Tập huấn KC - Kỹ năng làm báo cơ bản
CHƯƠNG TRÌNH KC –
TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC
KC là viết tắt của Key Correspondent, tiếng Việt là “Thông tin viên nòng cốt”. Từ việc
hiểu rõ nhiều tiềm năng trong cộng đồng chưa được khơi dậy cũng như mục tiêu tăng
cường sự tham gia của chính cộng đồng NCH trong phòng chống HIV/AIDS bằng
thông tin truyền thông, SCDI đã chủ động xây dựng một đội ngũ nòng cốt bao gồm
những người có năng lực, đam mê viết lách, đến từ các nhóm cộng đồng và đặc biệt họ
là những người đang hàng ngày đối mặt với HIV.
n phải chỉ ra một thực tế sinh động hoặc làm sống lại một thực tế. Điều này ngược với cách xử lý thông tin đơn thuần. ! Những điều anh ta nhìn thấy: mắt là công cụ đầu tiên của phóng viên. ! Và nghe thấy: những điều mà mọi người (diễn viên, người tham gia, khán giả, nhân chứng) biết, nghĩ, nhìn thấy còn quan trọng hơn sự kiện hay tình huống mà họ chứng kiến. 4.2. Một số định nghĩa khác ! Độc giả chính là khán giả. Vì vậy, phải làm sống lại sự kiện, khiến cho độc giả có cảm giác được tham gia vào đó. Độc giả phải cảm thấy liên quan và đồng nhất với nhân vật. ! Phóng viên phải vận dụng mọi giác quan. Lối viết hình tượng giúp độc giả đắm mình vào hành động, giống như khi đọc một tiểu thuyết hay hoặc xem một bộ phim hấp dẫn. ! Phóng sự giúp ta không chỉ đưa ra thông tin đơn thuần, vì vậy phóng viên phải làm cho thông tin trở nên hấp dẫn hơn. Phóng viên viết về sự kiện theo cách kỹ lưỡng hơn, độc đáo hơn, gần gũi đời thực hơn. Mỗi khi nhận được thông tin, phóng viên phải tự hỏi: có thể làm thành một phóng sự được không? Hơn nữa, phóng sự là thể loại hấp dẫn mọi đối tượng độc giả. ! Phóng sự là cách bổ sung tốt nhất cho những thông tin chính thức. Qua lăng kính của nhà báo, độc giả khám phá thực tế mà phóng viên đã trải nghiệm hay lớp dưới của bề mặt thông tin chính thống. 18 ! Phóng sự giúp người ta hiểu rõ hơn. Một phóng sự hay thì tốt hơn một phát biểu dài. ! Phóng sự kể lại một câu chuyện. Phóng sự đòi hỏi phải có một kịch bản hay, vì thế phải có một dàn ý tốt. Ở đó, các nhân vật là mấu chốt. ! Phóng sự khiến cho độc giả thèm muốn được chứng kiến sự kiện mà anh ta đọc được trong phóng sự. ! Phóng sự không phải là một thể loại báo chí hời hợt. Nó phải chứa đựng những sự việc, những lời nói có ý nghĩa. Cần tránh viết những phóng sự diễn đạt khéo léo nhưng trống rỗng hoặc những bài có tình phóng đại. 4.3. Những phẩm chất cần phát huy: cởi mở và ham hiểu biết ! Tò mò và đầu óc tươi mới: khi viết, cần gạt bỏ những thành kiến, phải biết ngạc nhiên và xúc động. ! Thích tiếp xúc với mọi người. Cần phải có khả năng trò chuyện với người lạ, kể cả những người mà bạn ghê sợ khi lại gần. Không được bàng quan trước con người. ! Nhạy cảm: cần phải cảm nhận được một cách nhanh nhạy các tình huống. ! Nhanh nhẹn, sẵn sàng, tập trung: dễ dàng di chuyển, có nhiều phát hiện, ghi chép nhiều và chính xác. ! Có một phong cách viết riêng biệt, không trộn lẫn. 4.4. Các loại phóng sự ! Sự kiện thời sự: dự tính từ trước hoặc bất ngờ. Nếu nó kéo dài, cần phải biết tìm những địa điểm và góc độ khác nhau để có được những bài viết độc đáo và bổ sung những nội dung đã viết. ! Dịp cần nắm bắt: sự kiện giúp độc giả khám phá một thực tế. Trong trường hợp này, phóng sự làm sáng tỏ một đề tài lặp đi lặp lại. ! Tình huống trải nghiệm: đây là một đề tài không có giới hạn. Một vấn đề thời sự, một câu hỏi của ban biên tập hay mong muốn của một phóng viên được giới thiệu một mặt của đời