Tập huấn Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường

TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 4

 NĂNG LỰC GIÁO DỤC VÀ CÁC MINH CHỨNG

Câu 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ?

Câu 2. Trong tiêu chuẩn 4 có bao nhiêu tiêu chí liên quan đến việc “tổ chức các hoạt động giáo dục ở nhà trường”, đó là những tiêu chí nào ?

Câu 3. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 4 là gì ?

 

ppt58 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i thực hiện ? 	- Phân công chịu trách nhiệm trong ban tổ chức để thực hiện và giám sát.VI- Học liệu	Tùy theo nội dung từng hoạt động, học liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động có thể bao gồm các bài hát, bài thơ, cao dao, tục ngữ, danh ngôn, câu đố, trò chơi, tranh ảnh, tình huống, tiểu phẩm, băng hình, truyện, thông tin, sự kiện thực tế, trường hợp điển hình, NỘI DUNG 4 Một số kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ở trường THCSTìm hiểu1- Kỹ năng tổ chức hoạt động Giao lưu giữa học sinh với học sinh.2- Kỹ năng tổ chức hoạt động Giao lưu giữa học sinh với khách mời.3- Kỹ năng tổ chức hoạt động Ngày Hội4- Kỹ năng tổ chức hoạt động Kịch tham gia5- Kỹ năng tổ chức hoạt động Đóng vai6- Kỹ năng tổ chức hoạt động Trò chơi7- Kỹ năng tổ chức hoạt động Hội thi8- Kỹ năng tổ chức hoạt động Sinh hoạt Câu lạc bộ1- Kỹ năng tổ chức hoạt động Giao lưu giữa học sinh với học sinh.	Bản chất: Giao lưu giữa học sinh và học sinh là hình thức tổ chức cho học sinh được gặp gỡ, tiếp xúc với nhau; cùng nhau thể hiện những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về một chủ đề nào đó thông qua những hình thức đa dạng như: thi tìm hiểu kiến thức, tiểu phẩm, vẽ tranh, thi ứng xử, hùng biện. Trên cơ sở đó, giúp các em:	- Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, kỹ năng của chủ đề;	- Phát triển cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, ham học hỏi, tự trọng và tôn trọng người khác, tinh thần đồng đội và cạnh tranh lành mạnh;	- Phát triển cho học sinh một số kỹ năng quan trọng như: giao tiếp, ứng xử, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, ra quyết định và giải quyết vấn đề.2- Kỹ năng tổ chức hoạt động Giao lưu giữa học sinh với khách mời.	Bản chất: Đây là hình thức tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa khách mời (là chuyên gia, cựu chiến binh, nhà văn, nhà thơ, doanh nhân, nghệ nhân, người lao động tiêu biểu, ở địa phương) với học sinh nhằm giúp các em nắm được những thông tin, kiến thức, kỹ năng cơ bản về một chủ đề mà các em quan tâm; tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ cảm xúc hoặc băn khoăn thắc mắc về chủ đề và được giải đáp những băn khoăn thắc mắc đó.3- Kỹ năng tổ chức hoạt động Ngày Hội	Bản chất: Ngày Hội là hình thức hoạt động mang tính tổng hợp của nhiều hình thức hoạt động khác như: văn nghệ, trò chơi, giao lưu, thi tìm hiểu, thi hùng biện, trong một không gian đầy sắc màu cho học sinh. Mục đích chính của hình thức hoạt động này là tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thân thiện; tạo điều kiện cho các em được thỏa mái thể hiện, khẳng định mình và giao lưu với thầy, với bạn.	Đối với học sinh THCS có thể tổ chức cho học sinh tham gia các ngày Hội như: Ngày Hội bình đẳng giới; Ngày Hội nữ sinh tài năng, duyên dáng; Ngày Hội hóa trang; Ngày Hội môi trường; Hội vui học tập; 4- Kỹ năng tổ chức hoạt động Kịch tham gia	Bản chất: 	Kịch tham gia là hình thức diễn kịch có sự tham gia của khán giả trong việc đưa ra cách giải quyết tình huống/ mâu thuẫn phát sinh trong vở kịch. Khán giả cùng giao lưu, đối thoại với diễn viên và người dẫn chương trình. Trong Kịch tham gia không có sự ngăn cách giữa khán giả với diễn viên. Khán giả có thể đặt câu hỏi, nêu ý kiến, cho lời khuyên hoặc tham gia cùng diễn với diễn viên trong một vài cảnh, một vài đoạn của vở kịch..	Mục đích của kịch tham gia là nhằm lôi kéo sự tham gia của người xem vào việc phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề, tình huống thực tiễn của cuộc sống.5- Kỹ năng tổ chức hoạt động Đóng vai	Khái niệm: Đóng vai là hoạt động trong đó có một số học sinh thực hành làm thử một số tình huống ứng xử có vấn đề nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.	Ý nghĩa: Đóng vai thường không có kịch bản trước mà học sinh phải tự thiết kế trong quá trình hoạt động.	Mục tiêu của đóng vai không phải để chỉ ra cái cần làm mà để khởi đầu cho một cuộc thảo luận bởi vì việc “diễn” chỉ để tạo tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận và tìm nút gỡ cho những bất cập được nêu trong kịch bản.6- Kỹ năng tổ chức hoạt động Trò chơi	Trò chơi là một hình thức vui chơi giải trí, sử dụng các thao tác (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ,) kỹ thuật và các phương tiện để biểu đạt một sự vật, hiện tượng, việc làm, hoạt động,trong đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của thiếu nhi, đồng thời thông qua đó để giáo dục các em một cách toàn diện.	