Tham luận - Phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống

Phép biện chứng duy vật là một môn học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học, nó chứa đựng trong mình tính hệ thống chặt chẽ. Với tính cách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phức tạp và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chức năng. Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực . Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học đi từ mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)” (1). Trong bài viết này, tác giả cố gắng làm rõ những đặc trưng của phép biện chứng với tính cách là một hệ thống chỉ ra các yếu tố, cấu trúc, chức năng của nó theo lý thuyết hệ thống.

1. Đặc trưng của phép biện chứng với tính cách là một hệ thống.

Sự tìm tòi nghiên cứu các hệ thống triết học đã có từ thời cổ đại.

Nhưng về nguyên tắc, đó chỉ là sự cố gắng thiết lập nên các hệ thống trừu tượng, tư biện, không liên quan gì đến thế giới hiện thực, thậm chí có tham vọng đạt đến chân lý tận cùng, chân lý tuyệt đối. Một hệ thống kiểu như vậy, tiêu biểu là triết học Hê-ghen, mà nền tảng của nó là ý niệm tuyệt đối . Hê-ghen tuyên bố hệ thống triết học của mình là đỉnh cao của tư tưởng nhân loại, là công cụ để giải quyết mọi vấn đề, mọi mâu thuẫn của tự nhiên cũng như của xã hội.

 Chính sự ra đời của phép biện chứng duy vật mác-xít đóng vai trò là tinh hoa, là đỉnh cao trong sự nhận thức hiện thực khách quan.

