Tiết 9: Bài tập về crom và hợp chất của crom

1. Kiến thức

Củng cố cho HS: Bài tập vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của CROM và một số hợp chất của CROM thông qua một số BT liên quan.

2. Kĩ năng:

 - Giải bt về crom.

 - Giải một số BTTNKQ.

3. Tình cảm, thái độ:

- Có ý thức bảo vệ những đồ vật bằng sắt mạ crom, đồ có lẫn h/c của crom. BVMT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3792 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 9: Bài tập về crom và hợp chất của crom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../2014
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../2014
12A2
......./...../2014
12A4
......./...../2014
12A6
......./...../2014
12A8
TIẾT 9 – BÀI TẬP VỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
1. Kiến thức
Củng cố cho HS: Bài tập vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của CROM và một số hợp chất của CROM thông qua một số BT liên quan.
2. Kĩ năng:
	- Giải bt về crom.
	- Giải một số BTTNKQ.
3. Tình cảm, thái độ:
- Có ý thức bảo vệ những đồ vật bằng sắt mạ crom, đồ có lẫn h/c của crom. BVMT.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
TIẾT 9 – BÀI TẬP VỀ CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM
A – lý thuyết - Crom
– Cấu hình electron : [Ar] 3d5 4s1 ; 
­
­
­
­
­
­
Þ Crom có 6 electron độc thân Þ có số oxi hóa từ +1 đến +6
Các số oxi hóa thường gặp : +2, +3, +6.
– Cấu tạo đơn chất : mạng tinh thể lục phương với cấu trúc đặc khít, liên kết kim loại bền vững Þ Cr là kim loại nặng, cứng nhất trong các kim loại, nhiệt độ nóng chảy cao. 
– Tính chất :
	+ Crom là kim loại rất cứng, màu trắng sáng, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
	+ Ở nhiệt độ cao phản ứng với nhiều phi kim ® Cr2+ hay Cr3+.
	+ = –0,86 V, nhưng Cr không phản ứng với nước do có màng oxit bảo vệ, phản ứng được với ion H+ ® Cr2+ + H2
	+ Do được một lớp màng oxit Cr2O3 bảo vệ, crom không bị oxi hoá trong không khí.
	+ Crom thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
2. Hợp chất của crom 
Tính axit
Tính bazơ
Tính khử
Tính oxi hóa
Màu sắc
CrO
´
´
´
Đen
Cr2O3
´
´
´
´
Lục thẫm
CrO3
´
Rất mạnh
Đỏ
Cr(OH)2
´
´
Vàng nâu
Cr(OH)3
´
´
´
Lục xám
Cr2+
Mạnh
´
Cr3+
´
´
Mạnh
Vàng
Mạnh
Da cam
– Một số phản ứng đặc trưng :
	Zn + 2Cr3+ ® 2Cr2+ + Zn2+
	 H2Cr2O7 2CrO3 2H2CrO4
 	Da cam 	 Đỏ 	 Vàng
	 + H2O ® + 2H+
	 + 2OH– ® + H2O 
	 + 2H+ ® + H2O 
	Cr3+ + Cl2 + OH– ® + Cl– + H2O 
– Điều chế : tách Cr2O3 từ quặng FeO.Cr2O3, sau đó điều chế Cr bằng phương pháp nhiệt nhôm.
	Cr2O3 + 2Al Al2O3 + 2Cr
– Ứng dụng : 
 + Crom dùng để điều chế hợp kim cứng, mạ kim loại...
 + Phèn kali-crom dùng để thuộc da, làm chất cầm màu của vải...
B -BÀI TẬP
1. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Crom có những tính chất hoá học giống nhôm
D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh
2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy
3. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng
A. 24Cr: (Ar)3d54s1. C. 24Cr: (Ar)3d44s2. 	B. 24Cr2+: (Ar)3d4. D. 24Cr3+: (Ar)3d3. 
4. Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng
A. 24Cr: (Ar)3d44s2. C. 24Cr2+: (Ar)3d34s1. 	B. 24Cr2+: (Ar)3d24s2. D. 24Cr3+: (Ar)3d3. 
5. Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr	B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr	D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kì IV, nhóm VIB, có cấu hình electron [Ar] 3d54s1
B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.
C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng electron của cả phân lớp 4s và 3d.
D. Trong hợp chất, crom có các mức oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6. 
7. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh. 
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
8. Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. Cr + 2F2 ® CrF4	B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3
C. 2Cr + 3S Cr2S3	D. 3Cr + N2 Cr3N2
9. Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:
A. 0,78 gam	B. 1,56 gam	C. 1,74 gam	D. 1,19 gam
10. Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A. 0,065 gam	B. 0,520 gam	C. 0,560 gam	D. 1,015 gam
11. Tính khối lượng bột nhôm cần dùng để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.
A. 20,250 gam	B. 35,695 gam	C. 40,500 gam	D. 81,000 gam
12. Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại rất cứng nhất có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
13. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hóa, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hóa.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính; 
C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4- có tính bazơ.
D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
14. Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A. 0,86 gam	B. 1,03 gam	C. 1,72 gam	D. 2,06 gam
15. Lượng Cl2 và NaOH tương ứng được sử dụng để oxi hóa hoàn hoàn 0,01 mol CrCl3 thành CrO là:
A. 0,015 mol và 0,08 mol	B. 0,030 mol và 0,16 mol
C. 0,015 mol và 0,10 mol	D. 0,030 mol và 0,14 mol
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
A
C
D
C
B
A
A
B
B
C
A
C
B
A
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiết 9-bs12-HKII.doc
Bài giảng liên quan