Điều quan trọng ở đây là trò chơi với vai trò đặc biệt của mình luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, bởi lẽ: trò chơi có nguồn gốc từ đời sống lao động sản xuất của con người.	Trò chơi là một nhu cầu tất yếu của học sinh đồng thời cũng là một hình thái giao tiếp xã hội có tác dụng giáo dục toàn diện nhân cách của các em, giúp các em hiểu biết hơn về tự nhiên, khoa học – kỹ thuật, văn học nghệ thuật, tư duy.7- Kỹ năng tổ chức hoạt động Hội thi	Khái niệm: Hội thi là một trong những loại hình tổ chức hoạt động của học sinh nhằm giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định những thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Hội thi đồng thời là diễn đàn để học sinh bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm. Thông qua đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục thanh thiếu niên.	Mục đích của Hội thi: thu hút đông đảo học sinh vào tổ chức, vào các hoạt động tập thể; tạo cơ hội để học sinh bộc lộ năng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình trong học tập, lao động và trong đời sống hàng ngày; tuyên truyền ảnh hưởng, uy tín của tổ chức Trường, Lớp, Đoàn, Đội, Hội, đối với toàn thể xã hội về công tác giáo dục thế hệ trẻ.8- Kỹ năng tổ chức hoạt động Sinh hoạt Câu lạc bộ	Khái niệm: Câu lạc bộ học sinh là nơi tập hợp những học sinh có cùng sở thích, cùng nhu cầu nhằm một mục đích nhất định.	Câu lạc bộ học sinh vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động; là một bộ phận quan trọng của tổ chức học sinh nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các em.	Mục đích, ý nghĩa:	- Câu lạc bộ học sinh là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợi ích của học sinh, tạo môi trường cho các em có khả năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh định hướng giá trị mới, tạo điều kiện cho học sinh trưởng thành về mọi mặt.	- Câu lạc bộ học sinh do nhà trường lập ra nhằm mục địch:	+ Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng, đồng thời hỗ trợ giải quyết các vẫn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống.	+ Giúp tổ chức lớp/ Đoàn/ Đội tập hợp, đoàn kết học sinh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ, như: học tập, văn hóa, văn nghệ, sở thích, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội khác, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức.	+ Thông qua các hoạt động để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống của dân tộc cho học sinh. Xin tr©n träng c¶m ¬n quý thÇy c«!	Để nâng cao năng lực giáo viên, Bộ GD&ĐT ra TT30 qui định Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học. 	Thông tư 30 để làm gì ?	- Theo tài liệu: “Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên:	- Theo Thông tư – Khoản 2, Điều 2 “Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học”. “Về đặc điểm tính cách, người Tây là duy lí, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình”Nhận diện các môi trường văn hóa Sự duy ý chí của người Trung HoaChủ nghĩa duy ý chí thì coi tính tích cực của chủ thể là quyết định tất cả, coi nhẹ các giá trị thực tiễn và coi cái “tôi” là nhất. Người mắc bệnh duy ý chí thường xem nhẹ điều tra nghiên cứu để nắm vững tình hình thực tế, coi trọng ý kiến chủ quan của cá nhân, từ đó có những quyết định độc đoán, bất chấp các quy luật khách quan. Sự duy tâm của người Trung ĐôngCòn đối với chủ nghĩa duy tâm, có lẽ điển hình cho đặc tính duy tâm này là người Trung Đông. Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính có trước, còn vật chất là thuộc tính có sau, nhất nhất mọi việc phải tuân theo sự phán xét, sắp đặt của Thượng đế. "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính xấu lẫn tính tốt. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, lễ, nghĩa, trí tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác, nhạo chế". Sự duy tình của người ViệtĐặc tính duy tình thể hiện qua rất nhiều những tục ngữ, ca dao, những câu châm ngôn thể hiện tính duy tình của người Việt. Nào là “Giọt máu đào hơn ao nước lã”; nào là “Trăm cái lý không bằng một tí cái tình”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Thương người như thể thương thân” Sự duy lý của người Phương TâyNgười theo chủ nghĩa duy lý là người luôn coi trọng quy luật khách quan, coi trọng lý trí và tư duy logic, đồng thời coi đây là nguồn gốc của tri thức. Trong phương diện đạo đức, ứng xử, thì tư duy duy lý tạo được quyền bình đẳng giữa các cá nhân, tôn trọng cá tính, quyền riêng tư. Quan sát hành vi học sinh của người NhậtTuy nhiên tất cả chỉ là tương đốiCó phải hai con ếch này hoàn toàn giống nhau không?Hai cô gái trẻ này có gì khác chăng?Bạn tìm thấy gì trong khuôn mặt của ông già này?

File đính kèm:

  • pptTo chuc HDGD trong nha truong.ppt