Tập huấn Thực hiện hoạt động giáo dục (Đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới (VNEN)

 

Theo quý thầy cô, mục đích của khóa tập huấn này là gì? Hãy nêu điều mong muốn nhất của mình ?

 

Tài liệu Tập huấn HĐGD được cấu trúc như thế nào, gồm những nội dung gì ?

 

ppt45 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Thực hiện hoạt động giáo dục (Đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới (VNEN), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 dạy học tích cực. 	Tăng cường tổ chức cho HS tự học theo các hình thức HĐ cá nhân, nhóm và cả lớp một cách hợp lí, tạo cơ hội cho HS phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN Hoạt động 3 Nghiên cứu, trao đổi thảo luận nhóm về các vấn đề sau: 3.1. Vì sao các HĐGD lớp 2, 3 cần được điều chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt ? 	Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ? 3.2. Ý kiến của quý thầy cô về bản dự kiến PPCT các HĐGD Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2, 3 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt. Nếu có đề nghị điều chỉnh gì cần nêu rõ lí do (trong phần phụ lục) ? Phản hồi hoạt động 3 3.1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện khá rõ trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp Tiểu học. 	Trong Chương trình hiện hành, nội dung các môn học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh từng khối lớp nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung GD tiểu học. Phản hồi hoạt động 3 	Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm. Do vậy mà khi học sinh cùng học về một chủ điểm như: quê hương, gia đình hay nhà trường, Bác Hồ … nhưng mỗi môn học lại sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong kế hoạch thời gian năm học. Cách sắp xếp này chưa tạo được sự gắn kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh. Phản hồi hoạt động 3 	 	Nhằm mục đích giúp GV và HS có điều kiện dạy và học theo hướng tập trung khắc họa và làm sáng rõ một chủ điểm nào đó tại một thời điểm đơn vị tuần hoặc một số tuần trong năm học, chúng ta có thể tích hợp một số môn theo chủ điểm của môn Tiếng Việt (Lấy chủ điểm môn TV làm trung tâm). 	Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các HĐGD có thể được sắp xếp lại, chuyển các bài có chung hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng Việt. Phản hồi hoạt động 3 	Trường hợp một số bài không có sự tương đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và những bài dành cho nội dung GD địa phương theo quy định của Bộ GD và ĐT cần được bố trí hợp lí vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học. Phản hồi hoạt động 3 Lưu ý: 	1. Căn cứ nội dung từng bài học để xác định mức độ tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí: 	+ Tích hợp cơ bản; 	+ Tích hợp bộ phận; 	+ Liên hệ một số nội dung nhất định. 	 Phản hồi hoạt động 3 Lưu ý: 	2. Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các bài học theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc đánh giá học sinh sao cho phù hợp, nhẹ nhàng và hướng tới đánh giá năng lực HS. II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN Hoạt động 4 4.1. Trao đổi và xây dựng kế hoạch lên lớp một số nội dung trong HĐGD lớp 2, 3 theo hướng vận dụng mô hình trường học mới – VNEN. 4.2. Thực hành tổ chức một số HĐGD lớp 2, 3 theo hướng vận dụng mô hình trường học mới – VNEN. Hoạt động 5 Trao đổi, đánh giá kết quả khóa Tập huấn cốt cán Trung ương và Thống nhất nội dung, kế hoạch tập huấn tại địa phương. PHẦN II HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC A. Môn Đạo Đức lớp 2 Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim Hãy biết vì trẻ em bằng hành động ! 	Bạn hiểu khẩu hiệu trên như thế nào? PHẦN II HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC A. Môn Đạo Đức lớp 2 I. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức hoạt động giáo dục Đạo đức lớp 2 theo mô hình VNEN - Môn Đạo đức lớp 2 nhằm giúp HS có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi các em trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. A. Môn Đạo Đức lớp 2 (tiếp theo) - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mục đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; thương yêu, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. A. Môn Đạo Đức lớp 2 (tiếp theo) - HĐGD Đạo đức lớp 2 vận dụng theo mô hình VNEN cần theo hướng tiếp cận kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua việc tổ chức các hoạt động học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai; chú trọng tổ chức dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em. - Mỗi bài học trong chương trình Đạo đức lớp 2 hiện hành thường được thực hiện trong 2 tiết, do vậy khi vận dụng theo mô hình VNEN, GV có thể bố trí dạy liền 2 tiết trong 1 tuần để việc tổ chức các hoạt động được liền mạch, liên tục, học sinh được tham gia hoạt động nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn. II. Vận dụng theo mô hình VNEN vào một bài cụ thể trong HĐGD Đạo đức lớp 2 BÀI 2 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN (2 tiết) Bài ở tuần 12 + 13 (PPCT hiện hành) được chuyển lên Tuần 3 + 4 nhằm tích hợp với Chủ điểm: Em và bạn bè ở môn Tiếng Việt 2 A. Môn Đạo Đức lớp 2 I . Mục tiêu bài học: (vẫn giữ nguyên và công khai cho HS biết để thực hiện) 1. HS Hiểu: - Quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. - Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. - Quyền không được phân biệt đối xử của trẻ em. 2. HS có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 3. HS có thái độ: - Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. - Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè. A. Môn Đạo Đức lớp 2 II. Các Hoạt động dạy và học 1. Hoạt động cơ bản Hoạt động cả lớp: 	Khởi động : Hát bài “Tìm bạn thân”, nhạc và lời của Việt Anh hoặc “Lớp chúng ta đoàn kết”, nhạc và lời Mộng Lân. Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi” A. Môn Đạo Đức lớp 2 	 	ND câu chuyện: Trong lúc các bạn lớp 2A ùa ra sân chơi, Cường không may bị ngã, Hợp đã vội chạy lại đỡ bạn dậy. Thấy thế, các bạn trong lớp cũng chạy đến và đưa Cường vào phòng y tế của trường. Hợp đã động viên và hứa sẽ chép bài cho Cường. Vừa lúc đó Cô giáo Hương cũng đến phòng y tế thăm Cường và khen Hợp đã biết quan tâm giúp đỡ bạn. Hoạt động theo nhóm: 	 	Trao đổi trong nhóm về việc làm của Hợp và các bạn đối với bạn Cường ? 	 	HĐ này nhằm giúp học sinh hiểu được những biểu hiện cụ thể việc quan tâm giúp đỡ bạn (HĐ1 trang 43, SGV – BT1, trang 18, VBT). A. Môn Đạo Đức lớp 2 Hoạt động 2: Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh (GV phóng to 6 bức tranh trong VBT) và đánh dấu vào những tranh thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn và giải thích vì sao ?: Tranh 1: Cho bạn mượn bút Tranh 2: Đòi chép bài của bạn trong giờ KT Tranh 3: Hướng dẫn bạn học bài Tranh 4: Nhắc bạn không nên đọc truyện trong giờ học Tranh 5: Hai bạn đang đánh nhau Tranh 6: Đến thăm bạn ốm 	HĐ này nhằm giúp học sinh nhận biết được những hành vi nào là quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 44, SGV – BT2, trang 19, VBT). A. Môn Đạo Đức lớp 2 Hoạt động cá nhân: Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập (HĐ3, trang 45, SGV – BT3, trang 20, VBT) nhằm giúp học sinh nhận biết được cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì: 	- Vì em yêu mến các bạn. 	- Vì Bạn cho em đồ chơi. 	- Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ KT. 	- Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em. 	- Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn. A. Môn Đạo Đức lớp 2 	Thông qua việc tổ chức các các hoạt động, GV giúp HS tự rút ra những nhận xét, đánh giá và cùng cả lớp trao đổi và nắm chắc phần ghi nhớ. 	Ghi nhớ: Bạn bè như thể anh em, Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình. A. Môn Đạo Đức lớp 2 2. Hoạt động thực hành Hoạt động cá nhân: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trên phiếu học tập bằng cách kể ra những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ2, trang 46, SGV – BT4, trang 21, VBT). A. Môn Đạo Đức lớp 2 Hoạt động theo nhóm: a, Tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận và đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong những tình huống cụ thể nhằm giúp học sinh biết cách ứng xử trong việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ1, trang 46, SGV – BT5, trang 21, VBT): Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em. Bạn em đang đau tay lại phải xách nặng. Bạn em để quên hộp bút chì màu trong giờ học vẽ. Trong tổ em có một bạn bị ốm. A. Môn Đạo Đức lớp 2 b, Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị và trình bày trước lớp tiểu phẩm Trong giờ ra chơi nhằm giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về việc quan tâm, giúp đỡ bạn (HĐ3, trang 47, 48, SGV – BT5). 	Trong quá trình tổ chức hoạt động cá nhân và theo nhóm, GV cần đến kiểm tra và nhận xét bài làm của HS và giúp đỡ các em hoàn thành tốt các yêu cầu của bài tập. A. Môn Đạo Đức lớp 2 3. Hoạt động ứng dụng (Phần này GV bổ sung thêm): a, Hãy kể với cha mẹ, anh chị về những việc em đã làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ bạn. b, Thực hiện quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. B. Môn Âm nhạc lớp 2 I. Mục tiêu: ÂN lớp 2 chủ yếu là dạy HS hát và bước đầu tập nghe nhạc. - Dạy HS hát đúng giai điệu bài hát phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát chung của cả lớp. Qua việc dạy hát nhằm GD tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tình cảm của HS thêm phong phú. Bước đầu dạy cho HS phân biệt được âm thanh cao thấp, dài ngắn khác nhau. - Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi và kể chuyện âm nhạc. B. Môn Âm nhạc lớp 2 II. Nội dung 1. Tập hát Học 12 bài hát ngắn gọn, trong đó có 2 bài dân ca VN, 2 bài hát nước ngoài. 2. Phát triển khả năng nghe nhạc Nghe một số bài hát (Quốc ca, dân ca, bài hát chọn lọc dành cho thiếu nhi) và một số đoạn trích nhạc không lời. Giới thiệu một vài nhạc cụ gõ dân tộc Đọc 2 truyện kể về âm nhạc. - Tập một vài nhạc cụ gõ với các tiết tấu đơn giản. Dùng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. B. Môn Âm nhạc lớp 2 III. Các HĐDH 1. Dạy hát (dạy HS tiếp xúc với âm nhạc có lời) Giới thiệu bài hát Hát mẫu Đọc lời ca Dạy hát từng câu Dạy hát cả bài - Củng cố KT 2. Tổ chức các HĐ (sử dụng SGV) 	* HĐ cơ bản 	* hoạt động thực hành 	* Hoạt động ứng dụng 

File đính kèm:

  • pptHoat dong giao duc.ppt