Giáo án Sinh học 6 tuần 23

TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA

A) Mục tiêu bài học:

• HS hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa . Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn

• Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa. Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt

• GD ý thức yêu và bảo vệ thực vật

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 23	Ngày soạn: 9/02/2014
Tiết : 45
TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA
A) Mục tiêu bài học:
HS hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan của cây xanh có hoa . Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn
Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa. Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt
GD ý thức yêu và bảo vệ thực vật
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to H36.1
2) Học sinh:
Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập
Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan của cây có hoa
Yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu và chức năng tr.116. làm bài tập SGKtr.116
- GV treo tranh câm H36.1 gọi HS lần lượt điền ?
+ Tên các cơ quan của cây có hoa .
+ Đặc điểm cấu tạo chính ( điền chữ)
+ Các chức năng chính ( điền số)
- Từ tranh hoàn chỉnh GV đưa câu hỏi ?
+ Các cơ quan sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào? Và có chức năng gì ?
+ Các cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
+ Nhận xét về mỗi quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan của cây có hoa?
- GV cho HS các nhóm trao đổi và rút ra kết luận 
- HS đọc và cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan →lựa chọn mục tương ứng giữa cấu tạo và chức năng ghi vào sơ đồ cây có hoa ở vở bài tập
- HS lên điền tranh câm →bổ sung hoàn thiện tranh câm 
- HS suy nghĩ hoàn thiện trả lời câu hỏi:
+ Thảo luận trong nhóm để cùng tìm ra mỗi quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan của cây có hoa.
- Trao đổi toàn lớp tự bổ sung và rút ra kết luận .
1) Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan của cây có hoa
- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tọa phù hợp với chức năng riêng của chúng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây có hoa 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục 2→suy nghĩ để trả lời câu hỏi :
+ Những cơ quan nào của cây có hoa có mối quan chặt chẽ với nhau về chức năng 
+ Lấy VD chứng minh khi hoạt động của một cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác 
- HS đọc thông tin SGK tr.117 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng cách lấy VD cụ thể như quan hệ giữa rễ, thân, lá.
-Một số nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung.
2) Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây có hoa 
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết ảnh hưởng tới nhau.
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
Cho HS giải ô chữ tr.118
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Tìm hiểu đời sống cây ở nước sa mạc ở đới lạnh
F) Rút kinh nghiệm:
Tuần : 23	Ngày soạn: 9/02/2014
Tiết : 46
 TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA(tiếp theo)
A) Mục tiêu bài học:
HS nắm được giữa cây xanh và môi trường có liên quan chặt chẽ. Khi điều kiện sống thay đổi thí cây xanh biến đổi thích nghi với điều kiện sống . thực vật thích nghi với điều kiện sống nên nó phân bố rộng rãi 
Rèn kĩ năng quan sát so sánh 
GD ý thức bảo vệ thiên nhiên
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
Tranh phóng to h36.2
Mẫu cây bèo tây
2) Học sinh:
Mẫu cây bèo tây
3) Phương pháp:
Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tim hiểu các cây sống dưới nước 
- GV thông báo những cây sống ở dưới nước chịu một số ảnh hưởng của môi trường như SGK.
- Yêu cầu HS quan sát H36.2 trả lời câu hỏi mục 1.
+ Nhận xét vị trí hình dạng lá trên mặt nước, chìm trong nước?
+ Cây bèo tây có cuống lá phềnh to, xốp →có ý nghĩa gì ?so sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn?
- HS hoạt động theo nhóm từng nhóm thảo luận theo câu hỏi 
- Giải thích sự biến đổi hình dạng lá khi ở các vị trí trên mặt nước chìm trong nước 
+ Các nhóm khác bổ sung 
- Lá biến đổi để thích nghi với môi trờng sống trôi nổi 
- Chứa không khí giúp trôi nổi.
1) Các cây sống dưới nước 
- Lá biến đổi để thích nghi với môi trờng sống trôi nổi 
- Chứa không khí giúp trôi nổi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cây sống trên cạn
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi 
+ ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu , lan rộng 
+ Lá cây ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dụng gì ?
+ Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao?
- HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi mục str.120
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời các em khác bổ sung giải thích.
Yêu cầu nêu được:
+ Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước; lan rộng hút sương đêm
2) Các cây sống trên cạn 
+ Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước; lan rộng hút sương đêm 
+ Lông sáp: Giảm sự thoát hơi nước
+ Rừng rậm: ít ánh sáng cây vươn cao để nhận được nhiều ánh sáng 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm cây sống trong những môi trường đặc biệt
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời :
+ Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
+ kể tên những cây sống môi trường này ?
+ Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này?
Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường ?
- HS đọc thông tin SGK quan sát H36.4 thảo luận trong nhóm giải thích các hiện tượng trên 
→gọi 1-2 nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung
- HS nhắc lại nhận xét ở 3 hoạt động
3) Đặc điểm cây sống trong những môi trường đặc biệt
D) Củng cố:
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
E) Dặn dò:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục "Em có biết"
F) Rút kinh nghiệm
Ký duyệt
Trần Thị Tuyết Loan

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Bài giảng liên quan