Tiết 54: Đơn thức đồng dạng

1) Về kiến thức: Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.

2) Về kĩ năng.

- Nhận biết được các đơn thức đồng dạng.

- Lấy được các ví dụ về đơn thức đồng dạng.

- Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

3) Về thái độ.

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi tính toán

- Rèn ý thức tự giác, làm việc theo nhóm, yêu thích môn toán cho học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 54: Đơn thức đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sinh viên: Trần Thị Trà My Lớp: 7C
Ngày soạn: 20/2/2014 Trường THCS Trưng Vương
Ngày dạy: 4/3/2014
TIẾT 54: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
Mục tiêu.
Về kiến thức: Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
Về kĩ năng.
Nhận biết được các đơn thức đồng dạng.
Lấy được các ví dụ về đơn thức đồng dạng.
Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Về thái độ.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi tính toán
Rèn ý thức tự giác, làm việc theo nhóm, yêu thích môn toán cho học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên.
Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên.
Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, nam châm bảng.
Học sinh.
Sách giáo khoa, vở viết, bút.
Ôn lại định nghĩa đơn thức, bậc của đơn thức và làm các bài tập về nhà.
Tiến trình tiết học.
Tổ chức lớp (2 phút)
Ổn định lớp.
Học sinh báo cáo tình hình chuẩn bị bài.
Tiến trình tiết học (43 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5phút)
- HS1: Thế nào là đơn thức? Viết đơn thức sau dưới dạng thu gọn:3x2y.(-2xyz). Xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức vừa thu gọn. Tìm một đơn thức khác có phần biến giống với đơn thức vừa thu gọn
 3x2y.(-2xyz) = -6 x3y2z
 Hệ số: -6 ; phần biến x3y2z; bậc : 6
- GV kiểm tra, dẫn dắt vào bài mới: Những đơn thức có phần biến giống nhau như trên được gọi là đơn thức đồng dạng với nhau.
HĐ 2: BÀI MỚI (20 PHÚT)
Hoạt động 2.1: Đơn thức đồng dạng ( 10 phút)
- Theo em, thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
- GV: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
- GV: em hãy lấy ba ví dụ đơn thức đồng dạng?
- GV: Nêu chú ý trang 33 SGK, yêu cầu Hs đọc, cho VD. 
- GV dán yêu cầu ?2 lên bảng.
** Củng cố
- GV : cho hs làm bài 15 (sgk tr 34) để củng cố 
- HS : thông qua bài kiểm tra bài cũ trả lời.
- HS lắng nghe và đọc lại trong SGK.
- HS lấy ví dụ.
- HS lắng nghe, cho VD
- HS: Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức và có phần hệ số giống nhau nhưng phần biến khác nhau nên không đồng dạng.
- HS: có 2 nhóm đơn thức đồng dạng
HS : Nhận xét 
Tiết 54: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
1. Đơn thức đồng dạng.
a) Định nghĩa: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
b) Ví dụ:
5xy; -xy; 2xy…là các ĐTDD
c) Chú ý : Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
 VD : 2; -1; 0,5
d) Áp dụng: BT 15 -sgk/34
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
Hoạt động 2.2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng (10 phút)
- GV : Cho A= 2.72.55 và
B= 72.55. Tính A+B ( sử dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng) 
