Tiết 5 - Bài 3: Tiết kiệm

1. Kiến thức

- Nêu được thế nào là tiết kiệm.

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

b. Kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.

- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 5 - Bài 3: Tiết kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần soạn: Tuần: 5
Ngày dạy: Bài 3 TIẾT KIỆM Tiết :5
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được thế nào là tiết kiệm. 
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
b. Kĩ năng sống
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
3. Thái độ
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
- Biết phân biệt những việc làm đúng hoặc sai đối với việc bảo vệ môi trường
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sgk - Sgv
 - Các bài báo nói về sự lãng phí
2. Học sinh:
- SGK - Bài tập – Liên hệ
- Ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 2p)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p)
- Siêng năng, kiên trì giúp ta như thế nào trong cuo65cs sống?
- Là học sinh chúng ta rèn luyện tính siêng năng kiên trì như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới( 1p)
Một người biết chăm chỉ, kiên trì làm việc để có thu nhập cao nhưng nếu không biết tiết kiệm thì cuộc sống vẫn nghèo khổ
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
* HĐ 1:Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm( 15p)
 phân tích truyện đọc
- Chúng ta cần tiết kiệm những gì? (- Thời gian, của cải, sức lực)
- Cho hs sắm vai: Hà, mẹ Hà, thảo, mẹ Thảo, người dẫn truyện
- Hỏi: Vừa nhận được giấy báo vào lớp 10, Hà đã làm gì? (Khoe với mẹ, xin tiền liên hoan với các bạn)
- Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc để bảo vệ môi trường (+ giữ gìn đồ dùng được lâu bền + hạn chế sử dụng và sử dụng lại bao ni lông, đồ dùng bằng nhựa + tiết kiệm nước sạch).
* HĐ2: Cho hs tìm hiểu ý nghĩa của tiết kiệm (10p)
- Gv cho hs nêu những biểu hiện hoặc cho hs đọc một số bài báo nói về sự lãng phí. Cho hs nhận xét, nêu hậu quả của những hành vi đó, rút ra trái với tiết kiệm là: lãng phí, xa hoa, đua đòi
- Tiết kiệm sẽ giúp ích gì cho bản thân, gia đình, xã hội? (bản thân và gia đình có cuộc sống đầy đủ, sung túc; xã hội hạnh phúc)
- Mọi của cải vật chất do đâu mà có? (sức lao động của con người tạo ra)
- Nếu ta biết tiết kiệm, giữ gìn chúng thì ta đã thể hiện được điều gì đối với những thành quả lao động ấy? ( quý trọng)
* TTHCM: Liên hệ “Tấm gương về tiết kiệm của Bác Hồ”.
- Bác Hồ luôn sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất.
- Sự tiết kiệm trong tiêu dùng của Bác thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hội. 
- Gv kết luận: chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thận, gia đình và xã hội.
* HĐ 3: Tìm ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm ( 5p)
Cho hs đọc và giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ và câu nói của Bác Hồ trong sgk
Cho hs giải thích ý nghĩa và làm bài tập a-sgk
1. Thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Ý nghĩa của tiết kiệm:
- Về đạo đức: đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình vào của xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người.
- Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
- Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
* Tục ngữ:
- “Tích tiểu thành đại”
- “Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm như gió vào nhà trống.”
D. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố (5p)
+ Cho hs làm bài tập phân biệt hành vi tiết kiệm và không tiết kiệm:
Nam xây dựng thời gian buổi tối hợp lí
Hùng xem xong chương trình phim trên ti vi rồi mới học bài
Dũng thích tổ chức sinh nhật thật to
Lan bao sách vở thật cẩn thận
Long ngày nào cũng đá bóng mệt phờ
Hà ngày nào cũng giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà
Mai nhịn ăn sáng để dành tiền mua truyện
+ HS kể các hình thức tiết kiệm có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà HS có thể thực hiện được.
+ Nêu tình huống để HS phân tích, xử lí, tìm cách ứng xử. Ví dụ:
a) Mẹ cho Lan sử dụng lại quần áo (cặp, sách vở,đồ dùng) của anh, chị.
b) Tân thấy người khác để vòi nước chảy tràn ra ngoài.
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 2p)
Học bài, làm bài tập c,d
Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tính tiết kiệm.
Chuẩn bị bài 4: “Lễ độ”
Trả lời gợi ý a,b SGK/8
Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Tại sao chúng ta cần rèn luyện tính tiết kiệm?
Thực hiện tiết kiệm ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
 Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 3 lop 6.doc
Bài giảng liên quan