Tập huấn giáo viên dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn (THPT)

MỤC TIÊU TẬP HUẤN

Về kiến thức

 Giúp giáo viên :

Hiểu được vị trí, lý do biên soạn và tính chất pháp lý của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn.

Nắm được những khái niệm cơ bản : chuẩn; chuẩn kiến thức, kĩ năng; chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn.

Hiểu được cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN môn học Ngữ văn THPT.

 Về kĩ năng

Xác định mục tiêu, nội dung dạy học theo chuẩn KT, KN.

Thiết kế hoạt động dạy học theo chuẩn KT, KN.

Vận dụng các PP, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn Ngữ văn ở THPT theo chuẩn KT, KN.

Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN môn Ngữ văn.

 

ppt86 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn giáo viên dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn (THPT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hoa khói”. Đó là khoảng thời gian đẹp trong một năm, tiết trời xuân mát lành, cây cối, hoa lá đâm chồi nảy lộc. GV : Ngoài ý nghĩa là “hoa khói”, từ “yên hoa”còn mang hàm nghĩa “nơi phồn hoa đô hội”, ở đây ám chỉ Dương Châu. Với hàm nghĩa ấy của từ “yên hoa”, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thời gian và không gian của buổi đưa tiễn ? HS : Không gian và thời gian của buổi đưa tiễn bạn của nhân vật trữ tình thống nhất ở cái đẹp. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn - Vấn đáp giải thích – minh hoạ :GV đưa ra các câu hỏi hướng dẫn HS giải thích, chứng minh làm sáng rõ một nội dung nào đó. Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS giải thích, minh họa : GV : Tâm điểm của buổi chia ly vẫn là con người. Người mà tác giả chia tay là Mạnh Hạo Nhiên. Đối với Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên là người bạn thế nào ? Từ đó hãy cho biết việc Ngô Tất Tố dùng chữ “bạn” để dịch từ “cố nhân” đã đạt yêu cầu chưa ? Vì sao ?3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn - Vấn đáp giải thích – minh hoạ :HS : Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn văn chương rất thân của Lý Bạch. Mặc dù Mạnh Hạo Nhiên hơn Lý Bạch 12 tuổi nhưng họ vẫn là những người bạn hết sức thân thiết. Chính Lý Bạch đã từng bày tỏ tình cảm yêu mến và hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên :	Ngô ái Mạnh Phu Tử, 	Phong lưu thiên hạ văn 	(Ta yêu Mạnh Phu Tử Nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ) 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn - Vấn đáp giải thích – minh hoạ :Với quan hệ tình bạn giữa hai người như thế, việc Ngô Tất Tố dùng chữ “bạn” để dịch từ “cố nhân” là đúng nhưng chưa diễn tả hết ý nghĩa của hai chữ này bởi “cố nhân” là bạn cũ, tự nó đã mang hàm nghĩa về mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa hai người bạn. Đó là chưa kể sắc thái của chữ “cố” trong “cố nhân” (kể cả “cố quốc”, cố đô”, “cố hương”) thường gợi lên tình cảm nhớ thương, lưu luyến, thiết tha. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn - Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong vấn đáp tìm tòi, GV giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Vẫn theo ví dụ trên, GV tiếp tục tổ chức HS khám phá ý nghĩa của hai câu thơ: 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn - Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic):GV : Mĩ học Trung Hoa xưa coi “giai thì, mỹ cảnh, thắng sự, lương bằng” (thời tiết đẹp, cảnh đẹp, việc hay, bạn hiền) là “tứ thú” (bốn điều thú vị). Trong trường hợp bài thơ này, ta thấy đã có những điều thú vị gì trong “tứ thú” trên. Và cái không có là cái gì ? 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn HS : Trong “tứ thú” đã có ba : cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp. Cái không có là “thắng sự” (việc hay) bởi “sự” ở đây là biệt ly. Mọi thứ tươi đẹp đều có, duy chỉ sự sum vầy là không. GV : Như ta đã biết, các nhà thơ Đường thường không nói hết ý : “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “ngôn tận nhi ý bất tận” (lời hết mà ý chưa hết); hoặc không nói trực tiếp : “ý đáo nhi bút bất đáo” (ý đến mà bút không đến), “họa vân hiển nguyệt” (vẽ mây nảy trăng). 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn Họ chủ trương chỉ bằng một số mã tối thiểu nhưng có thể đưa lại nhiều thông tin mới mẻ và đặc sắc. Muốn làm được điều ấy, bên cạnh ngôn ngữ tinh luyện còn phải có tứ thơ độc đáo. Và để xây dựng được tứ thơ, các nhà thơ Đường thường dựng lên các mối quan hệ: xưa – nay; mộng – thực; tiên – tục; sống – chết; vô cùng – hữu hạn; không gian – thời gian, đặc biệt là quan hệ giữa tình và cảnh... Vận dụng vào trường hợp bài thơ trên, ai có thể xác định : Lý Bạch đã xây dựng tứ thơ bằng cách dựng lên mối quan hệ nào ? Từ đó, hãy đọc ra cái “ý tại ngôn ngoại” ở đây. