Thuyết trình Chương 4: Sự phát triển phôi sớm

Kiểu phân cắt: Sau khi tạo thành, hợp tử lưỡng cư phân cắt theo kiểu hoàn toàn phóng xạ.

Kết quả phân cắt: Tạo một phôi nang lệch.

 + Ở bán cầu thực vật: Thành phôi dày, nhiều lớp tế bào lớn, chứa đầy noãn hoàng.

 + Ở bán cầu động vật: Gồm một lớp tế bào nhỏ hơn.

 + Ở vành đai chuyển tiếp: Gồm các tế bào có kích thước trung bình.

 

ppt62 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết trình Chương 4: Sự phát triển phôi sớm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhau thaiĐầu tiên lớp dưỡng bào bên trên nút phôi phát triển mạnh sau đó lan sang các phần khác.Lớp dưỡng bào này phân chia thành nhiều lớp khác nhau:	+ Một lớp gần phôi nhất có cấu tạo TB gọi là dưỡng bào TB.	+ Các lớp bên ngoài không có cấu tạo TB gọi là dưỡng bào hợp bào. Lớp này có hoạt động phá hoại rất mạnh đối với niêm mạc tử cung.Lớp dưỡng bào sau đó hình thành các lông nhung sơ cấp cắm vào niêm mạc tử cung mẹ.Lông nhung thứ cấp được hình thành khi lông nhung sơ cấp có các mạch máu nối với hệ của phôi tạo nên vòng tuần hoàn nhau thai.Trung bì túi niệu phát triển mạnh, nối tổ hợp phôi - túi phôi - túi noãn hoàng với dưỡng bào trên phôi tạo nên cuống phôi.Vai trò của nhau thai:	+ Cung cấp dinh dưỡng, trao đổi khí.	+ Bảo vệ và khử độc.	+ Chức năng nội tiết. Phân loại nhau thai:	+ Theo cấu trúc mô học:	Nhau biểu mô-đệm (có ở lợn).	Nhau liên kết-đệm (bộ móng guốc).	Nhau nội mô-đệm (thú ăn thịt).	Nhau máu-đệm (người).	+ Theo hình thái học:	Nhau phân tán	Nhau nhiều cụm	Nhau vành đai	Nhau đĩaCÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT2Giai đoạn tạo các tế bào sinh dục và thụ tinhGiai đoạn phân cắtGiai đoạn phôi vị hóaGiai đoạn phát sinh cơ quanGiai đoạn tạo hìnhGiai đoạn già của sự phát triển- Quá trình tạo trứng- Quá trình tạo tinh trùng- Quá trình thụ tinhI. Giai đoạn tạo các tế bào sinh dục và quá trình thụ tinhCơ sở của sự phân cắt: Do nguyên phân nhiều lần.Kết quả phân cắt tạo phôi nang (túi phôi) với kích thước tương đương hợp tử.Các kiểu phân cắt: phụ thuộc vào khối lượng và sự phân bố noãn hoàng; kiểu phân chia TB đặc trưng cho loài mà có các kiểu phân cắt khác nhau:	+ Phân cắt hoàn toàn: có thể đều hoặc không đều theo kiểu phóng xạ, đối xứng hai bên, xoắn ốc.	+ Phân cắt không hoàn toàn theo kiểu hình đĩa hoặc bề mặt.II. Giai đoạn phân cắtSự hoạt động của các gen:	+ Các gen thuộc các vùng khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau theo những hướng phân hóa khác nhau.	+ Khi hợp tử mới bắt đầu phân chia, sự hoạt động gen hợp tử là do protein và mARN của mẹ tích lũy được trước khi trứng thụ tinh.	+ Tốc độ phân chia của hợp tử cũng gây hoạt hóa một số gen.Phôi vị hóa là giai đoan tiếp theo của giai đoạn phân cắt nhưng tốc độ phân bào chậm hơn.Các TB có sự di chuyển và phân bố lại vào những vị trí đã định sẵn.Kết quả tạo phôi 2 lá, 3 lá, định hướng tạo cơ quan.Đặc điểm đặc trưng là tạo ruột nguyên thủy theo kiểu lộn đầu vào trong để tạo phôi vị với 3 vùng TB: ngoại- trung- nội bì.III.Giai đoạn phôi vị hóaHiện tượng cảm ứng phôi: Một nhóm TB có khả năng tác động đến nhóm TB khác làm chúng phát triển và biệt hóa theo các hướng xác định tạo các mô và cơ quan khác nhau. Ví dụ: Thí nghiệm của Spemann: Một mảnh môi lưng của phôi khẩu ở giai đoạn phôi vị của Salamandra được cấy vào mặt bụng hoặc mặt bên của phôi vị khác sẽ định hướng phân hóa các TB bên cạnh cùng liềm xám tạo ống thần kinh.IV. Giai đoạn phát sinh cơ quanCơ chế tạo hình cơ quan:	+ Sau khi phôi vị được hình thành, mỗi khu vực sẽ tạo một cấu trúc nhất định trong quá trình phát triển bình thường.	