sống xã hội. ! Bối cảnh là chủ đề: phóng sự giới thiệu một địa điểm, với những nhân vật. 4.5. Một vài lời khuyên khi viết phóng sự 4.5.1. Trước khi lên đường: chuẩn bị ! Có một vài ý tưởng về chủ đề, tìm hiểu thông tin về chủ đề, bối cảnh, nhân vật. ! Xác định địa điểm. ! Liên hệ: chuẩn bị danh sách những người cần gặp, hẹn trước nếu cần. ! Chuẩn bị kỹ các phương tiện làm việc: sổ, bút, máy ghi âm, pin, máy ảnh, giấy tờ tuỳ thân ! Xác định thời gian: điều này giúp chúng ta làm chủ thời gian, hạn chế hay tăng số lượng người phỏng vấn, loại bớt hay thêm vào một số chi tiết. ! Chọn góc độ: sẽ tốt hơn nếu lên đường với một góc độ đã chọn trong đầu hoặc đã suy nghĩ về nhiều cách xử lý khác nhau. Cũng phải biết thay đổi góc độ, vì đôi lúc chúng ta bị ngạc nhiên hoặc thất vọng khi đến hiện trường. 4.5.2. Trong lúc thực hiện phóng sự: hãy là một khán giả tích cực ! Hãy ngạc nhiên: hình ảnh, âm thanh, hoạt động, sự im lặng, mùi vị, cảm giác. Phóng viên nhất thiết phải có ý kiến chủ quan. ! Để ý đến chi tiết: một sự việc nhỏ, một chi tiết, một câu chuyện, một phát biểu độc đáo đều mang đến cho bài báo sức mạnh và sự quyến rũ. Chi tiết làm độc giả tin ở bài báo, chứng tỏ phóng viên đã có mặt ở hiện trường. Đừng ngần ngại ghi chép những chi tiết. 19 ! Hỏi người này, hỏi người khác: hãy đặt câu hỏi, ghi âm những phản ứng, những cuộc hội thoại, hãy gặp càng nhiều người càng tốt, tìm kiếm những phát biểu chân thật, phản ánh thực tế, vì vậy hãy thoát khỏi những cơ quan chính thống, những bộ phận truyền thông. ! Hãy khiến người khác chấp nhận mình, thậm chí quên mình đi: đến mức độ, người ta quên sự có mặt của mình. ! Phải biết di chuyển: phóng sự là thể loại đối lập vào báo chí máy lạnh. Cần phải đi đến những nơi diễn ra những chuyện thú vị. ! Hãy nghĩ đến độc giả: nhất là khi làm việc cho một tạp chí dành riêng cho một đối tượng nhất định. ! Đừng quên chụp ảnh, nhất là khi chỉ có mình chúng ta ở hiện trường. Với một thông tin bị thiếu, chúng ta có thể bổ sung sau, nhưng với hình ảnh, điều này khó thực hiện. 4.5.3. Sau đó: viết ! Đừng chờ đợi: đặt bút viết khi sự việc vẫn còn nóng hổi, khi trong đầu còn đầy cảm tưởng thu lượm được. Viết một mạch ! Xác định ý chính: sau khi gạn lọc thật nhanh ý tứ để làm chín muồi cảm tưởng chủ yếu, hãy liệt kê những gì chúng ta muốn giữ lại, rồi xác định ý chính. Xung quanh ý chính này chúng ta sẽ xây dựng một kịch bản. Đó sẽ là thông điệp chủ yếu. ! Tất nhiên là phải có dàn ý: viết ra một cái nền, sắp xếp lại thực tế cần miêu tả, ngay cả khi chúng ta đã có trong đầu phần mở đầu và đã biết đại ý sẽ kể câu chuyện như thế nào. Không có một dàn ý mẫu nào, người ta thường nói đến kịch bản (câu chuyện, cảnh, nhân vật). ! Dựng lại không khí: chuyển những cảm tưởng khi được thành từ ngữ. ! Tìm ra giọng điệu: cấu trúc các câu, chọn lựa từ ngữ, thể văn tự sự. ! Hãy làm cho sống động: câu ngắn, đơn giản, mạnh mẽ. Dùng hình ảnh, trích dẫn, câu thoại, miêu tả, so sánh, tính từ, câu đanh thép... ! Việc lựa chọn từ ngữ là cốt yếu. Dùng thời hiện tại. ! Say mê chi tiết: đây chính là chất kích thích của phóng sự. Nó giúp cho độc giả hình dung một cách chính xác cảnh được miêu tả. ! Chăm chút cho đầu đề và cách trình bày bài báo: chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này ở phần sau. 5. Chân dung Chân dung có nhiều điểm chung với phóng sự. Dựng một chân dung của một người, đó là làm cho người đó sống nhờ những câu chữ, kể về người đó giống như mình dựng lại một sự kiện. Việc thu thập