Tiết 10: Bài tập về crom và hợp chất của crom (tiếp)

1. Kiến thức

Củng cố cho HS: Bài tập vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của CROM và một số hợp chất của CROM thông qua một số BT liên quan.

2. Kĩ năng:

 - Giải bt về crom.

 - Giải một số BTTNKQ.

3. Tình cảm, thái độ:

- Có ý thức bảo vệ những đồ vật bằng sắt mạ crom, đồ có lẫn h/c của crom. BVMT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 10: Bài tập về crom và hợp chất của crom (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../2014
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../2014
12A2
......./...../2014
12A4
......./...../2014
12A6
......./...../2014
12A8
TIẾT 10– BÀI TẬP VỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM (tiếp)
1. Kiến thức
Củng cố cho HS: Bài tập vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của CROM và một số hợp chất của CROM thông qua một số BT liên quan.
2. Kĩ năng:
	- Giải bt về crom.
	- Giải một số BTTNKQ.
3. Tình cảm, thái độ:
- Có ý thức bảo vệ những đồ vật bằng sắt mạ crom, đồ có lẫn h/c của crom. BVMT.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
B -BÀI TẬP (tiếp theo)
16. So sánh nào dưới đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử. 
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước. 
17. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.
D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
18. Thổi khí NH3 dư qua 1 gam CrO3 đốt nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được lượng chất rắn bằng:
A. 0,52 gam	B. 0,68 gam
C. 0,76 gam	D. 1,52 gam
19. Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A. 0,96 gam	B. 1,92 gam
C. 3,84 gam	D. 7,68 gam
20. Lượng HCl và K2Cr2O7 tương ứng cần sử dụng để điều chế 672 ml khí Cl2 (đktc) là:
A. 0,06 mol và 0,03 mol	B. 0,14 mol và 0,01 mol
C. 0,42 mol và 0,03 mol	D. 0,16 mol và 0,01 mol
21. Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
C. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH dư.
D. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
22. Giải pháp điều chế nào dưới đây là không hợp lý?
A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3.
B. Dùng phản ứng của muối Cr (II) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2. 
C. Dùng phản ứng của muối Cr (III) với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3. 
D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với dung dịch K2Cr2O7 để điều chế CrO3.
ĐÁP SỐ:
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
B
C
C
C
B
C
C
II. Bài tập áp dụng 
A. Trắc nghiệm khách quan 
1.	Dãy chỉ gồm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp là 
A. Ca, Sc, Fe, Ge.	B. Zn, Mn, Cu, Sc. 
C. Pb, Sc, Fe, Zn. 	D. Sn, Cu, Fe, Ag.
2.	Trong số các kim loại Mg, Al, Fe, Cu và Cr, thì kim loại bị thụ động hóa với dung dịch HNO3 (đặc, nguội) và H2SO4 (đặc, nguội) là 
A. Al, Fe và Cr.	B. Cu, Al, Fe và Cr. 
C. Al và Fe.	D. Cu, Al và Fe.
3. 	Hỗn hợp kim loại nào dưới đây không tan hết trong dung dịch FeCl3 dư ?
A. Al và Fe.	B. Fe và Cu.
C. Al và Cu.	D. Mg và Ag.
4.	Nhận định nào sau đây đúng ? 
A. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính.
B. CrO là một oxit lưỡng tính.
C. CrO là một oxit axit.
D. CrO3 là một oxit bazơ.
5.	Phản ứng sau đây xảy ra ở 25oC : Zn + 2Cr3+ ® Zn2+ + 2Cr2+
Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.
B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.
C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.
D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.
6.	Tính chất hóa học của chất nào trong bảng sau là chính xác ?
Chất
Tính khử
Tính oxi hóa
Tính bazơ
Tính axit
A. 
CrO
có
có
có
không
B.
Cr2O3
không
có
có
có
C.
CrO
không
có
có
không
D.
Cr2O3
có
có
có
không
7.	Dung dịch muối Fe(NO3)2 không tác dụng với chất nào dưới đây ?
A. Zn 	
B. Dung dịch NH3	
C. Sn	
D. Dung dịch AgNO3
B. Trắc nghiệm tự luận 
1.	Viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau : 
a) 
b) 
c) 
2.	Nguyên tố X có số điện tích hạt nhân là 24. 
a) Từ cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. 
b) Viết công thức oxit bậc cao nhất và hiđroxit tương ứng với oxit đó.
3.	Từ FeS, than đá, không khí hãy viết các phương trình hóa học điều chế Fe.
	C + O2 CO2
	CO2 + C 2CO
	4FeS + 5O2 2Fe2O3 + 2SO2
	Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 
4.	Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra (dạng ion rút gọn) khi cho hỗn hợp chứa 3 kim loại Fe, Cu, Ag ở dạng bột vào các dung dịch sau : 
a) Dung dịch HCl.
b) Dung dịch FeCl3.
c) Dung dịch AgNO3.
d) Dung dịch chứa hỗn hợp HCl và NaNO3.
5.	Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào các dung dịch sau :
a) Dung dịch FeCl2
b) Dung dịch CuSO4
c) Dung dịch chứa hỗn hợp ZnSO4 và Al2(SO4)3
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 10-bs12-HKII.doc
Bài giảng liên quan