+ Quá trình hình thành các cơ quan là do các tế bào di chuyển theo hướng nhất định, thay đổi hình dạng và phân chia với số lượng khác nhau ở khu vực khác nhau. 	+ Một cơ quan được hình thành phải do các tế bào có thành phần khác với các tế bào tạo cơ quan khác, chúng có tính chất đặc trưng nhất định.	+ Quá trình hình thành cơ quan diễn ra phức tạp và đặc trưng cho loài, nhưng đều phải bắt đầu từ tiềm năng của phôi tức khả năng biệt hóa của nó đặc biệt là ở giai đoạn phôi vị.Sự biệt hóa các lá phôi	+ Lá phôi ngoài tạo ra: ngoại bì bọc cơ thể cùng các sản phẩm phụ, hệ thần kinh giác quan, phần trước và sau ống tiêu hóa.	+ Lá phôi trong tạo ra: ruột giữa, tuyến tiêu hóa của ruột già, tuyến gan, tuyến tụy, biểu mô hô hấp ở động vật có xương sống.	+ Lá phôi giữa tạo ra: mô liên kết, thành mạch máu, bộ xương trong, hệ bài tiết, hệ sinh dục và một số phần còn lại khác.=> Sự hình thành các cơ quan trong cơ thể có thể diễn ra theo kiểu trực tiếp (không qua biến thái) hoặc gián tiếp (qua biến thái)Quá trình tạo hình được quy định bởi gen thông qua tổng hợp các phân tử protein.Mỗi chu trình sống hoàn chỉnh của cơ thể động vật được bắt đầu từ lúc hợp tử được hình thành, qua các giai đoạn phát triển cho đến khi cá thể trưởng thành, sinh sản giao tử, qua thụ tinh để tạo một chu trình mới.V.Giai đoạn tạo hìnhTrong chu trình sống của động vật, sự phát triển cá thể bắt đầu từ khi cơ thể mới được hình thành đến khi kết thúc cuộc sống. Tức trong chu trình sống của cá thể có thể tạo chu trình sống tiếp theo của cá thể con.Sự tạo hình có tính chất đặc trưng cho loài, quá trình tạo hình các cơ quan được minh họa trên hình 8.3 - Sự phát triển thể hiện rõ rệt nhất là trong chu trình sinh sản của mỗi cá thể. Lấy chu trình sinh sản ở người làm VDTrải qua các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển và tồn tại, cơ thể của mỗi cá thể đã có nhiều biền đổi nhất định dẫn đến tuổi già và chết.Sự hóa già cá thể có thể quan sát được qua những biến đổi ở cấp độ tế bào, tổ chức và cơ quan của cơ thể.VI. Giai đoạn già của sự phát triển1.Những biến đổi ở cấp độ tế bào Biến đổi ở những quần thể tế bàoSự hóa già diễn ra khác nhau ở các mô khác nhau trong cơ thể.Căn cứ vào khả năng phân chia và tốc độ đổi mới có thể chia ra làm ba loại TB:	+ TB đã biệt hóa hoàn toàn.	+ TB kém biệt hóa.	+ TB chưa biệt hóa đầy đủ về chức năng.- Sự phân chia trên chỉ mang tính tương đối. Sự hóa già của các loại tế bàoTB không có khả năng sinh sản: nơron TKTB gián phân ít: TB gan, biểu mô mắt...TB thường xuyên đổi mới: TB tủy xương... Hóa già ở cấp phân tử và tế bào	Hóa già sinh lí là một chương trình di truyền đã định sẵn trong NST của nhân TB, phân tử ADN ở mỗi giống, loài, cá thể.Hóa già mức phân tử: 	+ Lượng ADN giảm khi tuổi càng cao.	+ Sai sót trong ADN tăng.Hóa già mức tế bào:	+ Tất cả những TB có khả năng sinh sản đều tích lũy những sai sót phân tử và tạo những biến dị.	+ ADN sai sót Protein sai sót Hệ thống miễn dịch của CT không nhận ra Tạo kháng thể chống lại Protein sai sót đó. Đây chính là tính miễn dịch của tuổi già.2. Sự hóa già cấp cơ quan	Các cơ quan trong cơ thể hóa già không đồng đều:Não bộ: 	+ Trọng lượng giảm theo lớp tuổi.	+ Các hồi não nhỏ dần, rãnh não rộng ra.	+ Não teo dần đi về kích thước.	+ Số lượng nơron giảm đặc biệt là nơron miền vỏ.	+ Các tế bào bị Lipofuscin hóa.Gan và đường mật:	+ Sự tổng hợp Protein và enzym ở gan giảm theo độ tuổi.	+ TB tích lũy nhiều sản phẩm chuyển hóa.	+ Nhân TB bị hốc hóa, màng nhân gấp nếp.Thận: 	+ Số đơn vị thận giảm dần, tăng mô xơ ở kẽ, trọng lượng thận giảm.	