 Vậy phép biện chứng có phải là một hệ thống, một hệ thống khoa học hay không?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận - Phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cả những gì tham gia vào phép biện chứng, trong đó ông cho rằng, yếu tố có thể là nguyên lý, quy luật, phạm trù. Trong “Bút ký triết học”, Lênin đã chỉ ra 16 yếu tố của phép biện chứng, sau đó Lênin có bổ sung thêm và không đặt vấn đề về số lượng các yếu tố của phép biện chứng.
	Các yếu tố của phép biện chứng duy vật mang tính chất bản thể luận (nội dung) và tính chất nhận thức luận (hình thức). Các yếu tố bản thể luận như: sự vật, hiện tượng với tính cách là hiện thực tồn tại khách quan, sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu tranh của các mặt đối lập, lượng đổi dẫn đến chất đổi,.. Các yếu tố nhận thức luận như: quy luật, phạm trù, Số lượng và bản chất của các yếu tố của phép biện chứng duy vật luôn luôn thay đổi và ngày càng chính xác, đầy đủ và cụ thể hơn cùng với mức độ phát triển của tri thức triết học.
	Chiếm một vị trí quan trọng trong phép biện chứng duy vật là nguyên lý- những quan điểm cơ sở, nền tảng, làm tiền đề cho các quy luật và các phạm trù. Chẳn hạn: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển. Cả hai nguyên lý ấy đều xuất phát và dựa trên nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới. Các nguyên lý ấy mang tính phổ quát nhất, được xác định là đối tượng nghiên cứu của phép duy vật biện chứng. Vì vậy, Ăngghen đã nói, phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
	Sự cụ thể hoá các nguyên lý là các quy luật và các phạm trù. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng (gọi là cơ bản bởi vì nó vạch ra các khía cạnh cơ bản của sự phát triển): quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Chúng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quan niệm biện chứng về sự vận động, phát triển, bởi vì chúng biểu hiện bản chất của các quan niệm ấy, liên kết tất cả nội dung của nó. Các phạm trù là các hình thức lôgíc thiết lập nên hệ thống phép biện chứng duy vật. Đó là các khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc điểm những mối liên hệ, những mặt, những thuộc tính chung nhất, tổng hợp nhất của thế giới khách quan và đóng vai trò là những nấc thang trong hoạt động nhật thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đó là các phạm trù: vật chất vận động, không gian và thời gian, lượng, chất, độ, tổng thể các cặp phạm trù
	Mối liên hệ giữa các nguyên lý, quy luật, phạm trù, nghĩa là mối liên hệ giữa các hình thức lôgíc tham gia vào phép biện chứng hình thành nên cấu trúc nội tại của phép biện chứng. Nhưng mặt khác, các phạm trù thiết lập nên các quy luật của phép biện chứng, còn các quy luật biểu hiện mối liên hệ của các phạm trù. Chẳng hạn, quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi biểu hiện là mối quan hệ giữa lượng và chất Đôi khi về hình thức, hoặc về mặt thuật ngữ, các phạm trù trùng khớp với các nguyên lý (nguyên lý phát triển và phạm trù phát triển). Vì vậy, sự liên hệ giữa các phạm trù lại thiết lập nên nguyên lý. Ví dụ: Nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới có tiền đề từ các phạm trù vật chất và thốngnhất, Rút cuộc, có thể nói rằng, phép biện chứng là tổng thể, là hệ thống các phạm trù liên hệ, tác động qua lại với nhau và như vậy, có thể xem cấu trúc của hệ thống phép biện chứng với tính cách là hệ thống các phạm trù. Phép biện chứng không thể là một khoa học, nếu nó không phải là hệ thống các phạm trù.
	Trong hệ thống, các phạm trù phản ánh tính toàn vẹn, tính thống nhất của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất, còn mối liên hệ nội tại của chúng biểu hiện tính toàn vẹn và tính quy luật của quá trình thống nhất của thế giới. Các phạm trù riêng lẻ có thể phản ánh những mặt nào đó của quá trình ấy, chỉ trong một tổng thể thì chúng mới mang lại cho chúng ta các tri thức một cách đầy đủ và sâu sắc.
	Việc xây dựng hệ thống các phạm trù cần xuất phát từ nguyên lý thống nhất giữa phép biện chứng, lôgíc và lý luận nhận thức và từ sự phân tích bản thân quá trình nhận thức. Chúng ta có thể phân chia thành ba nhóm các phạm trù sau đây: Thứ nhất, các phạm trù liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học (vận động, phát triển, không gian, thời gian, phản ánh); thứ hai, các phạm trù biểu hiện các quy luật của phép biện chứng (cái toàn thể và cái bộ phận, cái chung- cái riêng, bản chất- hiện tượng, thống nhất và mâu thuẫn, số lượng- chất lượng, phủ định và phủ định của phủ định,..); thứ ba, các phạm trù phản ánh trực tiếp quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn (chân lý, thực tiễn, chủ thể và khách thể, phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thể) Các phạm trù trên đây biểu hiện là sự thống nhất của hai mặt bản thể luận và nhận thức luận, chúng có nội dung khách quan, phản ánh trực tiếp hay gián tiếp thế giới khách quan và liên quan đến viêc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và có ý nghĩa sâu sắc.
	Với tính cách là một hệ thống và ngày càng được mở rộng, phép biện chứng duy vật có những chức năng đặc trưng riêng cho mình, tương ứng với các yếu tố và cấu trúc của nó. Các chức năng ấy thể hiện vị trí và vai trò của nó trong hệ thống các khoa học và trong đời sống xã hội.
	Sự khác biệt của phép biện chứng duy vật với các khoa học cụ thể trước hết là ở chỗ, nó thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Cả hai chức năng ấy đều chứa đựng các chức năng bộ phận của nó.
	*Chức năng thế giới quan của phép biện chứng duy vật còn được gọi là chức năng phản ánh- thông tin, bởi vì phép biện chứng duy vật cũng như các khoa học khác đều thể hiện là một hệ thống thông tin phức tạp và là hệ thống các phương thức thu nhận thông tin, phân tích, xử lý thông tin, nhằm thu được các tri thức mới, các tiếp cận thực tiễn mới. Hay nói cách khác, phép biện chứng duy vật là một hệ thống tri thức lý luận, phản ánh chân thực hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
	Trong phạm vi chức năng thế giới quan, chúng ta có thể phân chia thành chức năng bản thể luận và chức năng nhận thức luận. Chức năng bản thể luận thể hiện ở chỗ, phép biện chứng duy vật vẽ ra được một bức tranh tổng hợp về thế giới, từ đó chúng ta có được một hệ thống các quan điểm về thế giới. Còn chức năng nhận thức luận thể hiện ở chỗ, nó tạo ra học thuyết về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, về tính tích cực của chủ thể
	*Chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật thể hiện ở chỗ, với tính cách là kết quả của sự phát triển của các khoa học cụ thể và thực tiễn xã hội, nó cung cấp những nguyên tắc và sự định hướng chung nhất cho khoa học cụ thể cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Phép biện chứng duy vật thể hiện là phương pháp luận nhận thức khoa học nằm trong sự thống nhất không thể tách rời với các khoa học cụ thể. Không những thế, phép biện chứng duy vật còn trang bị cho con người những công cụ, phương tiện, phương pháp để nhận thức và hoạt động thực tiễn.
	Giữa chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thể xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, chúng ta mới có được những cách giải quyết phù hợp về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta không thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị định hướng- một trong những biểu hiện cụ thể thể hiện chức năng phương pháp luận của phép biện chứng duy vật.
	Ngoài hai chức năng cơ bản trên đây, phép biện chứng duy vật còn thực hiện chức năng giá trị luận. Gía trị là hệ thống những chuẩn mực, những lý tưởng mà con người khao khát vương tới nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Ở đây, phép biện chứng duy vật cung cấp cho con người hệ thống các giá trị nhằm xác định, định hướng, điều chỉnh các hành vi, từ đó hình thành nên nhân sinh quan trong sự tồn tại ngày càng hợp lý của con người. Con người cần phải thẩm định, đánh giá , làm cho thế giới không chỉ tồn tại tự nó, mà còn là thế giới trong sự nhận thức và cải tạo của con người.
	Một chức năng bộ phận quan trọng trong chức năng giá trị luận là chức năng giáo dục- tư tưởng. Phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận và phương pháp luận của hệ tư tưởng. Cũng như hệ tư tưởng nói chung, phép biện chứng duy vật mang tính đảng và tính giai cấp sâu sắc. Được xuất hiện với tính cách là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, phép biện chứng duy vật phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp giải phóng nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột giữa người với người và trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới trong tương lai tốt đẹp hơn.
	Bên cạnh chức năng giáo dục- tư tưởng là chức năng giáo dục- văn hoá trong đó điều cơ bản là hình thành trong con người những phẩm chất chính trị- tư tưởng, các mối quan hệ khách quan đối với hiện thực. Và như vậy, phéo biện chứng duy vật thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhờ đó Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa vận dụng để thực hiện các quá trình xây dựng và cải tạo xã hội vì hạnh phúc của con người.
	Tất cả các chức năng trên đây của phép biện chứng duy vật thống nhất và liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một cơ sở thế giới quan và phương pháp luận để nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vận dụng phép biện chứng duy vật không phải chỉ đơn giản là vạch ra các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó, mà quan trọng là phải làm rõ bản chất, cốt lõi của nó, áp dụng nó trong thực tiễn, trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể mà cuộc sống đặt ra.
	Tóm lại, phép biện chứng duy vật là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các hành vi trong hoạt động của mình. Nó là khoa học về các quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy về các quy luật hệ thống. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng phép biện chứng duy vật không thể không mang tính hệ thống.
CHÚ THÍCH
V.I. Lê nin. Toàn tập, t 29, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981, tr382.
C.Mác, Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, Tr.520.

File đính kèm:

  • docJournal130906033806.doc
Bài giảng liên quan