Tập huấn sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học

1. Vai trò của TBDH sinh học trong quá trình dạy học

 “ Không thể hình dung được việc giảng dạy sinh vật

học trong nhà trường mà lại không có quan sát, không

có thí nghiệm học tập.”

 - Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu

 cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học

thực nghiệm, trong đó có sinh học. Sinh vật học là một

khoa học đã và sẽ không thể phát triển được nếu không

có quan sát, thí nghiệm.

 - Quan sát và thí nghiệm đã tạo khả năng cho các nhà

khoa học phát hiện và khai thác các sự kiện, hiện tượng

mới, rút ra những kết luận khoa học và tìm cách vận

dụng vào thực tiễn .

 

ppt11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn sử dụng thiết bị dạy học môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tập huấn sử dụng thiết bị dạy học môn sinh họcTrần Anh Tuấn (Yờn Thế - Bắc Giang)(0983.888.080)Một số vấn đề chung1. Vai trò của TBDH sinh học trong quá trình dạy học2. Thực trạng về tình hình TBDH và các giải pháp cải tiến thực trạng.1. Vai trò của TBDH sinh học trong quá trình dạy học “ Không thể hình dung được việc giảng dạy sinh vậthọc trong nhà trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.” - Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa họcthực nghiệm, trong đó có sinh học. Sinh vật học là một khoa học đã và sẽ không thể phát triển được nếu khôngcó quan sát, thí nghiệm. - Quan sát và thí nghiệm đã tạo khả năng cho các nhà khoa học phát hiện và khai thác các sự kiện, hiện tượngmới, rút ra những kết luận khoa học và tìm cách vận dụng vào thực tiễn . - Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, quan sát và thí nghiệmcũng là những phương pháp làm việc của học sinh (HS), nhưng với học sinh, những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm được giáo viên trình bày hay do chính các em tiến hành một cách độc lập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV thường để giảI quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em học sinh vẫn là mới. - Thông qua quan sát, thí nghiệm, bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và kháiquát hoá giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm kiến thức một cách vững chắc và giúp cho tư duy phát triển. - Quan sát và thí nghiệm đòi hỏi phảI có những thiết bịdạy học như tranh, ảnh, mô hình, các mẫu vật tự nhiên và các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc tiến hànhcác thí nghiệm. - Quan sát và thí nghiệm không chỉ cho phép HS lĩnhhội tri thức một cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạocho các em một động lực bên trong, thúc đẩy các em thêm hăng say học tập. - Tục ngữ có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm/ một sờ”, đủ nói lên vaitrò của quan sát thí nghiệm. Người ấn Độ và người Trung Hoa cũng đã nói: “Nghe thì quên, nhìn thì nhớ, làm thì hiểu”. - Theo GS Lâm Quang Thiệp thì khả năng lĩnh hội qua nghe chỉ được 11% lượng thông tin phát ra, nhưng quanhìn thì đạt tới 83% và khả năng lưu giữ thông tin qua nghechỉ đạt khoảng 20% lượng thông tin thu nhận, nhưng lượng thông tin lưu giữ qua quan sát kết hợp với nghe có thể lêntới 50%, còn nếu tự làm và trình bày bằng ngôn ngữ củabản thân thì khả năng ghi nhớ có thể đạt tới 90% lượng thông tin tự giành được. - Những kết quả trên không chỉ cho chúng ta thấy rõtầm quan trọng của TBDH mà còn nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng các TBDH đó như thế nào để cóthể đạt được hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu dạy họchiện nay của sự nghiệp giáo dục.2. Thực trạng về tình hình TBDH và các giải pháp cải tiến thực trạng. - Hiện nay, số lượng và chất lượng TBDH chưa đáp ứngđược yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt làyêu cầu việc đổi mới dạy học nói riêng. Tình trạng đó cóthể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh phí cho khu vựcnày còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng, phần vì tráchnhiệm của nhà sản xuất (có mà không dùng được, dùngđược thì cũng chóng hỏng), phần vì thiếu một sự quản lí chỉ đạo, động viên những người tốt, việc tốt trong sử dụngvà cải tiến sáng tạo TBDH hiện có - Như đã phân tích, hiệu quả dạy học còn tuỳ thuộc vàophương pháp sử dụng các TBDH. Nếu một bức tranh,một thí nghiệm chỉ được sử dụng để minh hoạ hoặc củngcố những điều GV đã trình bày đầy đủ về phương diện lí thuyết sẽ hạn chế mất tư duy sáng tạo của HS, HS hầu như không thu lượm được thêm gì về mặt kiến thức, nếukhông phải chỉ là để rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm. - Nhưng nếu được sử dụng theo con đường tìm tòi nghiêncứu (khám phá) để đi đến kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức mới) sẽ có ý nghĩa sai khác cơ bản so với loại hình thí nghiệm trên, nó giúp HS có điều kiện, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo – Một phẩm chất và năng lực cần có ở con người mới mà nhà trường có trách nhiệm đào tạo. - Đi theo con đường này, sau khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích của thí nghiệm) bằng tưduy tích cực, HS sẽ hình thành được các giả định từ sự nảy sinh câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu?” Câu hỏi được hình thành từ nhhững liên tưởng dựa trên vốn kiếnthức và kinh nghiệm đã có của HS. - Khi giả định được hình thành, trong đó hàm chứa conđường phải giải quyết, HS dự kiến kế hoạch giải quyếtđể chứng minh cho giả định đã nêu. - Hai bước nêu giả định và dự kiến kế hoạch giải quyếtchứng minh cho giả định là hai bước đòi hỏi tư duy tíchcực và sáng tạo. Đây là những cơ hội rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS rất tốt, là giai đoạn tiến hành thí nghiệmtưởng tượng (thí nghiệm trong tư duy) định hướng cho hành động thí nghiệm tiếp theo dựa trên kế hoạch dự kiến. - Cuối cùng, căn cứ vào kết quả của thí nghiệm, HS rút ra kết luận, nghĩa là HS lĩnh hội được kiến thức từ thínghiệm mà không phải do thày truyền đạt và HS tiếp thu một cách thụ động. - Hiện nay, hầu hết các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở THPT trong chương trình và SGK được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính chất củng cố, minh hoạ cho các kiến thức lí thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương dưới hình thức phần lớn là “bày sẵn” từng bước cho HS. Cách biên soạn này là xuất phát từ tình hình thực tiễn của các trường hiện nay cùng trình độ của đa số HS trong cả nước, trong lúc GV chưa có điều kiện bồi dưỡng chu đáo. Điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng tới việc vận dụng các phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của HS. - Hơn nữa, số tiết thực hành quy định trong chương trình và SGK cũng còn rất hạn chế. Rồi đây, chắc chắn số tiết này có thể sẽ được tăng lên cho phù hợp với xu thế chungcủa giáo dục thế giới và tương ứng với tính chất của cácmôn khoa học thực nghiệm. - Trước mắt trong khi chờ đợi, đòi hỏi lòng nhiệt tâm vì sựnghiệp giáo dục của các thày cô đang tiến hành các bài thực hành hiện có theo phương thức mởi những nội dungphù hợp và cũng có thể bổ sung thêm các thí nghiệm vàocác tiết dạy khi có thể và có điều kiện thích hợp.

File đính kèm:

  • pptMot so van de chung.ppt
Bài giảng liên quan