+ Chức năng vẫn giữ được như bình thường.Phổi: 	+ TB biểu mô hô hấp ở phế nang giảm theo tuổi.	+ Chức năng của phế nang cũng bị giảm dần.Tim và mạch:	+ Với TB cơ tim: Trong TB chứa nhiều lipofuscin.	+ Với TB thành mạch: Trong TB chứa nhiều sắc tố myelin và tiêu thể.	+ Chất đàn hồi ở thành mạch giảm.Mô liên kết: 	+ Mô liên kết khi hóa già, sợi keo dày lên, đặc lại, đặc biệt thấy rõ nhất ở gan, thận, tụy.	+ Các sợi chun teo lại, đứt ra, thưa dần.	+ Sự hóa già mô liên kết đã có sẵn trong chương trình và đã được mã hóa trong nguyên bào sợi.	+ Yếu tố khác tham gia vào quá trình mã hóa: các đại phân tử của các chất căn bản liên kết bị thoái biến do enzym tiêu hủy: colagenaza, elastaza, glycosydaza.	+ Sự sơ cứng động mạch là sự hóa già của thành mạch do tăng colagen và giảm thành phần chun. Quá trình phát triển cá thểQuá trình phát sinh loàiMỐI QUAN HỆ GiỮA SỰ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ VÀ SỰ PHÁT SINH LOÀI3I. Quá trình phát triển cá thể- Các đặc tính chung của một nhóm động vật xuất hiện trước, các đặc tính riêng biệt của các nhóm nhỏ hơn xuất hiện dần sau đó.Các đặc tính riêng là kết quả sự biệt hóa các đặc tính chung ban đầu.Phôi sớm của một số động vật có mức độ tiến hóa cao và một số động vật có mức độ tiến hóa thấp là giống nhau. Càng về sau phôi càng phát triển khác nhau.II. Quá trình phát sinh loài	Tương quan sự phát triển cá thể và sự phát sinh loài:- Giai đoạn đơn bào- Giai đoạn tạo tính đa bào- Giai đoạn phôi nang- Giai đoạn phôi vị- Giai đoạn hình thành lá phôi giữa- Giai đoạn hình thành túi noãn hoàng và đĩa phôi- Giai đoạn khoang ối- Giai đoạn nhau thai 1. Giai đoạn đơn bào 	- Đây là giai đoạn cá thể tồn tại dưới dạng tinh trùng, noãn.	- Nguyên tắc xây dựng cơ thể: Giống như động vật nguyên sinh trong phát sinh loài.	- Đặc điểm: TB đã mang tính biệt hóa cao, thể hiện sự khác biệt giữa các chức năng của TBC ở tinh trùng, noãn cũng như động vật nguyên sinh. 2. Giai đoạn tạo tính đa bào	- Giai đoạn này chính là sự phát triển của hợp tử sau thụ tinh. 	- Giai đoạn này giống như sự hình thành các động vật đa bào từ các động vật nguyên sinh trong quá trình tiến hóa.	 3. Giai đoạn phôi nang	- Ở quá trình phát triển cá thể phôi hình thành một khối cầu rỗng và có sự phân hóa của biểu bì giữa bên trong và bên ngoài khối cầu.	- Giai đoạn này tương ứng với nguyên tắc tổ chức của các cơ thể đơn bào tập hợp lại thành cơ thể đa bào đơn giản kiểu volvox trong quá trình phát sinh loài.4. Giai đoạn phôi vịPhôi vị là quá trình lộn dần của ruột nguyên thủy vào trong phôi nang.Phôi lúc này có sự phân chia chức năng, các TB bên trong làm nhiệm vụ dinh dưỡng và bên ngoài làm nhiệm vụ liên kết, bảo vệ thu nhận kích thích.Nguyên tắc tổ chức giống như nguyên tắc tổ chức của ruột khoang.5. Giai đoạn hình thành lá phôi giữaCác TB của lá phôi thứ ba bắt đầu hình thành.Nguyên tắc tổ chức cơ thể: tương ứng với nguyên tắc tổ chức của bọn cầu gai, sao biển...trong quá trình phát sinh loài.6. Giai đoạn hình thành túi noãn hoàng và đĩa phôi	Nguyên tắc tổ chức cơ thể tương ứng với nguyên tắc tổ chức của phôi cá và lưỡng thê.7. Giai đoạn khoang ốiPhôi nằm trong khoang ối đầy dịch lỏng.Giai đoạn này tương ứng với sự tiến hóa của động vật dưới nước chuyển lên cạn trong quá trình phát sinh loài.8. Giai đoạn nhau thaiĐây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển cá thể.Giai đoạn này tương ứng với nhóm động vật tiến hóa nhất trong cây phát sinh loài.Rất mong sự góp ý của cô giáo và tất cả các bạn.Chúc các bạn học tốt !

File đính kèm:

  • pptPhat trien phoi som.ppt
Bài giảng liên quan