thông tin cũng có những yêu cầu như với phóng sự, đặc biệt là sự nhạy cảm. Độc giả rất thích đọc bài chân dung. Thể loại này thích hợp với những nhân vật nổi tiếng cũng như với người vô danh. Với nhân vật nổi tiếng, phóng sự giúp người đọc khám phá những điều mà họ chưa biết về nhân vật đó. Có nhiều dạng chân dung: ! Giấy thông hành: ngắn gọn, dựa vào nhiều tư liệu, cách viết đơn giản và mạnh mẽ. ! Ký hoạ: ngắn, tập trung miêu tả bề ngoài và nét đặc sắc của nhân vật. ! Tiểu sử: chân dung một cuộc đời trọn vẹn. Dựng lại những sự kiện có ý nghĩa quyết định tạo nên những bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. ! Chân dung – phóng sự: dạng 24 giờ với ! Chân dung – phỏng vấn: qua trò chuyện, tác giả cố gắng lý giải về nhân vật. ! Chân dung – điều tra: mục đích để tiết lộ những mặt còn chưa được biết đến, 20 thậm chí bị che giấu, của chủ đề đã chọn. Vì vậy phải phỏng vấn những người khác nữa, và tìm kiếm thêm tư liệu. ! Album ảnh: một loạt ảnh do nhân vật cung cấp sẽ giúp kể lại cuộc đời của người đó. ! Chân dung so sánh: giới thiệu nhiều người, tìm ra điểm giống nhay và khác nhau giữa họ. VD: các ứng cử viên một cuộc bầu cử, các thành viên của một đội tuyển thể thao Nếu bài báo cần phải đi sâu để khai thác thông tin ở mức độ nào đó và cần phải viết kỹ về nhân vật, phóng viên cần tìm kiếm nhiều nguồn thông tin (tư liệu, con người) và gặp gỡ nhân một, thậm chí nhiều lần. Phải làm cho người đó nói, kể về bản thân. Phải thu thập thông tin về các sự việc, các giai thoại, và kiểm tra thông tin. Cần biết đặt những câu hỏi tế nhị, rút ra những câu nói hay và những lời tâm sự có tính độc đáo. Nguyên liệu cho một phóng sự hay gồm có: ! Chọn ra ngay nét đặc trưng của nhân vật, đó sẽ là thông điệp chính. ! Sử dụng cách viết đơn giản, quan trọng nhất là sắc thái. ! Chọn những sự kiện có ý nghĩa nhất, giúp hiểu rõ hơn nhân vật và bước đường phát triển của người đó. ! Chọn trích dẫn tiêu biểu. ! Chọn ra những giai thoại làm rõ được tính cách nhân vật. ! Miêu tả bề ngoài nhân vật : ánh mắt, dáng vẻ, cử chỉ, áo quần ! Sử dụng so sánh và ẩn dụ. ! Kết bài tốt, chẳng hạn với một câu nói, và quay trở lại với tính cách chính đã được nhấn mạnh ở phần đầu. Dè chừng với những lời nói phóng đại, nhập thân, cũng như những lời càu nhàu. 21 LÝ THUYẾT VỀ NHIẾP ẢNH CƠ BẢN 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 Một số lưu ý để chụp một ảnh có thể sử dụng trong báo chí 1. Ảnh phải rõ nét 2. Đầy đủ chi tiết 3. Có thể chụp từ dưới lên, từ trên xuống và chụp thẳng vào vật/người cần chụp 4. Có thể chụp ngang hoặc đứng máy 5. Hạn chế các chi tiết thừa 6. Mỗi lần chụp phải bấm tối thiểu 3 lần 7. Chịu khó di chuyển để tìm được những góc ảnh đầy đủ chi tiết nhất 8. Khi chụp chân dung một người, tránh chụp từ trên cao xuống mặt người cần chụp 9. Hạn chế chụp bằng đèn flash 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ VIẾT TIN VÀ CHỤP ẢNH CƠ BẢN Người soạn: Hoàng Hải Vương Cán bộ Truyền thông Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) Tải bài giảng lớp tập huấn Kỹ năng viết báo cơ bản Nguồn lý thuyết về Viết: © Fabienne Gérault - ESJ / Trad. : Van Anh Nguồn lý thuyết về Ảnh: Phạm Hoài Thanh – Phó Giám đốc SCDI Để biết thêm về Nhóm KC, xin liên hệ: Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng 240 Mai Anh Tuấn, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04 3 572 0689 – Fax: 04 3 572 0679 Email: scdi@scdi.org.vn Website: scdi.org.vn
File đính kèm:
- HD cho TN bị HIV viết báo.pdf