GV : tương tự cộng 2x2y và x2y ta làm như thế nào?
- GV : tương tự với trừ 2 đơn thức, cho hs làm VD
 GV cho HS nhắc lại cách trừ 2 đơn thức đồng dạng.
- GV: Để cộng (hay trừ) các đơn thức ta làm thế nào thế nào?
** Củng cố 
Bài 1: 1 bạn HS đã cộng 2 đơn thức đồng dạng như sau:
13xy + (-7xy)= [13 + (-7)]= 3xy
Em có nhận xét gì về bài làm của bạn?
- GV: qua bài này ta cần chú ý gì? cho hs nhắc lại quy tắc
Bài 2: với nhiều đơn thức thì ta làm như thế nào
Hãy tính tổng, hiệu của 3 đơn thức sau: xy3; 5xy3; -7xy3
- GV cho 1HS nhận xét và GV chốt lại.
- HS : nêu cách tính A+B
HS: ta lấy (2+1)x2y =3 x2y
- HS quan sát, lắng nghe và nhắc lại
HS làm VD
- HS: Để cộng ( hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
- bạn viết thiếu phần biến ở bước thứ 2
- HS sửa
- Hs trả lời
2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
a) Cộng đơn thức đồng dạng
* 2x2y+x2y=(2+1)x2y= 3x2y
Nói : 3x2y là tổng của 2 đơn thức 2x2y và x2y
*xy3+(-2xy3)=[+(-2)]xy3= xy3
*(-7a2b3) + a2b3= (-7+1) a2b3= -6 a2b3
b) Trừ 2 đơn thức đồng dạng
- VD :
3 x2y - 7 x2y= (3-7) x2y= -4 x2y
c) Quy tắc
SGK – trang 34.
d) Áp dụng 
Bài 1 : 
13xy+(-7xy)=[13+(-7)]xy= 3xy
Bài 2 :
*xy3 + 5xy3 + (-7xy3)
= [1 + 5 –( 7)] xy3= - xy3
* xy3 - 5xy3 - (-7xy3)
= [1- 5 - (-7)] xy3= 3xy3
HĐ 3 : LUYỆN TẬP (15phút)
- GV: bài 17 (trang 35- SGK )
Tính giá trị của biểu thức sau đây tại x = 1; y = -1.
- GV: Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào?
- GV: Ngoài cách bạn vừa nêu ra còn cách nào tính nhanh hơn không?
- GV: Các em hãy thực hiện tính giá trị biểu thức trên theo hai cách, sau đó GV gọi 2HS lên bảng làm theo hai cách.
- GV: Cho HS nhận xét và so sánh hai cách làm trên.
- GV chốt lại: Trước khi tính giá trị biểu thức, ta nên thu gọn biểu thức đó bằng cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng (nếu cần) rồi mới tính giá trị biểu thức.
* Trò chơi: Bài 18- sgk/35
ĐUỔI SỐ BẮT CHỮ
Chia 2 đội, mỗi đội 4 người chơi, mỗi người ghép 2 chữ cái vào đáp án. Đội nào đúng và nhanh hơn thì thắng.
GVchuẩn bị bảng phụ và ảnh tác giả
- HS: Muốn tính giá trị biểu thức ta thay giá trị của các biến vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính trên các số.
- HS: Ta có thể cộng trừ các đơn thức đồng dạng để được biểu thức đơn giản hơn rồi mới tính giá trị biểu thức đã được thu gọn.
- 2HS lên bảng làm. Các bạn còn lại làm vào vở.
- HS1: Cách 1: Tính trực tiếp.
- HS2 : Cách 2 : Thu gọn biểu thức trước.
- HS : Cách 2 làm nhanh hơn.
3. Luyện tập
- Bài 17 (trang 35-SGK)
* Cách 1: Tính trực tiếp.
Thay x = 1; y = -1 vào biểu thức ta có:
* Cách 2: Thu gọn biểu thức trước.
Thay x = 1 ; y = - 1 vào biểu thức
bài 18 - sgk/ 35
đáp án : LÊ VĂN HƯU
HĐ 4 : CỦNG CỐ (3phút)
- GV: Hãy phát biểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ?
- GV: Nêu cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
- HS phát biểu và cho ví dụ.
- HS phát biểu.
Dặn dò – hướng dẫn về nhà.
Học thuộc lòng khái niệm đơn thức đồng dạng và quy tắc cộng ( hay trừ) đơn thức đồng dạng.
Bài tập: 19, 20, 21 ( trang 36- SGK )
Bài tập: 19, 20, 21,22 (trang 12- SBT)

File đính kèm:

  • doctiet 54 don thuc dong dang.doc
Bài giảng liên quan