Tiết 7 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

1. Kiến thức:

- Thế nào là tôn trọng kỉ luật.

- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

- Biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè

- Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.

b. Kĩ năng sống

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.

- Kĩ năng phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.

3. Thái độ:

- Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.

- Thực hiện theo sự tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 7 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 7
Tiết: 7
Bài 5	TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật.
Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
Biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè
- Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
b. Kĩ năng sống
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
- Kĩ năng phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
3. Thái độ:
- Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
- Thực hiện theo sự tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sgk – Sgv
- Câu chuyện về tấm gương tôn trọng kỉ luật
2. Học sinh:
- SGK - Bài tập – Liên hệ
- Ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng kỉ luật
- Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh NXB Chính trị quốc gia, 2008. 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là lễ độ? Nêu ví dụ.
Nêu ý nghĩa của lễ độ? Tìm ca dao, tục ngữ nói về lễ độ.
Giới thiệu bài mới: Liên hệ việc thực hiện kỉ luật thực tế lớp học.
Bài mới:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
* HĐ 1: khai thác truyện
- Gọi một hs đọc truyện
- Qua câu chuyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?(
- Vào chùa bỏ dép ở ngoài; theo sự hướng dẫn của nhà sư để thắp nhan; gặp đèn đỏ cho xe dừng lại như mọi người, khi đèn xanh bật lên mới đi).
* TTHCM: Dù ở cương vị chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung.
- Qua những việc làm trên thể hiện Bác Hồ có đức tính gì?( - Tôn trọng kỉ luật)
* Hđ 2: Cho hs thảo luận để tìm hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà như thế nào? (đi xin phép về chào hỏi, lễ phép với ông bà cha mẹ, . . .)
Nhóm 2: Em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà trường như thế nào? (chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp)
Nhóm 3, 4: Em đã tôn trọng kỉ luật ở nơi công cộng như thế nào? (không hút thuốc ở cây xăng, không làm ồn nơi bệnh viện, không bật nhạc to vào giờ nghỉ trưa)
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
* Hđ 3: Tìm hiểu, phân tích nội dung của tính kỉ luật đối với học sinh:
- Cho hs làm bài tập a - sgk(2, 6, 7). Em có nhận xét gì về các hành vi còn lại? (vô kỉ luật)
Gv kết luận: Trái với tôn trọng kỉ luật là vô kỉ luật ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật
- Cho hs phát biểu ý kiến về hậu quả của các hành vi sau:
Đi học không đúng giờ
Trốn công tác trực nhật lớp
Mở tivi to vào buổi trưa
- Cho hs thảo luận câu b - sgk (em không đồng tình, vì nếu một nơi mà không có kỉ luật thì mọi người ai muốn làm gì thì làm, nơi đó sẽ lộn xộn cả lên, chúng ta sẽ không thể có được sự tự do thoải mái ở nơi như vậy)
- Tôn trọng kỉ luật có lợi gì?
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc
- Chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật: 
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con nguời sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.
+ Đối với gia đình và xã hội: Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và xã hội mới có nền nếp, kĩ cương mới có thể duy trì và phát triển.
 Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
D. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
 1. Củng cố và luyện tập:
Cho hs liên hệ bản thân
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài 
Học tất cả các bài đã học tiết sau ôn tập.

File đính kèm:

  • docbai 5 lop 6.doc