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn HS : Lý Bạch đã xây dựng tứ thơ bằng cách dựng lên mối quan hệ tương phản giữa cái có và cái không. (GV có thể kết hợp chiếu slide sau để giúp HS tường minh hóa phát hiện nói trên):3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ vănHS :  Trong cái có ẩn chứa cái không. Cái có càng nhiều, càng rõ, cảm nhận xót xa về cái không càng sâu đậm. Người đọc cứ ngỡ tác giả tái hiện khung cảnh thần tiên của buổi chia tay, nào ngờ nhà thơ đang mượn cảnh để tả tình. Cảnh càng đẹp bao nhiêu thì lòng người càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, chia ly bấy nhiêu. Cảnh đẹp, hài hòa trong cả không gian, thời gian, vũ trụ nhưng con người lại phải biệt ly. Nỗi thương nhớ, lưu luyến vì thế mà càng trở nên da diết. Không tả tình mà hóa ra lại rất “hữu tình”. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn b. PP nêu và giải quyết vấn đề Xác định được “vấn đề” và xây dựng các tình huống có vấn đề là hạt nhân của Dạy học nêu vấn đề. V.Ôkôn nói : “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra các tình huống có vấn đề” Vậy thế nào là tình huống có vấn đề ? Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chưa biết. Mâu thuẫn này được HS chấp nhận như mâu thuẫn của bản thân và đòi hỏi phải giải quyết. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn Thông qua sự giải quyết, HS giành được kiến thức, kỹ năng hay kỹ xảo. Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái băn khoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có. Thông qua sự giải quyết, HS giành được kiến thức, kỹ năng hay kỹ xảo. Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái băn khoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định là tình huống có vấn đề nhưng sự triển khai cụ thể trong giờ học lại là những câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề đặt HS vào một trạng huống, một quá trình vận động tâm lý - ý thức tích cực. Mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết được câu hỏi nêu vấn đề diễn đạt ra bằng lời như là những tác nhân kích thích, tác động mạnh mẽ tới tâm lý và ý thức sáng tạo của HS. Những khó khăn về nhận thức do câu hỏi nêu vấn đề gây ra chuyển hoá thành hứng thú và cảm xúc học tập của các em. 3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn VD : Dạy học truyện cổ tích Tấm Cám, GV có thể nêu vấn đề “Về hành động trả thù của Tấm, có bạn HS cho rằng : cô Tấm thực ra không hiền (“Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”) mà trái lại rất tàn ác vì hành động giết người trả thù của Tấm cũng độc ác không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Suy nghĩ của anh/chị thế nào ?3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn Tình huống này đặt ra trước HS một mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa nhận thức thông thường và trước đó về Tấm với cách hiểu xem ra cũng rất có lí của HS nọ. Nó đem đến một cách nhìn khác, kích thích HS tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề rất đáng phải suy nghĩ này.3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ vănNgoài ra còn có một số PP khác như:c. PP đóng vai d. PP thuyết trình - Trình bày kiểu nêu vấn đề - Thuyết trình kiểu thuật chuyện Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích Ví dụ, khi dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, GV chiếu trang trình chiếu (slide) sau và thuyết trình : CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - nguyÔn Minh Ch©u –c. Tấm ảnh được chụp trong bộ lịch năm ấyPhïngẢnh đen trắngMàu hồng hồng của ánh sương maiNgười đàn bà vùng biểnCuộc đờiNghệ thuật3.2. Vận dụng các PP và KT dạy học tích cực để dạy học theo chuẩn KT, KN môn Ngữ văn 3.2.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2.1. Kĩ thuật động não 2.2. Kĩ thuật mảnh ghép Ngoài ra còn có các kĩ thuật khác: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ KWL(K: Điều đã biết, W: Điều muốn biết,L: Điều học được)2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”Vòng 1Vòng 2111111222222333333 Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đềViết ý kiến cá nhân1342Viết ý kiến cá nhânViết ý kiến cá nhânViết ý kiến cá nhân7.1.Kĩ thuật “khăn phủ bàn”PHẦN 3TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MÔN NGỮ VĂN THPT3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT 3.1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn a. Thuận lợi b. Khó khăn 3.2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn họca. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá b. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT 3.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 3.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN - Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá - Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá - Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THPT 3.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn học 3.4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN - Bước 1 : Xác định mục đích kiểm tra đánh giá - Bước 2 : Xác định nội dung kiểm tra đánh giá - Bước 3 : Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá- Bước 4 : Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra- Bước 5 : Tổ chức kiểm tra, đánh giá- Bước 6 : Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giáSau đây là một số ví dụ:Cảm ơn quý thầy cô đã chú ý lắng nghe và thảo luận sôi nổi !!!

File đính kèm:

  • ppttai_lieu_chuan_kien_thuc_ki_nang.ppt