAC trong trường học- Tổ chức thi tìm hiểu về MT: thi vẽ, thi báo tường, hội thi cây cảnh, chim cảnh, thi kể chuyện về các chủ đề MT.- Hoạt động Đoàn - Đội về BVMT: tổ chức chiến dịch truyền thông, tuyên truyền BVMT ở nhà trường, địa phương; phong trào thi đua chăm sóc và bảo vệ cây xanh giữa các liên chi ĐộiIV. Về kiểm tra, đánh giá1. Nội dung kiểm tra đánh giá a. Về kiến thứcNhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao b. Về kỹ năng+ Kiểm tra, đánh giá kỹ năng học tập kiến thức về MT, BVMT + Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng hiểu biết của học sinh về MT, BVMT để giải quyết một số tình huống của thực của cuộc sống c. Về thái độ, hành viChú trọng việc kiểm tra, đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của học sinh trước các vấn đề MT ngay trong lớp học, trường học, tại gia đình và ở địa phương nơi học sinh đang sống.2. Hình thức, kiểm tra, đánh giá * Trắc nghiệm khách quan Có thể áp dụng cả 5 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau đây:(1) Trắc nghiệm đúng – sai Đối với câu hỏi loại này cần chú ý những điểm sau:* Sử dụng những nhận định đúng hay sai chứ không nêu mức độ, chất lượng; * Các nhận định cần thật ngắn, gọn.* Tránh những trích dẫn trực tiếp từ SGK. Khi tách chúng ra khỏi ngữ cảnh của chúng, những trích dẫn này có thể vẫn còn đúng trong chừng mực nào đó nhưng không còn đúng hoàn toàn nữa;* Nên chắc chắn là câu hỏi được viết sẽ có thể phân loại một cách chính xác là đúng hay sai;* Đề phòng những từ khẳng định như “tất cả”, “bao giờ cũng”, “không bao giờ”,”thường xuyên”, “đôi khi”,...* Đề phòng những thuật ngữ mơ hồ về mức độ hay số lượng như “thông thường”, “phần lớn”, “trong hầu hết các trường hợp”,...(2) Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Loại trắc nghiệm này có hai phần:* Phần mở đầu: Nêu vấn đề và cách thực hiện;* Phần thông tin: Nêu các câu trả lời để giải quyết vấn đề, trong các câu trả lời này chỉ có một câu trả lời đúng còn các câu trả lời khác đều sai và thường là những sai lầm học sinh hay mắc phải. Các điều cần chú ý đối với loại câu hỏi này là:* Dùng một câu hỏi hay một câu nhận định không đầy đủ làm câu dẫn, chọn loại câu sao cho trong tình huống này là sáng sủa và trực tiếp hơn;* Nói chung tránh các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu câu dẫn phủ định có vẻ tốt hơn thì phải chú ý gạch dưới hoăc in nghiêng chữ “không”;* Phải đảm bảo câu sao cho câu trả lời đúng là câu rõ ràng là tốt nhất;* Phải đảm bảo câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau là hợp cách và hợp ngữ pháp;(3) Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: Cho sẵn hai nhóm đối tượng sắp xếp tách rời nhau Loại câu này cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:* Đảm bảo cho từng nhóm có đối tượng đồng nhất; ví dụ, nếu một nhóm gồm các sản phẩm chính và một nhóm gồm tên các vùng hay khu vực để ghép đôi với nhau, thì không nên đưa vào một hai mục về dân số;* Nên giữ các danh mục tương đối ngắn. Điều này giúp giữ cho chúng đồng nhất* Sắp xếp danh mục một cách sáng sủa nhất;* Giải thích một cách sáng sủa cơ sở để ghép đôi;* Tránh tạo nên việc ghép đôi theo kiểu một- một (4) Trắc nghiệm điền khuyết: Học sinh điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.Loại bài tập bày cần chú ý một số điểm sau:* Sử dụng loại bài tập này khi rõ ràng chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng;* Nên nói thẳng, rõ ràng. Trong điều kiện thích hợp, nên nói rõ những số liệu, hình vẽ có ý nghĩa hay phần số lẻ cần thiết theo yêu cầu, nếu cần các đơn vị đo trong câu trả lời có con số thì cũng phải nói rõ;* Trong những câu hỏi buộc phải điền thêm vào các câu, không nên để quá nhiều khoảng trống làm các câu trở nên khó xử lý (5) Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: Bài tập nêu câu hỏi, học sinh viết câu trả lời ngắn thích hợp.** Cần kết hợp cả kiểm tra TN vấn đáp và TN viết (bao gồm TN tự luận và TN khách quan) để đánh giá kết quả học tập bộ môn nhất là các đề kiểm tra 1 tiết, học kì cần có cả 2 loại câu hỏi tự luận và TN khách quan. g) Kỹ thuật xây dựng bộ công cụ đánh giá:- Đề kiểm tra: được dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau một giai đoạn học tập nhất định. Để xây dựng đề, cần:+ Xác định mục đích kiểm tra, yêu cầu về nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra.+ Xây dựng ma trận hai chiều:Nội dungBiếtHiểuVận dụng kĩ nangPhân tíchTổng hợpTổng điểmTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTLDịa lí ngành trồng trọt2 (1.0đ)1.0đDịa lí các ngành công nghiệp3(1.5)1.5đNghành giao thông vận tai1 (0.5đ)0.5đDịa lí nông nghiệp1 TL(4đ)4.0đDịa lí công nghiệp1 TL(3đ)3.0đTổng điểm1.5đ1.5đ 4.0đ 3.0đ10đ+ Thiết kế câu hỏi theo ma trận: Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở các bước trên để thiết kế nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ các câu hỏi. Mỗi câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu được quy định trong chương trình môn học.+ Xây dựng đáp án và biểu điểm: Việc xây dựng đáp án và biểu điểm đối với đề tự luận được tiến hành như cũ. Đối với đề trắc nghiệm khách quan được quy đổi về điểm10 . Điểm toàn bài kiểm tra làm tròn số đến 0,5 điểm. - Yêu cầu đối với câu hỏi dạng tự luận hay trắc nghiệm khách quan, các bài tập thực hành * Phải phản ảnh đúng mục tiêu đã được xác định ở từng bài.* Về mức độ nội dung phải đảm bảo HS trung bình đạt được các yêu cầu, đồng thời có thể phân hoá được loại học sinh khá giỏi.* Kết hợp hài hoà giữa các câu hỏi yêu cầu ghi nhớ, suy luận và kĩ năng (vận dụng).* Kết quả kiểm tra cung cấp kết luận đáng tin cậy thông qua các chỉ số đánh giá được thể hiện bằng điểm.* Đảm bảo văn phong, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và số lượng câu hỏi phù hợp với thời gian làm bài kiểm tra của đa số học sinh.* Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng.V. Khung bài soạnTên bàiI. Mục tiêuSau bài học, HS cần: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ (nếu có)II. Phương tiện dạy họcIII. Hoạt động dạy và học* Khởi động* Bài mớiHoạt động của GV và HS Nội dung chính- Hoạt động 1: Tim hiểu... (HS làm việc theo nhóm/ cặp/ cá nhân/ lớp)+ Bước 1...+ Bước 2....IV. Đánh giá 1. Trắc nghiệm 2. Tự luậnV. Hoạt động nối tiếpVI. Phụ lục (nếu có) - Phiếu học tập số 1, 2... - Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1, 2...

File đính kèm:

  • pptTap huan GDMT buoi 2.ppt